Các anh chị giúp em hạch toán với

  • Thread starter haigames
  • Ngày gửi
H

haigames

Cao cấp
21/1/05
219
3
18
46
longhai
Đơn vị em là hành chính sự nghiệp có thu, trong đó có khoản thu cho thuê mặt bằng, em hạch toán như sau:
1/ Người thuê mặt bằng nộp tiền thế chân
Nợ 1111/ có 3318 : 20.000.000
2/ Gửi tiết kiệm tiền thế chân
Nợ 1121/ Có 1111 : 20.000.000
3/ 1 năm sau, rút tiền gửi tiết kiệm tiền thế chân về nhập quỹ
Nợ 1111/ Có 1121 : 21.680.000 (tiền gốc và lãi)
4/ Trả tiền gốc + lãi tiền thế chân cho người thuê mặt bằng
Nợ 3318/ Có 1111 : 21.680.000 (tiền gốc và lãi)
Em hạch như vậy thấy cái khoản tiền lãi nó làm sao đó, nhờ các anh chị giúp em hạch toán cho đúng với. Cám ơn rất nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Em cho ví dụ còn thiếu đấy ! khoản tiền thế chân này em có ghi trong hợp đồng là sẽ trả lải cho khách hàng là bao nhiêu không . Anh giả sử là không trả lải cho khách thì nghiệp vụ thứ 3 em hạch toán như sau :
3/ 1 năm sau, rút tiền gửi tiết kiệm tiền thế chân về nhập quỹ
Nợ 1111/ Có 1121 : 21.680.000 (tiền gốc và lãi)
Ghi nhận tiền lãi
Nợ 1121: 1.680.000
có 711: 1.680.000
Rút tiền về :
Nợ 1111/ Có 1121 : 21.680.000 (tiền gốc và lãi)
Trả tiền cho khách :
Nợ 3318/ Có 1111 : 20.000.000
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
BUI CHI THANH nói:
Em cho ví dụ còn thiếu đấy ! khoản tiền thế chân này em có ghi trong hợp đồng là sẽ trả lải cho khách hàng là bao nhiêu không . Anh giả sử là không trả lải cho khách thì nghiệp vụ thứ 3 em hạch toán như sau :

Ghi nhận tiền lãi
Nợ 1121: 1.680.000
có 711: 1.680.000
Rút tiền về :
Nợ 1111/ Có 1121 : 21.680.000 (tiền gốc và lãi)
Trả tiền cho khách :
Nợ 3318/ Có 1111 : 20.000.000
Đơn vị của em nó là sự nghiệp có thu bác à.
Theo em hạch toán như sau:
Khi nhận tiền: N111/C3318
Gửi tiết kiệm: N121 (3118)/C111
Thu gốc và lãi N111/C121 (3118) Gốc, C3318 Lãi (theo tình huống của bạn thì lãi phải trả cho bên thuê)
Trả lại bên thuê: N3318/C1111 gốc +lãi
 
H

haigames

Cao cấp
21/1/05
219
3
18
46
longhai
Ý của em là số tiền lãi đó mình sẽ hạch toán như thế nào
Nếu em hạch toán trả gốc + lãi cho người thuê mặt bằng N3318/C1111= 21.680.000
Thì bảng cân đối của em tài khoản 3318 sẽ có số dư bên Nợ là: 1.680.000
và tài khoản 1121 sẽ có số dư bên có là 1.680.000.
PM:BuiChiThanh; anh ơi đơn vị em là đơn vị hành chinh sự nghiệp có thu. Anh giup em nhé
 
K

kimhuy

Guest
6/2/06
49
0
0
47
Hanoi
Theo mình nên hạch toán ntn:
a./ Khi nhận tiền:
Nợ 1111/ Có 3318: 20.000.000đ
b./ Đem gửi tiết kiệm:
Nợ 1121/ Có 1111: 20.000.000đ
c./ Khi đến thời điểm rút tiền NH thông báo có tiền lãi:
Nợ 1121/ Có 3318: 1.680.000đ
d./ Rút tiền về:
Nợ 1111/ Có 3318: 21.618.000đ
e./ Trả tiền cho khách hàng đặt cọc:
Nợ 3318/ Có 1111: 21.618.000đ
Cái chính là bạn phải hạch toán riêng khi phát sinh khoản lãi đó.
 
H

HaThuy

Guest
12/6/06
23
0
1
Da Nang
Mình đồng ý theo cách hạch toán của kimhuy. Haigames đã quên hạch toán khoản lãi tiền gởi vào TK 1121 nên vẫn còn số dư. Nếu không hạch toán khoản lãi đó vào thì tiền đâu mà trả cho bên thuê!
 
H

haigames

Cao cấp
21/1/05
219
3
18
46
longhai
kimhuy nói:
Theo mình nên hạch toán ntn:
a./ Khi nhận tiền:
Nợ 1111/ Có 3318: 20.000.000đ
b./ Đem gửi tiết kiệm:
Nợ 1121/ Có 1111: 20.000.000đ
c./ Khi đến thời điểm rút tiền NH thông báo có tiền lãi:
Nợ 1121/ Có 3318: 1.680.000đ
d./ Rút tiền về:
Nợ 1111/ Có 3318: 21.618.000đ
e./ Trả tiền cho khách hàng đặt cọc:
Nợ 3318/ Có 1111: 21.618.000đ
Cái chính là bạn phải hạch toán riêng khi phát sinh khoản lãi đó.

Em hiểu rồi khi rút tiền lãi + gốc từ ngân hàng về nhập quỹ thì mình phải hạch toán đồng thời:
Nợ 1121/ Có 3318 1.680.000
Nợ 1111/ Có 1121 21.680.000
Hình như chổ câu d em thấy bác kimhuy chắc có nhầm lẫn.
Em các ơn các anh chị rất nhiều
Chắc em cũng hơi tham nhưng xin các anh chỉ hướng dẫn cho em thêm vấn đề này nữa:
- Hiện nay Chính phủ vừa ban hành Nghị Định 43 thực hiện bắt đầu từ 15/05/2006 thay thế cho Nghị Định 10.
Theo nghị định 43, em xin trích nguyên văn:
"Điều 19. Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
1. Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
a) Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị."


Trước đây em hạch toán Nợ 3341/Có 1111, đồng thời quyết toán Nợ 661/334. - Vậy hàng tháng khi trả lương tăng thêm cho CBVC theo Nghị Định 43thì em phải hạch toán như thế nào, nhờ các anh chị giúp với.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
kimhuy nói:
Theo mình nên hạch toán ntn:
a./ Khi nhận tiền:
Nợ 1111/ Có 3318: 20.000.000đ
b./ Đem gửi tiết kiệm:
Nợ 1121/ Có 1111: 20.000.000đ
c./ Khi đến thời điểm rút tiền NH thông báo có tiền lãi:
Nợ 1121/ Có 3318: 1.680.000đ
d./ Rút tiền về:
Nợ 1111/ Có 3318: 21.618.000đ
e./ Trả tiền cho khách hàng đặt cọc:
Nợ 3318/ Có 1111: 21.618.000đ
Cái chính là bạn phải hạch toán riêng khi phát sinh khoản lãi đó.
Tiền gửi để lấy lãi không hạch toán vào TK1121, chỉ hạch toán vào TN này tiền gửi thanh toán.
Theo mình tình huống này có thể hạch toán vào 1211 hoặc 3118 (vì ko phải tiền của mình, chỉ gửi lấy lãi hộ).
 
K

kimhuy

Guest
6/2/06
49
0
0
47
Hanoi
Hàng tháng khi trả lương tăng thêm cho CBVC theo Nghị Định 43 thì em phải hạch toán tạm ứng thôi, khi nào cuối năm tính toán số thu còn lại sau khi trích quỹ thì mới hạch toán chi. Hôm mình đi nghe hướng dẫn phổ biến QĐ 19/2006 chị Hà BTC phổ biến như vậy.
Bạn nào có hướng giải quyết hay hơn thì cho ý kiến vì mình biết rằng việc hạch toán này là mới và phải bắt đầu áp dụng từ tháng 7/2006 (sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo là 15/6/2006).
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Qua nghiên cứu môt số đơn vị sự nghiệp có thu tôi có một ý kiến về tiền lương tăng thêm thế này các bạn có thể tham khảo.
Nếu đơn vị hoạt động tương đối ổn định và khả năng tìm và tính nguồn để bổ sung lương tăng thêm tương đối chắc chắn thì bạn có thể trả làm 2 lần.
Lần 1 căn cứ số có thể bổ sung tăng thêm 6 tháng đầu năm ( cái này có số cụ thể nên tính được ) tính, chi trả hạch toán trực tiếp như cũ. Nhưng số chi trả này chỉ nên tính 70%. Lần 2 sau khi tính cả năm thì trả nốt lúc đó bạn sẽ không phải treo tạm ứng.
- Còn đối với trường hợp đơn vị hoạt động không ổn định thì chỉ có cách theo theo kimhuy thôi.
- Đơn vị mà có tính ổn định thì không bàn vì đã ổn định thì có thể trả hàng tháng.
Tôi nói rõ thêm về cái gọi là ổn định: Đơn vị được gọi là ổn định khi các nguồn tính được để bổ sung lương tăng thêm là chắc chắn có được, việc phát thêm chỉ làm tăng thêm nguồn để bổ sung tiền lương tăng thêm thôi
 
H

haigames

Cao cấp
21/1/05
219
3
18
46
longhai
Cám ơn anh PhiHungvn và bác kimhuy nhiều lắm, chúc tất cả sức khỏe.:dance2:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA