Quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT

  • Thread starter NHGiang
  • Ngày gửi
N

NHGiang

Sơ cấp
21/9/05
26
0
1
Ha Noi
Mình có người nhà bị tai nạn giao thông trên đường đi làm việc phải nằm điều trị lâu dài tại bệnh viện, chi phí cao. Chị ấy có tham gia BHXH và BHYT tại công ty nơi làm việc. Hiện nay bên BHXH yêu cầu gia đình phải lựa chọn hưởng quyền lợi của một trong hai loại hình BH trên chứ không được cả hai loại. Có ai nắm chắc về BHXH và BHYT cho mình lời khuyen để lựa chọn nhe!
Thanks.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
- BHXH : những ngày nghỉ ốm được 75% lương đóng BHXH (bác nào khoái đóng lương cơ bản thì héo nhá)
 
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
Đây là một trong 2 cái để lựa chọn :
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU:
Điều kiện hưởng :
- Ốm đau : Tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế do bộ Y tế quy định.
- Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số.
- Nghỉ việc chăm sóc con ốm (con dưới 7 tuổi).
Mức trợ cấp :
- Mức trợ cấp = Số ngày nghỉ được trợ cấp x 75% của tháng lương nộp BHXH trước khi nghỉ/26 ngày.
Số ngày nghỉ tối đa Người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau như sau :
a. Làm việc trong điều kiện bình thường :
- 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
- 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 50 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên.
b. Làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên :
- 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
- 50 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên.
c. Điều trị bệnh dài ngày (theo danh mục Bộ Y tế ban hành) :
- Người lao đng được nghỉ tối đa 180 ngày/ năm, nếu tiếp tục điều trị thì từ ngày 181 trở đi hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ (nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên) và bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH (nếu đã đóng BHXH dưới 30 năm).
- Được nghỉ để thực hiện kế hoạch hóa dân số : Đặt vòng, hút thai được nghỉ 7 ngày; triệt sản được nghỉ 15 ngày ( cả nam và nữ).
- Nạo thai được nghỉ 20 ngày (thai dưới 3 tháng ), 30 ngày (thai trên 3 tháng).
- Được nghỉ trông con ốm : Khi con dưới 7 tuổi và phải có yêu cầu của tổ chức y tế nghỉ việc để chăm sóc.
- Con dưới 3 tuổi được nghỉ 20 ngày/ năm; con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi được nghỉ 15 ngày/năm.
Thủ tục Hồ sơ :
- Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của cơ sở y tế hoặc y tế cơ quan (nếu được ngành y tế công nhận) ( 1 bản). Mẫu C03-BH
- Danh sách nghỉ hưởng trợ cấp BHXH do đơn vị lập (3 bản ). Mẫu C04-BH.
- Giấy xác nhận điều kiện làm việc nặng nhọc (nếu có).
- Giấy ra viện hoặc chứng nhận điều trị ngoại trú (bệnh dài ngày).

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG - BỆNH NGHỀ NGHIỆP:
Điều kiện hưởng :
- Bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của chủ sử dụng lao động (CSLĐ).
- Bị tai nạn lao động ngoài nơi làm việc tại khi thực hiện công việc theo yêu cầu của (CSDLĐ).
- Bị tai nạn trên đường đi và từ nơi ở đến nơi làm việc.
- Mắc bệnh nghề nghiệp, bị tổn hại sứ khỏe do môi trường lao động có yếu tố độc hại (16 loại bệnh theo yêu cầu của Bộ Y Tế).
Mức trợ cấp :
1. Trợ cấp 1 lần :
Nếu thương tật, suy giảm khả năng lao động.
- Từ 5% - 10% được hưởng 4 tháng lương tối thiểu.
- Từ 11% - 20% được hưởng 8 tháng lương tối thiểu.
- Từ 21% - 30% được hưởng 12 tháng lương tối thiểu.
2. Trợ cấp hàng tháng :
- Thương tật từ 31% - 100% : Mỗi cấp độ 10% tăng thêm 0,2 tháng lương tối thiểu; mức thấp nhất là 0,4 tháng tiền lương tối thiểu đến mức tối đa là 1,6 tháng tiền lương tối thiểu.
- Được phụ cấp phục vụ = 80% lương tối thiểu nếu người lao động bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị cụt 2 chi, mù 2 mắt, liệt cột sống, hoặc tâm thần.
- Được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt.
- Được hưởng chế độ BHYT khi nghỉ việc.
_ Nếu chết khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả trong thời gian điều trị lần đầu), gia đình được trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất).
- Khi hưởng trợ cấp tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng vẫn được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH một lần (khi đủ điều kiện). Nếu đã nghỉ việc thì được hưởng chế độ BHYT.
Thủ tục hồ sơ :
- Công văn đề nghị của đơn vị (4 bản).
- Biên bản điều tra tai nạn lao động (4 bản) và biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu bị tai nạn trên đường giao thông).
- Nếu là bệnh nghề nghiệp thì thay bằng biên bản xác nhận môi trường lao động có yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp.
- Giấy ra viện (4 bản).
- Giấy chứng nhận tổn thương do tai nạn lao động.
 
N

nguyenvanchuong

Guest
Trường hợp của bạn có 2 khả năng:
1.Nếu vụ TNGT diễn ra trên tuyến đường và thời gian phù hợp thì đươcj coi là TNLĐ.
Quyền lợi như sau:
Nếu bị sau 0 giờ ngày 1/7/2005 thì được:
-Lương do công ty của người nhà bạn trả trong những ngày nghỉ việc do bị TNGT ( theo quy định băt buộc công ty sử dụng người nhà bạn phải trả, nếu không trả bạn có thể nhờ luật sư) Hưởng cho đến khi có thể đi làm theo giấy Bác sĩ.
-Thuốc men, giường bệnh, máu, dịch truyền, thủ thuật phẫu thuật, vât tư y tế... hưởng 100%, Tất nhiên là có giới hạn ( khoảng 20 triệu gì đó, bạn đọc NĐ 63 hoặc hỏi CQ BHXH) KHoản này do bên BHXH trả ( bạn liên hệ giám đoịng viên bệnh viện nơi người nhà nằm viện hoặc tập hợp các chứng từ đến phòng Giám định chi BHXH tỉnh thành phố để thanh toán.
-Sau khi ổn định thương tật, người nhà bạn phải đi giám định sức khoẻ, tuỳ thuộc tỷ lệ suy giảm sức khoẻ mà được hưởng trợ cấp TNLĐ 1 lần hoặc dài hạn. (nếu trên 31% là được dài hạn cả đời).
 
L

luantn

Guest
27/3/09
1
0
0
Tp.HCM
Mình có người nhà bị tai nạn giao thông trên đường đi làm việc phải nằm điều trị lâu dài tại bệnh viện, chi phí cao. Chị ấy có tham gia BHXH và BHYT tại công ty nơi làm việc. Hiện nay bên BHXH yêu cầu gia đình phải lựa chọn hưởng quyền lợi của một trong hai loại hình BH trên chứ không được cả hai loại. Có ai nắm chắc về BHXH và BHYT cho mình lời khuyen để lựa chọn nhe!
Thanks.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA