Đôi lời bàn về quy định lập hệ thống thang lương, bảng lương

  • Thread starter adam_tran
  • Ngày gửi

Bạn nghỉ thế nào về quy định bắt buộc đăng ký thang lương và bảng lương:

  • Vô lý

    Bình chọn: 0 0.0%
  • Phù hợp, nhưng cụ thể còn nhiều bất cập

    Bình chọn: 0 0.0%
  • Hợp lý

    Bình chọn: 0 0.0%

  • Số thành viên bình chọn
    0
  • Poll closed .
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,373
36
48
47
Goooogle
Bạn nghỉ như thế nào về quy định bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thang lương và bảng lương?
Bản thân tôi dù đã tham khảo nhiều hệ thống thang lương và bảng lương nhưng thật sự chẳng thể áp dụng được ở công ty tôi. Trước mắt, cũng như rất nhiều bạn làm kế toán đọc và không đọc bài viết này, tôi cũng chỉ làm cho có, làm đối phó. Tại sao chúng ta lại không bảy tỏ ý kiến của mình nhĩ? Tôi nghỉ chính chúng ta mới là những người có quan điểm chính xác phù hợp hơn về vấn đề này, và đó cũng là quyền lợi và trách nhiệm của chúng ta, khi những quy định của luật pháp mà chúng ta cho là không phù hợp, dưới góc độ của một người trong nghề hay là 1 công dân.
Mọi căn cứ trả lương của DN và người lao động là thoả thuận. DN có thể xây dựng quy chế tăng lương cho mình nhưng việc gì phải đăng ký khi cái đó là của riêng DN, thậm chí DN không xây dựng thì cũng không trái luật. Ngoài thoả thuận ban đầu, DN có thể căn cứ vào tình hình thực tế mà có những bước điều chỉnh tiền lương cho hợp lý để nhằm giữ được người LĐ và kiểm soát chi phí, không ảnh hưởng tới bất cứ đối tượng nào ngoài quan hệ lao động của DN và NLĐ.
Tại công ty tôi, không thể áp bằng cấp để tính lương được vì có người lương rất cao, dù họ học chỉ vừa hết cấp 3 nhưng thực người ta rất giỏi. Cũng không áp dụng được thâm niên vì có người dù làm rất lâu nhưng tay nghề vẫn rất kém. Cũng không áp dụng được theo chức danh và vị trí vì ông PGĐ lương còn thấp hơn nhân viên design! Vậy phải xây dựng thang lương bảng lương căn cứ vào cái gì khi và chỉ khi DN trả lương hoàn toàn căn cứ vào thoả thuận.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tamhuynh

Guest
19/1/06
200
0
0
46
ho chi minh
Mình hoàn toàn đồng ý với bạn Adam Tran

Cty mình đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và lương là trả theo thỏa thuận.Khi lên phòng BHXH để kê khai nộp BHXH,BHYT họ cũng yêu cầu điều này

Đối với việc trả lương theo sản phẩm, thời gian thì còn có thể được chứ các dịch vụ khác thì làm bảng này cũng chỉ cho có phải không

Mình nghe nói, việc đăng ký lương đầu năm với cơ quan thuế đang được đề nghị bỏ vì trên thế giới không ai làm như vậy

Hy vọng là cơ quan BHXH ,BHYT cũng dần dần giảm bớt các thủ tục gây phiền toái cho doanh nghiệp, Adam Tran há
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
adam_tran nói:
Tại công ty tôi, không thể áp bằng cấp để tính lương được vì có người lương rất cao, dù họ học chỉ vừa hết cấp 3 nhưng thực người ta rất giỏi. Cũng không áp dụng được thâm niên vì có người dù làm rất lâu nhưng tay nghề vẫn rất kém. Cũng không áp dụng được theo chức danh và vị trí vì ông PGĐ lương còn thấp hơn nhân viên design! Vậy phải xây dựng thang lương bảng lương căn cứ vào cái gì khi và chỉ khi DN trả lương hoàn toàn căn cứ vào thoả thuận.

Có vẻ adam_tran nghĩ hơi cứng về bảng lương.

Ở công ty trước tớ làm, có cả 1 bảng nói về các level của từng vị trí.

Ví dụ: Ở vị trí design thì có level từ 1 đến 20 chẳng hạn. Đạt được đẳng cấp 20 thì lương tương ứng từ 15tr đến 20tr (ví dụ thế). Bên cạnh hệ thống lương còn có hệ thống thưởng (theo dự án, theo đánh giá công việc hàng tháng, v.v....)
Như vậy là ko có limit phải ko?

V = V1 + V2

Cái V2 đó chính là mức lương "chất lượng dịch vụ, sản phẩm". Nghĩa là ai làm nhiều, đóng góp nhiều thì hưởng nhiều. (Quan trọng nhất là hệ thống đo đạc được "sự đóng góp" của nhân viên đó trong tháng. Cái này mới khó)
V2 = F(xi)
Với mỗi người thì có thế có bao nhiêu loại biến số xi? tùy theo năng lực và vị chí của người đó. Giả sử trong tháng đó họ làm kém thì lập tức các xi đó giảm xuống thôi --> V2 giảm.
 
Sửa lần cuối:
V

vuquyen

Guest
24/4/06
54
0
0
42
Vũng Tàu
Hiện nay có rất nhiều DN có Ý kiến như của anh Adam tran. Đó là một vấn đề rất khó áp dụng đối với các DN ngoài quốc doanh. Việc đăng ký thang lương, bảng lương chỉ phù hợp với các DN nhà nước. Đối với các DN ngoài quốc doanh, mỗi DN có một cách trả lương khác nhau, và cùng một DN cũng có cách trả lương khác nhau cho từng viên nên việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương là rất khó.
Ở cty ty em việc đăng ký chỉ là lấy lệ thôi chứ thực tế trả lương lại khác.
 
S

sao2005

Trung cấp
14/6/06
95
1
6
Bầu trời về đêm
Với quan điểm của một người phải bỏ tiền túi của mình ra để trả cho nhân viên thì tôi nghĩ thế này:

Ở thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, người ra trường phải tự xin việc chứ không phải ông nhà nước đặt đâu thì ngồi đó như ngày xưa. Sức lao động thực sự là 1 một loại hàng hóa theo đúng nghĩa của nó. Nó có giá trị (tiền lương) tương ứng với chất lượng mà người mua (người sử dụng lao động) cảm nhận được qua quá trình sử dụng. Giá cả cũng còn phụ thuộc vào mối tương quan cung cầu của thị trường. Và nếu theo đúng nguyên lý khách quan của thị trường thì chẳng ai có quyền bắt chúng tôi phải mua và bán ở một mức cụ thể, cứng nhắc nào cả.

Thứ hai là: Lương và việc trả lương cho nhân viên như thế nào trong thời buổi này cũng là một công cụ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Công cụ mà cứng nhắc thì chỉ có chết.

Một vài ý kiến nhỏ, xin được góp ý, liệu có cực đoan lắm không, các bạn nhỉ?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,373
36
48
47
Goooogle
Ở vị trí design thì có level từ 1 đến 20 chẳng hạn
Vấn đề là để xây dựng tiêu chí đánh giá 20 level đó, cơ sở nào? Bằng cấp? thâm niên? Có một số ngành nghề XD được, có một số rất khó. Với lại một chức danh nào đó, công việc nào đó có 1 tiêu chí đánh giá riêng thì bộ máy hành chính sẽ thêm bộn việc. Nếu xây dựng cho mình được thì quá tốt, nhưng đại đa số các DN Việt Nam đều không thể pro như vậy.
 
P

pthao

Trung cấp
7/10/03
153
0
0
41
Ho Chi Minh City
1/Tớ thấy việc đăng ký hệ thống thang bảng lương do nhà nước qui định ko ứng dụng nhiều trong thực tế vì phải trình bày theo mẫu biểu mà mỗi doanh nghiệp khác nhau họ có cách phân chia chức danh cũng như cấp bậc & phương pháp xác định lương khác nhau. Hôm tớ đi đăng kí thang bảng lương ở Phòng Lao động quận thì người hướng dẫn kêu nên làm theo như biểu này ,...mà các bạn biết đó không đúng mẫu thì đợi duyệt lâu lắm & phải lên giải trình nhiều .. : )
2/Về có hay ko có bảng lương thì tớ nghĩ là rất cần ! Trong doanh nghiệp cần thiết phải có hệ thống lương & bảng lương và các tiêu chí đáng giá công việc ; công khai cho người lao động qua đó mới thúc đẩy mọi người làm việc . Bạn nghĩ như thế nào nếu mình cứ làm trong một công ty mà không biết mình đang ở mức độ nào & mình sẽ nhu thế nào nếu làm ở đây 2,3 năm nữa ,....

"" """Vấn đề là để xây dựng tiêu chí đánh giá 20 level đó, cơ sở nào? Bằng cấp? thâm niên? Có một số ngành nghề XD được, có một số rất khó. """' Mình nghĩ mấy cái này mấy sếp làm được
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
adam_tran nói:
Vấn đề là để xây dựng tiêu chí đánh giá 20 level đó, cơ sở nào? Bằng cấp? thâm niên? Có một số ngành nghề XD được, có một số rất khó. Với lại một chức danh nào đó, công việc nào đó có 1 tiêu chí đánh giá riêng thì bộ máy hành chính sẽ thêm bộn việc. Nếu xây dựng cho mình được thì quá tốt, nhưng đại đa số các DN Việt Nam đều không thể pro như vậy.

Mỗi ngành nghề có các vị trí làm việc khác nhau và mỗi vị trí đó có các chỉ tiêu khác nhau. Chỉ có những người làm lâu năm trong nghề (gọi là chuyên gia) mới thiết kế ra được ra những chỉ tiêu đánh giá như vậy. Và những chỉ tiêu đánh giá như vậy phải được họp hành nhiều lần, đưa áp dụng thử vào thực tế, v.v... và điều chỉnh bổ sung để trở thành 1 bảng chỉ tiêu hợp lý. Bảng chỉ tiêu đánh giá phải được phổ biến tới tất cả các nhân viên và nhân viên có quyền góp ý cho bảng chỉ tiêu đó.

NHƯNG, phân quan trọng hơn lại là hệ thống đo lường (phải có đơn vị đo lường) để làm thế nào biết được nhân viên có đạt chỉ tiêu đánh giá đó hay ko.
Ví dụ: Vị trí MKTing Manager, Có 1 chỉ tiêu là Ngoại ngữ tiếng Anh 500 điểm Tofle chẳng hạn. Vậy khi hệ thống đo lương cho chỉ tiêu đó đã chấp nhận đo theo số điểm của Tofle.
Tương tự các chỉ tiêu liên quan đến kinh doanh như thị phần, doanh thu, v.v... và các chỉ tiêu cho các vị trí khác như hành chính, quản lý, phát triển, thiết kế, kiểm thử, QA v.v... (tùy theo mỗi ngành nghề mà có các vị trí khác nhau).

Tất cả những cái đó, doanh nghiệp phải tự làm thôi. Nếu có hỗ trợ thì đó là sự tư vấn của các đơn vị chuyên về tư vấn (tư vấn theo ngành nghề, tư vấn chung về ISO, v.v...)

Bạn nghĩ như thế nào nếu mình cứ làm trong một công ty mà không biết mình đang ở mức độ nào & mình sẽ nhu thế nào nếu làm ở đây 2,3 năm nữa ,....

"" """Vấn đề là để xây dựng tiêu chí đánh giá 20 level đó, cơ sở nào? Bằng cấp? thâm niên? Có một số ngành nghề XD được, có một số rất khó. """' Mình nghĩ mấy cái này mấy sếp làm được

Hoàn toàn đồng ý!
 
Sửa lần cuối:
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
49
VUNG TAU
Để quản lý tốt nhân lực thì cần có chính sách ,chế độ lương ,thang lương bậc lương trong doanh nghiệp . chính sách lương bỗng phù hợp thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả cao .
 
levanton

levanton

Cao cấp
vuquyen nói:
Hiện nay có rất nhiều DN có Ý kiến như của anh Adam tran. Đó là một vấn đề rất khó áp dụng đối với các DN ngoài quốc doanh. Việc đăng ký thang lương, bảng lương chỉ phù hợp với các DN nhà nước. Đối với các DN ngoài quốc doanh, mỗi DN có một cách trả lương khác nhau, và cùng một DN cũng có cách trả lương khác nhau cho từng viên nên việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương là rất khó.
Ở cty ty em việc đăng ký chỉ là lấy lệ thôi chứ thực tế trả lương lại khác.
Đề tài Adam đưa ra, tôi chọn là đồng ý nhưng vẫn còn bất cập,
Bất cập thì nhiều anh chị đã nêu lên, khó khăn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp trả lương chủ yếu dựa vào năng lực, năng suất lao động chứ không phải là ngày công.
Nhưng tôi vẫn đồng ý cần có thang bảng lương, và còn đề nghị sử dụng thang bảng lương thống nhất cho các chức danh, công việc ở doanh nghiệp cùng ngành, không phân biệt là trong hay ngoài quốc doanh. Thang bảng lương đó cùng với mức lương tối thiểu, để làm cơ sở nộp bảo hiểm. Đó là một mức đóng tĩnh, tăng theo định kỳ.
Còn thực tế doanh nghiệp trả lương bao nhiêu là tùy thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người lao động, người lao động cống hiến sức lực , chất xám của mình cho doanh nghiệp thì họ phải được hưởng. Các doanh nghiệp cũng phải tính, trả lương sao cho có hiệu quả, như vậy nhà nước cũng đã có khoản thu.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Việc có một hệ thống thang lương bảng lương rõ ràng và phù hợp với doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu DN xây dựng được thì quá tuyệt vời, Bộ LĐTBXH cũng "ép" các DN phải có hệ thống này, nhưng giữa mong muốn và thực tế có một khoảng cách khá xa, đó là:

1/Đa số các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam không đủ lực về tài chính, nhân sự để xây dựng hệ thống thang lương bảng lương cho mình.

2/Nhà nước bắt buộc và đưa ra một số Nghị định hướng dẫn về cách phân bậc lương nhưng mọi người cũng hiểu rồi, cái gì của Nhà nước thì rất khó theo kịp tốc độ thay đổi của nền kinh tế thị trường. Virgin đã đọc qua một số bậc của những ngành nghề trong hướng dẫn thì thấy thiếu rất nhiều=>DN lúng túng khi áp cho ngành nghề của mình=> áp đại cho xong.

3/Có những quy định của Ông trên rất thoáng nhưng đến khi lọt vào tai Ông dưới thì đã thành khác rồi, bởi thế nên người ra thường nói "Phép vua thua lệ làng". DN hiểu là người điều hành đang làm sai nhưng mà DN có lợi gì đâu khi làm rõ sự việc trắng đen, một ngày không làm ra doanh thu thì chủ DN đã run rồi, hơi đâu mà đôi co với các Ông nhỏ, mà có khi DN được thì làm sao tránh khỏi câu "Được vạ thì má đã sưng".

4/Bất công giữa khối quốc doanh và ngoài quốc doanh. Dù Nhà nước luôn cố gắng xóa bỏ ranh giới giữa 2 khối này (thể hiện qua Luật DN 2005, luật chung cho tất cả các DN) nhưng đứa con máu mủ của mình thì khó lòng mà dứt bỏ, cần phải có một giai đoạn giao thời.
VD về sự bất công là:
Nhân viên của Nhà nước thì chỉ đóng BHXH, BHYT trên mức lương căn bản

Nhân viên khối ngoài quốc doanh thì đóng BHXH, BHYT trên tổng tiền lương thực lãnh thể hiện trên hợp đồng (hiểu nôm na là thế).
Cho dù có người nói là đóng nhiều thì được hưởng nhiều nhưng hãy nhìn trên góc độ của chủ DN. Trong thời buổi "thương trường là chiến trường", cạnh tranh khủng khiếp thì cái khoản chi phí chủ DN ngoài quốc doanh phải bỏ ra để đóng BHXH so với DN quốc doanh là cực lớn=> làm sao có thể cạnh trạnh nếu không làm gian, làm dối.

Túm lại, con đường quang minh chính đại thì hẹp mà con đường gian dối thì luôn mở rộng...Thật là khó nếu muốn làm đúng.
 
V

vannhat

~*Vô Đối*~
Virgin nói:
Việc có một hệ thống thang lương bảng lương rõ ràng và phù hợp với doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu DN xây dựng được thì quá tuyệt vời, Bộ LĐTBXH cũng "ép" các DN phải có hệ thống này, nhưng giữa mong muốn và thực tế có một khoảng cách khá xa, đó là:

1/Đa số các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam không đủ lực về tài chính, nhân sự để xây dựng hệ thống thang lương bảng lương cho mình.

2/Nhà nước bắt buộc và đưa ra một số Nghị định hướng dẫn về cách phân bậc lương nhưng mọi người cũng hiểu rồi, cái gì của Nhà nước thì rất khó theo kịp tốc độ thay đổi của nền kinh tế thị trường. Virgin đã đọc qua một số bậc của những ngành nghề trong hướng dẫn thì thấy thiếu rất nhiều=>DN lúng túng khi áp cho ngành nghề của mình=> áp đại cho xong.

3/Có những quy định của Ông trên rất thoáng nhưng đến khi lọt vào tai Ông dưới thì đã thành khác rồi, bởi thế nên người ra thường nói "Phép vua thua lệ làng". DN hiểu là người điều hành đang làm sai nhưng mà DN có lợi gì đâu khi làm rõ sự việc trắng đen, một ngày không làm ra doanh thu thì chủ DN đã run rồi, hơi đâu mà đôi co với các Ông nhỏ, mà có khi DN được thì làm sao tránh khỏi câu "Được vạ thì má đã sưng".

4/Bất công giữa khối quốc doanh và ngoài quốc doanh. Dù Nhà nước luôn cố gắng xóa bỏ ranh giới giữa 2 khối này (thể hiện qua Luật DN 2005, luật chung cho tất cả các DN) nhưng đứa con máu mủ của mình thì khó lòng mà dứt bỏ, cần phải có một giai đoạn giao thời.
VD về sự bất công là:
Nhân viên của Nhà nước thì chỉ đóng BHXH, BHYT trên mức lương căn bản

Nhân viên khối ngoài quốc doanh thì đóng BHXH, BHYT trên tổng tiền lương thực lãnh thể hiện trên hợp đồng (hiểu nôm na là thế).
Cho dù có người nói là đóng nhiều thì được hưởng nhiều nhưng hãy nhìn trên góc độ của chủ DN. Trong thời buổi "thương trường là chiến trường", cạnh tranh khủng khiếp thì cái khoản chi phí chủ DN ngoài quốc doanh phải bỏ ra để đóng BHXH so với DN quốc doanh là cực lớn=> làm sao có thể cạnh trạnh nếu không làm gian, làm dối.

Túm lại, con đường quang minh chính đại thì hẹp mà con đường gian dối thì luôn mở rộng...Thật là khó nếu muốn làm đúng.
thế thì doanh nghiệp nhà nước lợi hơn những doanh nghiệp khác hả? ông anh,
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,057
411
83
46
Ninh Thuận
Ðề: Đôi lời bàn về quy định lập hệ thống thang lương, bảng lương

Đề tài Adam đưa ra, tôi chọn là đồng ý nhưng vẫn còn bất cập,
Bất cập thì nhiều anh chị đã nêu lên, khó khăn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp trả lương chủ yếu dựa vào năng lực, năng suất lao động chứ không phải là ngày công.
Nhưng tôi vẫn đồng ý cần có thang bảng lương, và còn đề nghị sử dụng thang bảng lương thống nhất cho các chức danh, công việc ở doanh nghiệp cùng ngành, không phân biệt là trong hay ngoài quốc doanh. Thang bảng lương đó cùng với mức lương tối thiểu, để làm cơ sở nộp bảo hiểm. Đó là một mức đóng tĩnh, tăng theo định kỳ.
Còn thực tế doanh nghiệp trả lương bao nhiêu là tùy thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người lao động, người lao động cống hiến sức lực , chất xám của mình cho doanh nghiệp thì họ phải được hưởng. Các doanh nghiệp cũng phải tính, trả lương sao cho có hiệu quả, như vậy nhà nước cũng đã có khoản thu.
Hix, đề tài này 6 năm, Giờ lấy ra vẫn còn nóng hổi......
Bao nhiêu doanh nghiệp các bạn, ngoài quốc doanh đang thực hiện đóng BHXH & tăng lương theo đúng chuẩn của thàng bảng lương hay làm để đối phó?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA