Mỗi tuần một chuyên đề

Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter thechung
  • Ngày gửi
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Mình vừa được thêm 1 qui ước trong chủ đề này "Ở đây chúng ta bàn xem hạch toán thế nào cho lô gic về mặt kế toán nhất chứ không phải để tính thuế TNDN nên không nên đi hỏi cơ quan thuế là hạch toán thế nào".
Tính thuế thì làm theo Luật thuế, hạch toán thì làm theo các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán bạn à. Nhiều khoản doanh thu, chi phí theo thuế và kế toán là khác nhau. VAS 17 sinh ra để giải quyết các vấn đề này đấy bạn à.

Về hệ thống kế toán các nước thì có một số nước gắn chặt với các quy định của thuế (như kế toán Việt Nam, Đức trước đây) và một số nước thì các quy định của Thuế và kế toán khá độc lập (Anh, Mỹ). Hiện tại chuẩn mực kế toán Việt Nam đang xây dựng theo chuẩn mực kế toán quốc tế nên có thể xem là khá độc lập với các quy định của thuế.

"Thực ra với nghiệp vụ này thì tổng lợi nhuận kế toán theo cách hạch toán nào thì cũng không có chênh lệch, trừ khi hàng tồn kho còn chưa tiêu thụ thôi."-->chổ này mình có hơi mù mờ chút..bạn có thể nói rỏ hơn không? theo 2 cách mà tổng lợi nhuận kế toán không đổi?? Cách 1: không ghi nhận chênh lệch tỷ giá, Cách 2: ghi nhận chênh lêch tỷ giá, là ghi nhận số chênh lệch này vào Tk Doanh thu tài chính???

VD: Ứng trước tiền hàng tỷ giá 20, khi nhập hàng về tỷ giá 21, bán 30.
Nếu không ghi nhận ngay chênh lệch tỷ giá: Doanh thu bán hàng: 30, Giá vốn: 20, Lãi kế toán 10.
Nếu ghi nhận ngay chênh lệch tỷ giá: Doanh thu bán hàng: 30, Giá vốn 22, Lãi tỷ giá: 2 => Lãi kế toán: 10.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

azenniss

Trung cấp
16/1/07
115
1
18
TP.HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

'Tính thuế thì làm theo Luật thuế, hạch toán thì làm theo các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán bạn à. Nhiều khoản doanh thu, chi phí theo thuế và kế toán là khác nhau. VAS 17 . sinh ra để giải quyết các vấn đề này đấy bạn à." -->Tất nhiên, làm kế toán thì theo luật thuế và chuẩn mực kế toán và việc ghi nhận một số khoản doanh thu, chi phí theo qui định thuế và kế toán là khác nhau.
Mình xin kéo chủ dề lại gần xíu nữa, VAS 17 giúp giải quyết tình huống trên đây như thế nào đây?
Kế toán các nước? là IASs hay GAAPs ?? hai hệ thống này khá độc lập với thuế như thế nào mình nghĩ nên lập chủ đề khác hơn ở đây.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Bác Hien ơi em quên, bên em là bên B
Em còn chưa rõ hạch toán chênh lệch tỷ giá thế nào vì bên C chuyển tiền em đâu biết họ chuyển theo tỷ giá nào đâu mà em căn cứ theo Hợp đồng đến thời điểm chuyển bao nhiêu em chia ngược lại nó ra tỷ giá như vậy.
15/01:
Nợ 1122: 30.000x21.700
Có 131: 30.000x21.700
OK
30/01:
Nợ 131: 80.000x22.000
Có 511: 80.000x22.000
Theo kế toán thì hạch toán :
Nợ TK 131 : 30.000 x 21.700 + 50.000 x 22.000
Có TK 511 : 30.000 x 21.700 + 50.000 x 22.000
Vì người mua trả trước, doanh thu là khoản mục phi tiền tệ. Doanh thu được ghi nhận theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được.
Tuy nhiên thuế sẽ tính doanh thu theo tỷ giá hóa đơn. Do vậy nếu hạch toán theo thuế để đơn giản cho tính thuế có thể hạch toán (mặc dù 2 cách hạch toán thì lợi nhuận là như nhau):
Nợ TK 131 : 30.000 x 21.700 + 50.000 x 22.000
Nợ TK 635 : 30.000 x 300
Có TK 511 : 80.000 x 22.000
15/02
Nợ 1122: 25.000x21.800
Có 131: 25.000x21.800
Nợ TK 1122: 25.000 x 21.800
Nợ TK 635: 25.000 x 200
Có TK 131: 25.000 x 22.000

30/03
Nợ 131: 20.000x21.900
Có 511: 20.000x21.900
OK
15/04:
Nợ 1122: 30.000x22.000
Có 131: 30.000x22.000
Nợ TK 1122: 30.000 x 22.000
Có TK 131: 25.000 x 22.000 + 5.000 x 21.900
Có TK 515: 5.000 x 100
(Tính giá FIFO)
15/06:
Nợ 1122: 10.000x21.900
Có 131: 10.000x21.900
OK

Chênh lệch đánh giá vào ngày 15/06: ( cái này em tính bằng 80.000x22.000+15.000x21.900- bên có của 131). vì trong năm mới bên C mới thanh toán đến 95%
Nợ 635: 13.500.000
Có 131:13.500.000
Khoản mục tiền tệ được đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo tài chính. Nếu công ty chỉ lập BCTC năm thì cuối năm mới đánh giá lại. Nếu công ty lập BCTC quý thì cuối mỗi quý khi lập BCTC thì đánh giá lại.
Bạn xem lại VAS 10, TT 179, TT 105 và chế độ kế toán để nắm rõ hơn cách hạch toán.
 
A

azenniss

Trung cấp
16/1/07
115
1
18
TP.HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Tình huống này đưa ra không có cơ sở để khẳng định đây là DN đang trong giai đoạn đầu tư XDCB trước khi hoạt động. Mặt khác chỉ có VAS 10 của VN phiên bản cũ mới phân biệt trước và sau hoạt động thôi (chắc liên quan đến vấn đề tính thuế cho các DN nhà nước đây, nhưng bây giờ cho chuyển lỗ rồi nên chẳng cần), IAS 21 và dự thảo VAS mới không phân biệt trước hoạt động hay đang hoạt động nữa.

Tinh huống của câu hỏi của bạn duyen051 đưa ra cũng không có cơ sở khẳng định là DN không đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản trước khi hoạt động. Cả TT179 và VAS10 đều phân biệt trước và sau hoạt động.
Liên quan đến vấn đề xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (CLTGHĐ), Thạc sỹ Trần Mạnh Tường – Giảng viên Trường Đại học Thương mại đã có bài viết đăng mục Nghiên cứu trao đổi trong Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số 5/2013.
Theo Ths Tường, các văn bản hướng dẫn về chênh lệch tỷ giá trước đây (Thông tư số 38/2001/TT-BTC ngày 5/6/2001, Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009) mỗi văn bản có hướng dẫn khác nhau và có nhiều điểm không thống nhất với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (VAS 10) và Thông tư số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 (TT 179) ra đời đã có một số điểm chung, thống nhất với VAS 10 về:
- Cách xử lý và hạch toán CLTGHĐ phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của DN mới thành lập, chưa đi vào hoạt động;
- Cách ghi nhận các khoản CLTGHĐ trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả đầu tư xây dựng hình thành TSCĐ của DN đang hoạt động;
- Cách ghi nhận các khoản CLTGHĐ do đánh giá lại số sư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc kỳ kế toán...
link: http://www.vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=forum&f=list_detail&idnews=3367&idtype=125
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Tinh huống của câu hỏi của bạn duyen051 đưa ra cũng không có cơ sở khẳng định là DN không đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản trước khi hoạt động. Cả TT179 và VAS10 đều phân biệt trước và sau hoạt động.

Cái kiểu phân biệt giai đoạn trước hoạt động và đang hoạt động chỉ có trong kế toán Việt Nam thôi (mà các bạn biết thừa là chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam xây dựng để có lợi cho ai rồi, hơn nữa quy định như vậy để dễ cho việc tính thuế theo luật thuế TNDN cũ). IAS 21 và phiên bản dự thảo Chuẩn mực kế toán VN về ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái (Hội thảo vài lần và dự kiến ban hành cuối năm 2013 mà sao bây giờ vẫn chưa có Quyết định?) không còn phân biệt trước và đang hoạt động nữa.
 
A

azenniss

Trung cấp
16/1/07
115
1
18
TP.HCM
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Cái kiểu phân biệt giai đoạn trước hoạt động và đang hoạt động chỉ có trong kế toán Việt Nam thôi (mà các bạn biết thừa là chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam xây dựng để có lợi cho ai rồi, hơn nữa quy định như vậy để dễ cho việc tính thuế theo luật thuế TNDN cũ). IAS 21 và phiên bản dự thảo Chuẩn mực kế toán VN về ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái (Hội thảo vài lần và dự kiến ban hành cuối năm 2013 mà sao bây giờ vẫn chưa có Quyết định?) không còn phân biệt trước và đang hoạt động nữa.
---> Túm lại là, làm kế toán như tình huống trên đây (câu hỏi của bạn duyen051) theo TT179, VAS 10 đang có hiệu lực (phân biệt trước và đang hoạt động) hay IAS 21 và dự thảo mà bạn hien nói trên đây?
Làm kế toán tuân thủ theo IASs và dự thảo chưa áp dụng (hiệu lực) hay vận dụng các qui đinh, tuân thủ theo các chuẩn mực hiện hành, uyễn chuyển theo tình huống. Mọi người đều có suy nghĩ, quan điểm riêng :) ^^!
 
Sửa lần cuối:
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Anh em tiếp tục trao đổi vấn đề nào
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
T

thahdug606

Sơ cấp
21/8/11
1
0
1
35
Nhà bè
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

May quá webketoan mở topic này, em vẫn có chỗ này bấy lâu nay chưa hiểu rõ, đọc đi đọc lại nhiều bài rồi mà mãi vẫn lơ mơ :wall:, mong các anh chị nào có kinh nghiệm xem nên xử lý thế nào.

Nội dung là:
Trong TT 179 có quy định rõ về định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, theo đó “các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ” sẽ không được xem là một khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (điều 2), nên sẽ không phải đánh giá chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm (điều 6) cũng như đánh giá lại cuối năm (điều 8).
Bây giờ em có ví dụ sau:
Khách hàng A mua hàng hóa trị giá 1000 USD, gồm các nghiệp vụ:
- Ngày 15/1/N ứng trước 1000 USD mua hàng, tỉ giá xuất ngoại tệ là 21.000, hạch toán:
Nợ 331/Có 112: 21 triệu
- Ngày 15/2/N chính thức nhận hàng từ người bán, tỷ giá quy đổi trên hóa đơn lúc này là 22.000.
Vậy hạch toán thế nào với tỷ giá này? Vì theo quy định của TT 179 thì khoản trả trước không phải là 1 khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, nên ko phát sinh chênh lệch tỷ giá được, trong khi theo giá trên hóa đơn là phát sinh chênh lệch tỷ giá rồi.
Theo cách suy nghĩ của em thì đang theo 2 hướng:
1. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá ứng trước:
Nợ 156/Có 331: 21 triệu => Ko phát sinh CLTG, tuy nhiên phần chênh lệch giữa giá hóa đơn và giá hạch toán thì xử lý thế nào?
2. Ghi nhận nghiệp vụ nhận hàng theo giá hóa đơn, vẫn đánh giá CLTG:
Nợ 156: 22 triệu/ Có 331: 21 triệu; Có 515: 1 triệu. => Như vậy khoản ứng trước vẫn phát sinh CLTG và đánh giá CLTG, có trái với TT 179 không?
- Ngoài ra, khoản người mua ứng trước có hạch toán tương tự hay không?

Rất mong mọi người tìm hướng xử lý, em xin cảm ơn.

Cái zụ nì công ty em gặp rùi nè, cục thuế em bác hết CLTG do đánh giá trong kỳ cũng như cuối năm của những khoản trả/ ứng trước cho khách hàng vì theo TT 179. Ức chế dễ sợ luôn... Các bác có ghi nhận gì thêm zìa zụ này update giúp em cái, em đang hóng:eyepop:
 
T

tuanthuykt

Cao cấp
3/8/10
202
2
0
hà nội
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Các bác cho em hỏi chút là: tài khoản ngoại tệ của bên em hàng tháng chỉ phát sinh mỗi bút toán trả lãi thôi, thì cuối năm em mới làm một bút toán đánh giá chênh lệch tỷ giá thì có được không ah hay phải làm theo tháng ah?
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Các bác cho em hỏi chút là: tài khoản ngoại tệ của bên em hàng tháng chỉ phát sinh mỗi bút toán trả lãi thôi, thì cuối năm em mới làm một bút toán đánh giá chênh lệch tỷ giá thì có được không ah hay phải làm theo tháng ah?

Được bạn à, nhưng bạn vẫn phải ghi nhận lãi theo đúng sổ phụ ngân hàng

Còn đánh giá làm 1 lần vào cuối năm
 
T

Thuhieu

Guest
11/7/08
8
0
1
Tuy phuoc, binh dinh
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Theo mình TT179 không sai, vì mình đánh giá theo số dư công nợ ngoại tệ chứ không phải theo số phát sinh ngoại tệ. Trong khi hàng chưa nhận được thì mình biết giá nhập thực tế lúc hàng về là bao nhiêu đâu mà đánh giá.

Nếu là đánh giá tiền tệ có gống ngoại tệ thì mình đã đánh giá ở số dư TGNH rồi mà, đánh giá cái này nữa là k hợp lý.
 
M

maichi55

Trung cấp
25/8/11
86
1
8
Ha noi
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Em xin được hỏi là :
+ Năm 2013, khi định khoản các nghiệp vụ phát sinh có gốc ngoại tệ, thì các khoản chênh lệch tỷ giá em treo trên TK 413. Cuối năm sẽ đánh giá 1 lần có được ko?
+ Phí duy trì TK đc trừ từ ngày 19/11 là 11USD với tỷ giá trên sổ là: 20.078
Ngày 10/12 ngân hàng mới xuất hóa đơn. Tỷ giá trên HĐ là 21,110.
Mọi người giúp em định khoản nghiệp vụ này nhé.
 
L

lehoanquynh

Sơ cấp
7/4/13
9
0
1
35
Đồng Nai
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Các bạn cho mình hỏi với: theo thông tư 179 “Đối với việc đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán thì thực hiện theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính”. Nhưng mà Tỷ giá ngoại tệ mua vào của ngân hàng thông thường bao gồm tỷ giá mua vào bằng chuyển khoản và tỷ giá mua vào bằng tiền mặt. Vậy mình phải lấy theo tỷ giá mua vào bằng tiền mặt hay chuyển khoản?Phải chăng để đánh giá số dư tiền mặt thì lấy theo tỷ giá mua vào bằng tiền mặt, còn để đánh giá số dư TK tiền gửi ngân hàng thì sử dụng tỷ giá mua vào bằng chuyển khoản, còn công nợ phải thu, phải trả thì lấy tỷ giá tiền mặt hay chuyển khoản?hix
 
D

dhnhung23

Guest
25/2/14
1
0
0
33
Nghe An
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Vấn đề chênh lệch tỷ giá là một vấn đề hết sức quan trọng, mình mở topic này để các bạn nào có vấn đề khó khăn trong quá trình làm việc thì post tại đây.

Mình sẽ đại diện và cùng anh em trong webketoan giải đáp cho anh em.

(P/S: Không giải giúp bài tập các bạn đang đi học)

Trân trọng

Nhờ các anh chị giúp e.E mới làm KT mà lại là cty mới nên k đc rành lắm về các nghiệp vụ ngoại tệ
ngày 16/7: - vay ngắn hạn NH 206979.3usd tỷ giá vay 22000đ
- Ký quỹ thanh toán LC nhập khẩu cho khách 206979.3usd
Ngày 25/7: Trả 1 phần gốc vay 68000$ tỷ giá thực tế của NH là 21246đ
Ngày 11/9: Tất toán gốc 138979.3$ lãi vay 509.6$ tỷ giá 21150đ
Vậy e phải hạch toán các nghiệp vụ trên theo những tỷ giá nào ạ?. phần chênh lệch hạch toán ntn ? Em đang cần gấp. Em cảm ơn ạ!
 
N

nhocmerino88

Sơ cấp
5/2/10
16
0
1
nam định
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Công ty xuất khẩu phần mềm giao diện Web (nói dễ hiểu hơn là làm giao diện WEb rồi upload lên trang WEb, khách hàng muốn mua thì thanh toán qua paypal, cty sẽ cấp giấy phép sử dụng). Vậy e có 1 số câu hỏi nhờ anh chị hướng dẫn :
1. Trường hợp khách hàng chuyển tiền 100$ vào TK paypal của cty Thứ 7 ngày (4/1/2014). Ngày 06/01/2014 e xuất hóa đơn (vì T7,CN cty được nghỉ). Hạch toán:
N112/C511: 100$x21.036VND = 2.100.036 (tỷ giá liên ngân hàng ngày 6/1). Chênh lệch tỷ giá hạch toán ntn?
2. 4/1 khách hàng chuyển 100$ vào tK ngân hàng ACB của công ty em. 5/1 Ngân hàng báo có và đề nghiị cty đến đổi sang usd, sau đó chuyển vào tk ngân hàng tiền Việt của cty (tỷ giá quy đổi là 1USD=21.070 VND). Hóa đơn viết ngày 5/1. Vậy e ghi nhận doanh thu theo tỷ giá ngày nào, tỷ giá liên ngân hàng hay acb. Chênh lệch tỷ giá hạch toán ntn?
Mong anh chị giúp đỡ
 
Thanhdonquihote

Thanhdonquihote

Vô độc bất trượng Fu
28/12/13
39
10
8
Hai phong
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

1/ Doanh thu, VAT theo tỷ giá hoá đơn (tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng => chọn 1 trong 2 cho nhất quán)
2/ Công nợ, ký quỹ: tăng giảm theo tỷ giá gốc (tỷ giá ghi nhận ban đầu)
3/ Tiền gửi: tỷ giá thực tế ngân hàng giao dịch
4/ Chênh lệch tỷ giá: hạch toán vào DT và CP tài chính
5/ Cuối kỳ kế toán: đánh giá lại CLTG theo tỷ giá bình quân các ngân hàng giao dịch (TT179/2012).
 
T

Thanhnguyen2612

Guest
13/2/08
26
0
1
Ninh Thuận
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Em thấy đề tài về tỷ giá rất hay, em đang gặp trường hợp này mong các anh chị chỉ bảo:
Công ty em XK cho khách hàng Trung quốc, tỷ giá thỏ thuận trên hợp đồng là tỷ giá ngân hàng thương mại, xuất hóa đơn theo tỷ giá trên hợp đồng. Khi mở tờ khai hải quan thì phải ghi nhận tỷ giá bình quân liên ngân hàng, vây ẹm ghi nhận doanh thu theo tỷ giá nào ( Vì Khách hàng có lúc chuyển trả VND, có lúc chuyển trả USD).
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Giải đáp thắc mắc về chênh lệch tỷ giá

Em thấy đề tài về tỷ giá rất hay, em đang gặp trường hợp này mong các anh chị chỉ bảo:
Công ty em XK cho khách hàng Trung quốc, tỷ giá thỏ thuận trên hợp đồng là tỷ giá ngân hàng thương mại, xuất hóa đơn theo tỷ giá trên hợp đồng. Khi mở tờ khai hải quan thì phải ghi nhận tỷ giá bình quân liên ngân hàng, vây ẹm ghi nhận doanh thu theo tỷ giá nào ( Vì Khách hàng có lúc chuyển trả VND, có lúc chuyển trả USD).

Theo tỷ giá hợp đồng quy định bạn à
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA