Ðề: Hủy hóa đơn +Phải làm biên bản hủy hai bên ký tá xác nhận
+Xuất hóa đơn khác thay thế
THÔNG TƯ Số: 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Điều 18. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
2/ Trường hợp 2 : Với những hóa đơn đã xé rời khỏi quyển và giao cho người mua hoặc chưa giao mà hai bên chưa khai báo thuế. Sau đó mới phát hiện viết sai như:
sai tên, địa chỉ, mã số thuế hoăc ghi sai số lượng, đơn giá, giá thanh toán… thì:
Thủ tục về hóa đơn:
- Hai bên mua và bán phải lập biên bản ghi rõ nội dung sai, số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của hóa đơn ghi sai.
- Bên bán : Thu hồi đủ các liên của tờ hóa đơn sau đó gạch chéo ghi chữ hủy bỏ và lưu trên quyển hóa đơn. Đồng thời
bên bán phải lập hóa đơn mới giao cho khách hàng và ghi ngay trên tờ hóa đơn mới "thay thế tờ hóa đơn số ký hiệu,
sêri, ngày… tháng… năm… " của tờ hóa đơn hủy bỏ.
-Bên mua, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hóa đơn hủy bỏ.
Kê khai thuế HTKK:
- Bên bán: Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn mới trên Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số: 01-1/GTGT Bên bán ghi âm hóa đơn cũ, ghi dương hóa đơn mới doanh thu chưa thuế và tiền thuế GTGT.
- Bên mua: Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn mới trên Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu số:
01- 2/GTGT Bên bá ghi âm hóa đơn cũ, ghi dương hóa đơn mới giá chưa thuế và tiền thuế GTGT.
Mẫu Biên bản hủy hóa đơn GTGT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..............
BIÊN BẢN HUỶ HOÁ ĐƠN
- Căn cứ vào hợp đồng .......... ngày .... tháng ... năm ....... ký giữa Công ty ..............................và Công ty........................................ về việc mua bán ..........................
- Căn cứ vào thực trạng hoá đơn GTGT số ...... ngày .../.../.... mà Công ty ...................................đã cấp cho Công ty ........................................
- Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..... Tại Trụ sở Công ty ......................................, Số nhà................... Chúng tôi gồm có:
BÊN A: .............................................................................
Địa chỉ : ............................................
Mã số thuế : ............................................
Do Ông/Bà : ......................................,Chức vụ: ................, làm đại diện
BÊN B: .............................................................................
Địa chỉ : …………......................…..
Mã số thuế : ............................................
Do Ông (Bà): ....................................., Chức vụ: ................, làm đại diện
- Hai bên cùng nhau xác nhận việc huỷ bỏ hoá đơn GTGT số .......... ngày .../.../...... mà Công ty ................................ đã cấp cho Công ty ..................................
1/ Lý do huỷ bỏ hoá đơn.
- Do đơn giá ghi trên hoá đơn không đúng theo như hợp đồng đã ký giữa hai bên, và khối lượng còn thiếu.
2/ Cam kết.
- Công ty ......................................... và Công ty ......................................cam kết không sử dụng hoá đơn GTGT số ....... ngày .../.../.... trong việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Công ty ....................................................cam kết không kê khai thuế GTGT đầu vào của hoá đơn số ......... của Công ty ................................ Nếu có sự sai trái trong việc kê khai thuế của hoá đơn trên, Công ....................... hoàn toàn chịu trách nhiệm
- Liên 2 của hoá đơn số ....... được hoàn trả lại cho Công ty ...............................................................
Biên bản được lập thành hai bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ một bản
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Căn cứ tham khảo: TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
---------------------------------------------------
Số : 2031/CT-TTHT
Trà Vinh, ngày 19 tháng 12 năm 2012
V/v điều chỉnh sai sót của
hóa đơn đã lập
Kính gửi: Chi cục Thuế thành phố Trà Vinh.
Trả lời công văn số 1199/CCT-KKKT ngày 07/12/2012 của Chi cục Thuế thành phố Trà Vinh về việc xử lý và kê khai thuế đối với hóa đơn đã lập; sau khi xem xét nội dung công văn Cục Thuế tỉnh Trà Vinh có ý kiến như sau:
Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 14 và khoản 3, Điều 18 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định:
“Điều 14. Lập hóa đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a…
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Điều 18. Xử lý đối với hóa đơn đã lập
...
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)”.
Theo quy định trên và liên hệ 02 trường hợp trong công văn Chi cục Thuế đã nêu thì:
- Trường hợp 1: trong tháng 10/2012 doanh nghiệp bán phát hiện hoá đơn đã kê khai trên tờ khai tháng 8/2011 sai sót về doanh số chưa thuế, số thuế GTGT phải nộp theo quy định trên thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ nội dung đã ghi sai; nội dung điều chỉnh; số, ký hiệu, ngày tháng của các hóa đơn đã ghi sai; bên bán, bên mua đã kê khai thuế hóa đơn này vào tháng năm nào; đồng thời bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót (cụ thể trường hợp này là điều chỉnh tăng doanh số, số tiền thuế GTGT của phần chênh lệch) cho số hóa đơn…ký hiệu…(của hóa đơn cũ bị sai). Tuy nhiên, do bên bán không lập hóa đơn điều chỉnh mà lập hóa đơn thay thế (có doanh số, thuế GTGT đã lập trong tháng 8/2011 và phần chênh lệch) cho hóa đơn đã lập sai và đã thực hiện kê khai thuế trong tháng 10/2012 là không đúng theo quy định. Đề nghị Chi cục Thuế hướng dẫn người bán thực hiện đúng theo quy định tại khoản 3, Điều 18 Thông tư số 153/2010/TT-BTC như đã nêu trên, đồng thời xem xét mức độ vi phạm để xử lý đúng theo quy định.
- Trường hợp 2: tương tự như trường hợp 1 nhưng hóa đơn sai sót là lập sai tên người mua hàng, theo quy định thì bên bán và bên mua lập biên bản điều chỉnh nội dung đã ghi sai. Trên biên bản ghi rõ nội dung đã ghi sai; nội dung điều chỉnh; số hoá đơn, ký hiệu, ngày tháng năm của hoá đơn đã lập; bên bán, bên mua đã kê khai thuế hoá đơn này vào tháng, năm nào. Đồng thời bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót (cụ thể trường hợp này là điều chỉnh về tên người mua), đối với các chỉ tiêu và số liệu trên hóa đơn cũ không bị sai thì ghi lại đầy đủ trên hóa đơn mới (hóa đơn điều chỉnh) cho số hóa đơn…ký hiệu…(của hóa đơn cũ bị sai). Căn cứ hóa đơn này và hóa đơn cũ bị sai, người bán kê khai trên mẫu 01-1/GTGT (Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra) ghi đầy đủ các chỉ tiêu của hóa đơn cũ bị sai và ghi âm các số liệu trên hóa đơn cũ bị sai; đồng thời ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên hóa đơn điều chỉnh với số liệu dương (như vậy về số liệu trên hóa đơn cũ đã kê khai thuế trước đây thì không có gì thay đổi, nhưng số liệu kê khai kỳ này đã được bù trừ giữa số liệu âm và số liệu dương trên 01-1/GTGT và nội dung điều chỉnh đã được kê khai trong kỳ này- kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh). Người mua cũng kê khai tương tự trên mẫu 01-2/GTGT (Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào). Trường hợp phát hiện hoá đơn sai sót về doanh số, thuế GTGT thì thực hiện như trường hợp 1 đã nêu trên.
Riêng đối với hoạt động xây dựng cơ bản đề nghị xác định từng thời điểm để lập hóa đơn thực hiện đúng theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 14 Thông tư 153/2010/TT-BTC như đã nêu trên.
Cục Thuế tỉnh Trà Vinh trả lời cho Chi cục Thuế nắm và hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện, nếu còn vấn đề gì chưa rõ đề nghị Chi cục Thuế liên hệ với Cục Thuế tỉnh Trà Vinh (Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ, ĐT: 0743.863228; 0743.867504) để được hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận:
KT.CỤC TRƯỞNG
- Như trên;
PHÓ CỤC TRƯỞNG
- Các phòng: THDT, KKKT, KTr, TTr;
- Lưu: VT, TTHT.
(đã ký)
Trần Hoàng Hiệp