Nghị định 43/2006/NĐ-CP: những ưu điểm và sự cần thiết sửa đổi bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế

  • Thread starter SAA
  • Ngày gửi
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra đời đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao tính tự chủ, thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính, giảm dần sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động của đơn vị. Các đơn vị sự nghiệp từng bước tự chủ huy động vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động SN và các hoạt động dịch vụ. Đây có thể nói là bước chuyển mạnh mẽ “cởi trói” cho các đơn vị trong việc trao quyền tự quyết định và giảm bớt gánh nặng bao cấp cho Nhà nước. Nhiều đơn vị đã tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, bù đắp được nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên (tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên đạt từ 70-80% - nguồn: tạp chí tài chính.vn)

Mặc dù Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã trao quyền tự chủ từ biên chế, bộ máy đến các hoạt động thu chi tài chính để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn hoặc cơ chế phân quyền, phân cấp rõ ràng trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan có thẩm quyền, phần nào gây khó khăn cho đơn vị trong việc thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị theo tinh thần của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Chưa có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với các đơn vị để có thể phân loại xếp loại các đơn vị, chưa có tiêu chí kết hợp giữa việc đánh giá kết quả sử dụng kinh phí với kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thực hiện giao dự toán kinh phí hàng năm cho các đơn vị. Do vậy chưa phản ánh chính xác kết quả và chất lượng thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị.

Để phù hợp với tình hình hiện nay thì cần có quy định, hướng dẫn cụ thể các chỉ tiêu định lượng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao kết hợp với đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí hàng năm để có cơ sở xem xét giao dự toán thu chi NSNN cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng bổ sung hướng dẫn cụ thể về phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cho các đơn vị để có thể tự chủ trong việc quyết định biên chế hàng năm sát với thực tế, điều kiện đặc thù của từng ngành nghề. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cũng khuyến khích các đơn vị sự nghiệp chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công, hoặc thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, đặt hàng, trên cơ sở này các cấp có thẩm quyền có thể chuyển đổi phương thức từ việc giao dự toán hàng năm sang phương thức Nhà nước đặt hàng mua hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, giao kế hoạch tài chính, giao vốn, xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp, được quyền quyết định việc huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định để mở rộng việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tự quyết định số người làm việc và trả lương trên cơ sở thang bảng lương của Nhà nước và hiệu quả, chất lượng công việc nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho các đơn vị dẫn đến nâng cao chất lượng công việc và thu nhập người lao động.
written by: SAA​
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA