Hạch toán CPBH & QLDN, quyền SDĐ để xây cao ốc bán

  • Thread starter SLL
  • Ngày gửi
S

SLL

Cao cấp
7/11/04
208
1
18
42
HCM
Trước đây, vào cuối năm (kỳ lập báo cáo TC), nếu chư có doanh thu thì CPBH & QLND tôi hạch toán vào TK 1422 - Chi phí bán hàng và QLDN chờ phân bổ, khi có doanh thu tôi mới K/C thẳng vào 911 để xác định kết quả KD.
Nay, khi đọc QĐ 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/06 "Về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp" thì tôi không thấy chi tiết TK 1422 nên tôi thắc mắc không biết nội dung trên bây giờ hạch toán vào đâu? Hay là hạch toán lỗ, nếu thế thì vô lý quá, bởi nó không theo nguyên tắc phù hợp "doanh thu - chi phí".
Mong nhận được những ý kiến của các cao nhân.

Bây giờ Cty mình đang xây dựng một cao ốc để bán. Từ khi XD đến khi hoàn thành- có doanh thu là 3 năm. Minh đang hạch toán một số nghiệp vụ như sau:
1) Chi dụng cụ, nhân cônng,... phục vụ QL cho vào TK 642 hoặc 242;
2) Chi phí liên quan bắt buộc của một dự án phải có, ví dụ như: Khảo sát, lập dự án khả thi, thiết kế,..., các hạng mục xây lắp hoàn thành, vốn hóa lãi vay mình cho vào TK1541;
3) Riêng Tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất để xây cao ốc) mình đã đọc nhiều chuẩn mực nhưng không thấy quy định rỏ việc hạch toán nội dung này. Mình đọc và áp dung phương pháp loại trừ vào cuối cùng thì áp dụng chuẩn mực hàng tồn kho-cũng hạch toán vào TK 1541.
Rât mong nhận được các cao kiến từ các cao nhân nhà kế toán.
Chân thành cảm ơn rất nhiều!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

Song Huong

Cao cấp
SLL nói:
Trước đây, vào cuối năm (kỳ lập báo cáo TC), nếu chư có doanh thu thì CPBH & QLND tôi hạch toán vào TK 1422 - Chi phí bán hàng và QLDN chờ phân bổ, khi có doanh thu tôi mới K/C thẳng vào 911 để xác định kết quả KD.
Theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT:
Cuối kỳ nếu chi phí bán hàng, chi phí quản lý lớn không tính hết vào chi phí trong kỳ ghi Nợ 1422/Có 641, 642.

Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC chi phí bán hàng, chi phí quản trong kỳ kết chuyển vào chi phí trong kỳ ghi Nợ 911/ Có 641, 642

SLL nói:
Nay, khi đọc QĐ 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/06 "Về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp" thì tôi không thấy chi tiết TK 1422 nên tôi thắc mắc không biết nội dung trên bây giờ hạch toán vào đâu? Hay là hạch toán lỗ, nếu thế thì vô lý quá, bởi nó không theo nguyên tắc phù hợp "doanh thu - chi phí".
Các chi phí phân bổ cho nhiều kỳ ghi Nợ 142, 242/ Có 331, 111, 112
Phân bổ ghi Nợ 627, 641, 641.../ Có 141, 242


SLL nói:
3) Riêng Tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất để xây cao ốc) mình đã đọc nhiều chuẩn mực nhưng không thấy quy định rỏ việc hạch toán nội dung này. Mình đọc và áp dung phương pháp loại trừ vào cuối cùng thì áp dụng chuẩn mực hàng tồn kho-cũng hạch toán vào TK 1541.
Đưa vào 2131-Quyền sử dụng đất.
 
S

SLL

Cao cấp
7/11/04
208
1
18
42
HCM
Bạn Song Hương thân mến, cám ơn bạn rất nhiều nhưng trường hợp:

Nguyên văn bởi SLL
3) Riêng Tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất để xây cao ốc) mình đã đọc nhiều chuẩn mực nhưng không thấy quy định rỏ việc hạch toán nội dung này. Mình đọc và áp dung phương pháp loại trừ vào cuối cùng thì áp dụng chuẩn mực hàng tồn kho-cũng hạch toán vào TK 1541.

Bạn: Đưa vào 2131-Quyền sử dụng đất.
Như vậy là có nghĩa là Bất Động sản đầu tư, nhưng trong chuẩn mực số 5 "Bất Động Sản Đầu tư" đã loại trừ, theo mục 07. đây không phải là bất động sản đầu tư.
Mong các bạn nghiên cứu kỹ thêm. Chân thành cảm ơn!
 
S

Song Huong

Cao cấp
SLL nói:
Bạn Song Hương thân mến, cám ơn bạn rất nhiều nhưng trường hợp:

Nguyên văn bởi SLL
3) Riêng Tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất để xây cao ốc) mình đã đọc nhiều chuẩn mực nhưng không thấy quy định rỏ việc hạch toán nội dung này. Mình đọc và áp dung phương pháp loại trừ vào cuối cùng thì áp dụng chuẩn mực hàng tồn kho-cũng hạch toán vào TK 1541.

Bạn: Đưa vào 2131-Quyền sử dụng đất.
Như vậy là có nghĩa là Bất Động sản đầu tư, nhưng trong chuẩn mực số 5 "Bất Động Sản Đầu tư" đã loại trừ, theo mục 07. đây không phải là bất động sản đầu tư.
Mong các bạn nghiên cứu kỹ thêm. Chân thành cảm ơn!
Điểm 6, Điều 9, Mục III QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003:
Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.

Như vậy tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi vào 2131-Quyền sử dụng đất.
Bạn lưu ý thêm: quyền sử dụng đất lâu dài thì không trích khấu hao. Nhưng quyền sử dụng đất có thời hạn thì vẫn trích khấu hao.
 
levanton

levanton

Cao cấp
Song Huong nói:
Theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT:
Cuối kỳ nếu chi phí bán hàng, chi phí quản lý lớn không tính hết vào chi phí trong kỳ ghi Nợ 1422/Có 641, 642.

Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC chi phí bán hàng, chi phí quản trong kỳ kết chuyển vào chi phí trong kỳ ghi Nợ 911/ Có 641, 642


Các chi phí phân bổ cho nhiều kỳ ghi Nợ 142, 242/ Có 331, 111, 112
Phân bổ ghi Nợ 627, 641, 641.../ Có 141, 242



Đưa vào 2131-Quyền sử dụng đất.
Gửi Chị SongHuong
Đúng là trong QĐ 15/2006/QĐ-BTC là như vậy nhưng thực tế có những phát sinh khác thi làm sao: ví dụ : Một doanh nghiệp xây lắp, nhận thầu công trình nhưng cuối năm công trình chưa hoàn thành, chưa được nghiệm thu, chi phí quản lý nếu hạch toán Nợ 911/ Có 642 thì sẽ lỗ.
Kế toán có thể hạch toán chuyển chi phí này sang 242 được không? Tôi nghĩ thế nào những người sọan thảo văn bản cũng thấy sai sót này của họ.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
levanton nói:
Gửi Chị SongHuong
Đúng là trong QĐ 15/2006/QĐ-BTC là như vậy nhưng thực tế có những phát sinh khác thi làm sao: ví dụ : Một doanh nghiệp xây lắp, nhận thầu công trình nhưng cuối năm công trình chưa hoàn thành, chưa được nghiệm thu, chi phí quản lý nếu hạch toán Nợ 911/ Có 642 thì sẽ lỗ.
Kế toán có thể hạch toán chuyển chi phí này sang 242 được không? Tôi nghĩ thế nào những người sọan thảo văn bản cũng thấy sai sót này của họ.

Không bắt buộc công trình phải hoàn thành nghiệm thu thì mới đưa vào doanh thu.
Trong hợp đồng cần phải có những điều kiện để xác định hợp đồng xây dựng xac định doanh thu theo khối lượng thực tế hay theo tiến độ. Có những quy định này thì kế toán sẽ hạch toán doanh thu và chi phí tương ứng
 
S

Song Huong

Cao cấp
levanton nói:
Gửi Chị SongHuong
Đúng là trong QĐ 15/2006/QĐ-BTC là như vậy nhưng thực tế có những phát sinh khác thi làm sao: ví dụ : Một doanh nghiệp xây lắp, nhận thầu công trình nhưng cuối năm công trình chưa hoàn thành, chưa được nghiệm thu, chi phí quản lý nếu hạch toán Nợ 911/ Có 642 thì sẽ lỗ.
Kế toán có thể hạch toán chuyển chi phí này sang 242 được không? Tôi nghĩ thế nào những người sọan thảo văn bản cũng thấy sai sót này của họ.
Đối với doanh nghiệp xây lắp thường qui định nhà thầu được thanh toán theo khối lượng thực hiện hoặc nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch.

Đối với hợp đồng qui định thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính một cách tin cậy, phản ảnh doanh thu với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định ghi:
Nợ 337/ Có 511.
Trên cơ sở tiến độ thanh toán quy định trong hợp đồng, kế toán lập hóa đơn ghi:
Nợ 131/ Có 337, 3331
Thân mến.
 
S

SLL

Cao cấp
7/11/04
208
1
18
42
HCM
Mong nhận được góp ý của các cao nhân! Đây là một đề tài mới nên rất mong các "Đại ca" nhà kế toán tham gia ý kiến. Bài gửi mấy hôm nay rồi nhưng không thấy các đại ca "ghé chơi" nên cũng buồn, hi, hi,... hu, hu...
Chân thành cảm ơn!
 
Sửa lần cuối:
S

sky-blue

Guest
[/CENTER]
SLL nói:
Mong nhận được góp ý của các cao nhân! Đây là một đề tài mới nên rất mong các "Đại ca" nhà kế toán tham gia ý kiến. Bài gửi mấy hôm nay rồi nhưng không thấy các đại ca "ghé chơi" nên cũng buồn, hi, hi,... hu, hu...
Chân thành cảm ơn!

- Hạch toán như bạn là đúng rồi, còn bàn cãi gì nữa.
- QĐ15 không nói tới TK142 nhưng ta vẫn áp dụng như thường-thích thì bạn sử dụng, không ai cấm, chẳng qua là Kế toán theo nguyên tắc thận trọng nên chi phí phát sinh nếu lkhông liên quan nhiều kỳ và ảnh hưởng đáng kể thì mình có quyền đưa hết vào chi phí trong kỳ (nguyên tắc thận trọng được đề cao, rồi xem xét tới nguyên tắc phù hợp doanh thu-chi phí).

- Để đơn giản, khỏi phải lấn cấn giữa hàng hóa và tài sản thì mình nghĩ như thế này:

"Khi ta ở, đất chỉ là đất ở(Tài sản)
Khi bán đi, đất bỗng hóa ra chiềng" (Hàng hoá)​

To SLL: Mình xin lỗi, nhầm wa trường hợp chuyển từ hàng tồn kho qua BĐS đầu tư !!!
 
Sửa lần cuối:
S

SLL

Cao cấp
7/11/04
208
1
18
42
HCM
Dear Sky_blue
Chắc bạn không đọc kỹ nội dung các bài viết trước; ý của mình là không thể hạch toán vào BĐS đầu từ, vì chuẩn mực số 05 "Bất động sản đầu tư" đã loại trừ trường hợp này. Nên mình mới post bài này lên đây, và mình hạch toán trường hợp này là: Nợ TK 1541/112, 112 Mong ban Sky_blue xem kỹ lại các bài trước (Mình đã có bài tranh luận với bài của Song Huong).

Mong nhận được góp ý của các cao nhân! Đây là một đề tài mới nên rất mong các "Đại ca" nhà kế toán tham gia ý kiến. Bài gửi mấy hôm nay rồi nhưng không thấy các đại ca "ghé chơi" nên cũng buồn, hi, hi,... hu, hu...
Chân thành cảm ơn!
 
Sửa lần cuối:
S

SLL

Cao cấp
7/11/04
208
1
18
42
HCM
Quyền SDĐ để xây cao ốc bán hạch toán ntn?

3) Riêng Tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất để xây cao ốc) mình đã đọc nhiều chuẩn mực nhưng không thấy quy định rỏ việc hạch toán nội dung này. Mình đọc và áp dung phương pháp loại trừ vào cuối cùng thì áp dụng chuẩn mực hàng tồn kho-cũng hạch toán vào TK 1541.
 
Sửa lần cuối:
S

SLL

Cao cấp
7/11/04
208
1
18
42
HCM
Quyền SDĐ để xây cao ốc bán hạch toán ntn?

Song Huong nói:
Điểm 6, Điều 9, Mục III QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003:
Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.

Như vậy tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi vào 2131-Quyền sử dụng đất.
Bạn lưu ý thêm: quyền sử dụng đất lâu dài thì không trích khấu hao. Nhưng quyền sử dụng đất có thời hạn thì vẫn trích khấu hao.

ở đây là quyền sử dụng đất để xây dựng cao ốc để bán (theo tôi thì htoán vào TK 1541). Theo bạn htoán vào TK 2131 BĐS đầu tư, vậy theo bạn phải trích như thế nào đây? Tôi đưa ra mấy ý kiến trao đổi với bạn như sau:
Nếu đã hạch toán quyền sử dụng đất trong trường hợp này là TSCD vô hình 2131 thì phải tuân thủ các quy định của TSCĐ:

+ không trích khấu hao là không đúng bởi lẻ sau 2 năm hoặc hơn thế, CĐT bán hết căn hộ thì nguồn đã đầu tư (mua quyền SDĐ thu hồi vào đâu_khi mà không đưa vào chi phí), trong lúc đó bán căn hộ là vĩnh viển, CĐT không thể có lợi ích nào nửa ở Quyền sử dụng đất, không thể chuyển nhượng hay SD cho bất kỳ một mụch đích nào khác.

+ nếu trích khấu hao thì trích như thế nào? thời gian bao lâu? nếu 1 tuần sau, 1 tháng, hay một thời điểm nhất định nào đó người mua căn hộ mua hết căn hộ trên đất, hoặc giả định có một số căn hộ đến 10 năm sau vẩn không bán được? Và hết thời gian sử dụng CĐT có quyền định đoạt TSCĐ đã khấu hao hết của mình không? Câu trả lời là không thể. Giá trị QSD đất ở đây sẻ được chuyển giao tương ứng cho những người mua căn hộ, tỷ lệ thuận với số căn hộ bán được và không phụ thuộc vào thời gian. Trong lúc đó bản thân giá trị quyền sử dụng đất vẩn tồn tại (không hao mòn).

Mặt khác, theo chuẩn mực số 5 "BĐS đầu tư" thì Chuẩn mực này đã loại "quyền sử dụng đất" trong trường hợp này là không phải TSCĐ. Không biết bạn có lưu ý đến điểm này chưa.
Mình rất mông sự đóng góp ý kiến các anh các chị co nhiều kinh nghiêm trong nghề.
Xin chân thành cảm ơn!
 
Sửa lần cuối:
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
SLL nói:
ở đây là quyền sử dụng đất để xây dựng cao ốc để bán.
Vậy theo bạn phải trích như thế nào đây? Tôi đưa ra mấy ý kiến trao đổi với bạn như sau:
Nếu đã hạch toán quyền sử dụng đất trong trường hợp này là TSCD vô hình 2131 thì phải tuân thủ các quy định của TSCĐ, không trích khấu hao là không đúng bởi lẻ sau 2 năm hoặc hơn thế, CĐT bán hết căn hộ thì nguồn đã đầu tư (mua quyền SDĐ thu hồi vào đâu_khi mà không đưa vào chi phí), trong lúc đó bán căn hộ là vĩnh viển, CĐT không thể có lợi ích nào nửa ở Quyền sử dụng đất, không thể chuyển nhượng hay SD cho bất kỳ một mụch đích nào khác.
+ nếu trích khấu hao thì trích như thế nào? thời gian bao lâu? nếu 1 tuần sau, 1 tháng, hay một thời điểm nhất định nào đó người mua căn hộ mua hết căn hộ trên đất, hoặc giả định có một số căn hộ đến 10 năm sau vẩn không bán được? Và hết thời gian sử dụng CĐT có quyền định đoạt TSCĐ đã khấu hao hết của mình không? Câu trả lời là không thể. Giá trị QSD đất ở đây sẻ được chuyển giao tương ứng cho những người mua căn hộ, tỷ lệ thuận với số căn hộ bán được và không phụ thuộc vào thời gian. Trong lúc đó bản thân giá trị quyền sử dụng đất vẩn tồn tại (không hao mòn).

Mặt khác, theo chuẩn mực số 5 "BĐS đầu tư" thì Chuẩn mực này đã loại "quyền sử dụng đất" trong trường hợp này là không phải TSCĐ. Không biết bạn có lưu ý đến điểm này chưa.
Mình rất mông sự đóng góp ý kiến các anh các chị co nhiều kinh nghiêm trong nghề.
Xin chân thành cảm ơn!
Quả thật đây là đề tài rất hay, mình thì hay lười đọc các thông tư chuẩn mực nhưng mà cũng có một số ý kiến sau :
- Thứ nhất : Hiện nay không sử dụng tài khoản 1422 nữa, Theo mình thì lý do như sau :
Thời xưa, khi có tài khoản 1422 " Chi phí chờ kết chuyển" các bác Nhà nước chúng ta cứ báo cáo lãi, năm nay cao hơn năm trước, Xem lại thì hóa ra các bác treo hết trên 1422, Cuối kỳ Nợ 1422/Có 642,641. Ái chà, bút toán kết chuyển Nợ 911/Có 1422 thì các bác tự xử lý theo quan điểm của các bác kế toán. (Tạo ra lãi ảo, lỗ thật). Nhưng nay thì không, chúng ta thà bị lỗ trước còn hơn, lỗ thì mới cố gắng chứ, thế là bỏ 1422 đi . Khi bỏ tài khoản này sẽ giảm thiểu được Lãi giả lỗ thật.
- Thứ 2 : Theo mình thì Bất động sản mua đầu tư thì không phải là TSCD của doanh nghiệp, đó là một hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Lý do như vậy thôi. Khi doanh nghiệp bán hàng thì cũng đã chuyển giao quyền sử dụng sang người khác, như vậy không có chuyện trích choác ở đây, theo mình nghĩ thì nó liên quan tới doanh thu và giá vốn thì đúng hơn.:bigok:
 
S

SLL

Cao cấp
7/11/04
208
1
18
42
HCM
Hôm nay vào mục này để tìm hiểu thêm vấn đề hôm trước nhưng vắng các "Đại ca" buồn quá!
Chúc cả nhà WKT. cơm vui vẽ!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA