Khóc hay cười khi bị phạt thuế trong trường hợp này?

  • Thread starter swear
  • Ngày gửi
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nếu hiểu theo nghĩa: Chỉ hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho khi nhập vào kho là sai. Tên gọi là "hàng tồn kho" nhưng nghĩa của nó rộng hơn nhiều, đừng hiểu rằng "tồn kho" là phải để một cái gì đó tại một cái kho.

Theo khái niệm "hàng tồn kho" tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC:

Hàng tồn kho của DN là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liệu; Vật liệu; Công cụ, dụng cụ (gọi chung là vật tư) để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Đào Việt Cường nói:
Việc hạch toán như vậy mới đúng thực trạng của tài sản vì thực tế tại thời điểm phát sinh hàng tồn kho không nhập kho, giá trị hàng tồn kho không tăng lên.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hanhero

Guest
Cho em hỏi một chút.
Công ty em có mua điện thoại cho giám đốc trị giá 4.300.000đ em hạch toán như sau:
Nợ 6423
Có 1111
Em không hạch toán qua 153 mà đưa thẳng vào chi phí như thế có được không?
 
S

swear

Trung cấp
13/6/04
74
1
0
Cám ơn các bạn đã góp nhiều ý kiến. Mình cũng đang đợi cái QĐ cuối cùng để post lên cho các bạn xem. Thân chào.
 
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
Dear Nguyen Tu Anh,
--------------------
Tú Anh lại day tận... "chán" rồi!!!
Mình vẫn hiểu hàng tồn kho là tài sản đang ở khâu dự trữ tại doanh nghiệp, nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh - bất kể là nhập kho hay không nhập kho.
Có thể mình đã không nói rõ hai trường hợp tài sản là dụng cụ lao động nhỏ và tài sản là các công cụ lớn chưa đủ là tiêu chuẩn tài sản cố định. Mình lấy ví dụ, các chi phí mua dụng cụ nhỏ như bút viết, sổ công tác, kẹp tài liệu, giấy in và các đồ dùng văn phòn nhỏ dùng một lần khác... nếu mua về dùng ngay (không nhập dự trữ và sử dụng hết trong năm) theo mình thì được phép đưa vào chi phí trong năm, không nhất thiết phải phản ánh vào TK 153.
Chúng ta được phép hạch toán trên quan điểm phù hợp và thận trọng, miễn sao pháp luật không cấm.
Còn làm sai thì chịu phạt nhưng ai có thẩm quyền xử phạt mới là điều đáng bàn trong chủ đề này!
 
L

Lê Thu Trang

Cao cấp
26/9/05
325
0
16
Hà Nội
Nguyen Tu Anh nói:
Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý là một tài sản có tính hiện hữu tại DN, do đó khi mua về vẫn phải theo dõi trên tài khoản 153 trước bạn ạ, dù hạch toán thẳng vào chi phí trong kỳ hay chờ phân bổ.


Chi phí trả trước dài hạn có rất nhiều thứ được treo trên đó. Nếu bạn hạch toán như vậy thì người ta sẽ không biết chi phí này được phân bổ từ đâu.
Tú Anh à!
Mình thường làm là xuất dùng 1 lần không qua kho và mình có đọc sách Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành cũng cho phép làm việc này. Còn sau khi mình phân bổ hàng tháng trên Chứng từ nghiệp vụ khác thì mình đã đính kèm với chứng từ này Bảng phân bổ chi phí trả trước giống như bảng trích khấu hao TSCĐ hàng tháng,cũng có chi tiết tên công cụ dụng cụ phân bổ. Số chi phí ban đầu,số phân bổ hàng tháng, số đã phân bổ, số phân bổ lũy kế, số còn lại chưa phân bổ, số tháng còn lại chưa phân bổ.
Vì vậy mặc dù không qua TK 153 nhưng cán bộ kiểm toán, thuế vẫn biết mình đang phân bổ công cụ dụng cụ gì bắt đầu phân bổ từ bao giờ, đến thời điểm hiện tại đã phân bổ được bao nhiêu và còn phải phân bổ bao nhiêu.
Mình đã làm như vậy đấy, và không thấy bên kiểm toán nói gì.
Mình sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề này.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Lê Thu Trang nói:
Mình thường làm là xuất dùng 1 lần không qua kho và mình có đọc sách Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành cũng cho phép làm việc này.
Bạn có thể trích dẫn cho mình đoạn "công cụ, dụng cụ mua về không hạch toán qua TK 153 mà có thể hạch toán thẳng sang luôn TK 242" trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC được không?

Nếu bạn không hạch toán công cụ dụng cụ qua TK 153 (chi tiết) thì bạn lên chi tiết của TK 153 bằng cách nào để có thể:
Lê Thu Trang nói:
Còn sau khi mình phân bổ hàng tháng trên Chứng từ nghiệp vụ khác thì mình đã đính kèm với chứng từ này Bảng phân bổ chi phí trả trước giống như bảng trích khấu hao TSCĐ hàng tháng,cũng có chi tiết tên công cụ dụng cụ phân bổ.
Theo hướng dẫn sử dụng TK 153 "Công cụ, dụng cụ" tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, các bạn lưu ý từ "xuất dùng". Phải có động tác "nhập kho" trước thì mới có "xuất dùng" sau.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nếu hạch toán qua TK 153 thì có mất mát gì đâu? Chắc mất thời gian lắm nên...

Hàng tháng, kế toán vẫn phải làm "Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa" mà.

Những thứ gì "nhỏ như con kiến", thì bỏ qua nhưng điện thoại cũng phải xài được vài năm chứ nhỉ!

hanhero nói:
Cho em hỏi một chút.
Công ty em có mua điện thoại cho giám đốc trị giá 4.300.000đ em hạch toán như sau:
Nợ 6423
Có 1111
Em không hạch toán qua 153 mà đưa thẳng vào chi phí như thế có được không?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Đào Việt Cường nói:
Mình lấy ví dụ, các chi phí mua dụng cụ nhỏ như bút viết, sổ công tác, kẹp tài liệu, giấy in và các đồ dùng văn phòn nhỏ dùng một lần khác... nếu mua về dùng ngay (không nhập dự trữ và sử dụng hết trong năm) theo mình thì được phép đưa vào chi phí trong năm, không nhất thiết phải phản ánh vào TK 153.
Cường lấy ví dụ nhỏ tí xíu này thì nói làm gì vì tuy rằng "công cụ, dụng cụ" bao gồm cả "đồ dùng văn phòng" nhưng đồ dùng văn phòng như: cái bàn, cái ghế... thì hãy nói đến còn bút viết vài ngày là hết mực; sổ công tác, kẹp tài liệu giá quá rẻ; giấy in dùng là hết ngay... thì không đáng đưa vào "công cụ, dụng cụ" nên hạch toán thẳng vào chi phí là điều đương nhiên.

Đào Việt Cường nói:
Chúng ta được phép hạch toán trên quan điểm phù hợp và thận trọng, miễn sao pháp luật không cấm.
Cái nghĩa "pháp luật không cấm" thì nó rộng quá! Chẳng biết đâu mà lần. Đối với hạch toán kế toán chúng ta cho vào phạm vi hẹp hơn đi, có đúng chuẩn mực kế toán và hướng dẫn kế toán hay không thôi.

Đào Việt Cường nói:
Còn làm sai thì chịu phạt nhưng ai có thẩm quyền xử phạt mới là điều đáng bàn trong chủ đề này!
Đồng ý, chủ đề tranh luận hơi đi xa một chút nhưng vẫn là "quan điểm của bạn thế nào khi hạch toán máy lạnh không qua TK 153 mà hạch toán thẳng sang TK 242?". Vẫn thuộc chủ đề thảo luận đúng không?
 
M

Mai Anh vol

Guest
12/6/06
27
1
0
Ha Noi
ở bên mình thì chị kế toán lại hạch toán thẳng vào 642 như vậy có sai không . vi dụ như mua tủ lạnh để sử dụng thị hạch toán là:
Nợ 6422
có 111,112...
thế có vấn đề gì khhông các bác
 
L

Lê Thu Trang

Cao cấp
26/9/05
325
0
16
Hà Nội
Nguyen Tu Anh nói:
Bạn có thể trích dẫn cho mình đoạn "công cụ, dụng cụ mua về không hạch toán qua TK 153 mà có thể hạch toán thẳng sang luôn TK 242" trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC được không?

Nếu bạn không hạch toán công cụ dụng cụ qua TK 153 (chi tiết) thì bạn lên chi tiết của TK 153 bằng cách nào để có thể:

Theo hướng dẫn sử dụng TK 153 "Công cụ, dụng cụ" tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, các bạn lưu ý từ "xuất dùng". Phải có động tác "nhập kho" trước thì mới có "xuất dùng" sau.
Mình có máy scan nhưng lại không biết đưa ví dụ lên như thế nào cho bạn thấy.
Thế chẳng hạn bạn mua màn hình máy vi tính, hay két sắt, hay tủ lạnh trị giá dưới 10 triệu bạn cũng cho vào nhập kho hết hay sao. Chẳng lẻ ngày hôm nay bạn mua và nhập vào kho văn phòng qua TK 153, về thực tế thì mua về dùng luôn vậy chẳng lẻ bạn vừa mới nhập kho lại xuất ra luôn vậy có gì bất ổn không?
Bạn đọc thông tư 55/2002 và TK 242, TK 642 ở sách chế độ kế toán mới vì theo mình biết thông tư 55/2002 vẫn còn hiệu lực mà.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Lê Thu Trang nói:
Thế chẳng hạn bạn mua màn hình máy vi tính, hay két sắt, hay tủ lạnh trị giá dưới 10 triệu bạn cũng cho vào nhập kho hết hay sao.
Sao lại cứ hiểu hạch toán qua TK hàng tồn kho là chỉ khi nào cho nó vào một cái kho nhỉ? Hiểu máy móc quá!

Lê Thu Trang nói:
Chẳng lẻ ngày hôm nay bạn mua và nhập vào kho văn phòng qua TK 153, về thực tế thì mua về dùng luôn vậy chẳng lẻ bạn vừa mới nhập kho lại xuất ra luôn vậy có gì bất ổn không?
Chẳng có gì là bất ổn cả, hoàn toàn bình thường. Bạn hãy đọc sách hướng dẫn cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ấy.

Lê Thu Trang nói:
Bạn đọc thông tư 55/2002 và TK 242, TK 642 ở sách chế độ kế toán mới vì theo mình biết thông tư 55/2002 vẫn còn hiệu lực mà.
Mình chưa tìm ra cái Thông tư 55/2002 là nói đến vấn đề gì. Nhưng tại sao bạn lại đọc từ ngọn là TK 242 và TK 642 nhỉ? Gốc là từ TK 153 đâu thì sao không đọc?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Có phải Thông tư 55/2002/TT-BTC ngày 26-6-2002 Quy định chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam? Nếu là vậy thì không dùng trong trường hợp này vì vài lý do sau:

- Công ty bị phạt là công ty Việt Nam mà.

- Hướng dẫn kế toán mới nhất cho các DN tại Việt Nam là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.

- Không rõ Thông tư 55/2002/TT-BTC còn hiệu lực không nhỉ? Nhờ bác tranvanhung hoặc bác hat cho em câu trả lời cái!
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Thông tư 55/2002/TT-BTC vẫn còn hiệu lực. Nhìn chung là hướng dẫn hạch toán không khác các chuẩn mực về hàng tồn kho hiện tại cũng như phân bổ chi phí.

Việc hạch toán này chắc là cán bộ thuế dựa vào quy định trong chuẩn mực hàng tồn kho đây mà nhưng mà quá cứng nhắc. Thường thì họ chỉ để ý đến vấn đề phân bổ chi phí chứ có ai đi bắt bẻ anh phải hạch toán vào đâu hay là hạch toán như thế nào, miễn sao nó phù hợp với chế độ kế toán hiện tại.
 
P

phi_yen

Trung cấp
15/1/05
110
0
0
Web Kế Toán
Đào Việt Cường nói:
Dear phi_yen,
-------------
Theo mình thì không thể nói là "do nhu cầu quản lý của doanh nghiệp được". Mỗi việc làm của chúng ta phải luôn có căn cứ rõ ràng, đó là chuẩn mực và nguyên tắc kế toán. Nhiều khi nhu cầu của doanh nghiệp là vậy, nhưng nguyên tắc là bắt buộc thì không thể làm khác đi.

[/CENTER]

trích QĐ 15/2006/QĐ-BTC:
Điều 2: Các DN, cty, Tcty căn cứ vào "chế độ kế toán DN", tiến hành nghiên cứu, cụ thể hóa và XD chế độ kế toán, các quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động, từng thành phần kinh tế....

nguyen tu anh nói:
Cường lấy ví dụ nhỏ tí xíu này thì nói làm gì vì tuy rằng "công cụ, dụng cụ" bao gồm cả "đồ dùng văn phòng" nhưng đồ dùng văn phòng như: cái bàn, cái ghế... thì hãy nói đến còn bút viết vài ngày là hết mực; sổ công tác, kẹp tài liệu giá quá rẻ; giấy in dùng là hết ngay... thì không đáng đưa vào "công cụ, dụng cụ" nên hạch toán thẳng vào chi phí là điều đương nhiên.

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Như vậy thế nào là tư liệu lao động nhỉ?
 
S

sky-blue

Guest
Theo tớ thì kế toán bây giờ xem xét trọng về bản chất hơn là hình thức (kế toán Mỹ thể hiện điều này rất rõ) nên mua CCDC dùng ngay hạch toán thẳng vào 142,242,642 là chính xác nhất. Các bác nào hạch toán như thế thì cứ yên tâm đi.
Tớ lấy ví dụ, có bác nào mua vật tư về đổ tại công trường, hạch toán thẳng vào 621 (N621/C111,112,131...)là chính xác nhất, thực tế bác có nhập kho đâu mà qua 152 (nếu qua chỉ là hợp thức hóa thôi), nếu bác qua 152, thủ kho ký vào phiếu nhập là tầm bậy đấy, chẳng qua lâu nay mình vẫn làm thế nên thấy nó quen thôi!
 
dangkhoaquan

dangkhoaquan

Cao cấp
tO LeThuTrang,to Sky-blue:
Theo tớ tớ hay hạch toán thế này: nhỏ hơn 10 tr nếu là những cái:điện thoại di động,tủ lạnh,két sắt,máy ảnh,bàn ghế,...thì nên đưa vào công cụ dụng cụ bởi vì nếu ko đưa vào 153 thì khi kết chuyển lại ko rõ nguồn chuyển qua 142,242 Ở đâu.Nếu bạn đưa ngay vào phí thì nên đưa những cái như:văn phòng phẩm,usb,.... nói chung là những cái rẻ tiền không có giá trị lớn lắm.Thực chất nếu đưa cái tủ lạnh vào phí thì cũng được nhưng mình thấy những cái đó thuế và kiểm toán rất hay hỏi,vặn vẹo nên tốt nhất cứ đưa vào 153 cho chắc mà đưa vào cũng có mất thời gian gì đâu ,chứ nếu bị kiểm tra lại phải giải trình mệt lắm...
Còn Sky blue sao cứ hiểu là mua hàng hóa về nhập kho thì mới đưa qua 152,153!
Xin thưa với bạn về nguyên tắc khi bạn mua vật tư về xuất thẳng qua công trường là bạn đã làm tắt rồi.Phải nhập kho rồi mới được xuất lại,nên phiếu xuất kho,nhập kho đúng là nhiều lúc có hình thức nhưng quy định là như vậy.Bạn làm kế toán tất nhiên phải tuân theo quy định thôi!
 
V

vuquyen

Guest
24/4/06
54
0
0
41
Vũng Tàu
Hôm trước mình có hỏi thầy dạy Kế toán về việc này . Thầy cũng trả lời giống như Sky blue. Nếu hàng sử dụng ngay không cần nhập kho và đưa ngay vào TK 142, 242 để phân bổ dần. Còn Chi cục thuế hay Cục thuế không có quyền xử phạt mà chỉ có quyền lập biên bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phạt thôi.
 
H

HAMI

Guest
15/3/05
14
0
0
45
Hanoi
Mình cũng có 1 vấn đề liên quan đến các bài viết này, sếp mình có mua 01 máy điện thoại Black berry nhân dịp đi công tác nước ngoài, hóa đơn chứng từ thì của nước ngoài viết theo tên cty. Giá mua của cái máy này lớn hơn 18 triệu đồng. Mình cũng đưa thẳng vào 242 vì nếu đưa vào TSCĐ thì sợ thuế không chấp nhận (cty mình đang trong quá trình dự án, chưa có doanh thu). Chi phí này mình phân bổ vào 242 (tiểu khoản) trong tháng. Các bạn giúp mình với, mình chờ nhé.
 
S

sky-blue

Guest
dangkhoaquan nói:
tO LeThuTrang,to Sky-blue:
Theo tớ tớ hay hạch toán thế này: nhỏ hơn 10 tr nếu là những cái:điện thoại di động,tủ lạnh,két sắt,máy ảnh,bàn ghế,...thì nên đưa vào công cụ dụng cụ bởi vì nếu ko đưa vào 153 thì khi kết chuyển lại ko rõ nguồn chuyển qua 142,242 Ở đâu.Nếu bạn đưa ngay vào phí thì nên đưa những cái như:văn phòng phẩm,usb,.... nói chung là những cái rẻ tiền không có giá trị lớn lắm.Thực chất nếu đưa cái tủ lạnh vào phí thì cũng được nhưng mình thấy những cái đó thuế và kiểm toán rất hay hỏi,vặn vẹo nên tốt nhất cứ đưa vào 153 cho chắc mà đưa vào cũng có mất thời gian gì đâu ,chứ nếu bị kiểm tra lại phải giải trình mệt lắm...

Ít tiền hay nhiều tiền, xét về bản chất là như nhau bạn àh.(còn trọng yếu thì tớ không nói àh nha)
dangkhoaquan nói:
Còn Sky blue sao cứ hiểu là mua hàng hóa về nhập kho thì mới đưa qua 152,153!
Xin thưa với bạn về nguyên tắc khi bạn mua vật tư về xuất thẳng qua công trường là bạn đã làm tắt rồi.Phải nhập kho rồi mới được xuất lại,nên phiếu xuất kho,nhập kho đúng là nhiều lúc có hình thức nhưng quy định là như vậy.Bạn làm kế toán tất nhiên phải tuân theo quy định thôi!
Tớ đã bảo là kế toán phải thay đổi quan niệm và xem xét trọng về bản chất hơn hình thức mừ.

To HAMI: Cái này thì tuỳ, bạn phải nói rõ hơn. Nếu tiền dự án thì bạn đưa tất tần tật vào chí phí của dự án; nếu công ty trong giai đoạn thành lập, chưa có doanh thu thì bạn có chi phí thành lập trước lúc hoạt động; nếu hoạt động bình thường thì bạn đưa vào TSCĐ.
(Thuế nếu không chấp nhận thì bạn để ở 242 hay 211 đều không chấp nhận)
 
Sửa lần cuối:
M

MiSa05

Guest
30/6/06
2
0
1
42
Hà Nội
Nguyen Tu Anh nói:
Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý là một tài sản có tính hiện hữu tại DN, do đó khi mua về vẫn phải theo dõi trên tài khoản 153 trước bạn ạ, dù hạch toán thẳng vào chi phí trong kỳ hay chờ phân bổ.


Chi phí trả trước dài hạn có rất nhiều thứ được treo trên đó. Nếu bạn hạch toán như vậy thì người ta sẽ không biết chi phí này được phân bổ từ đâu.


Mình đồng ý với ý kiến của bạn. Mua về phải theo dõi trên TK 153 xuất ra dùng rồi sau đó mới được phân bổ dần vào 242 để tính vào chi phí.
Nhưng mấy ông bên thuế chắc dọa nạt tí thôi chứ không có vấn đề gì mà không giải quyết được:pepsi: :pepsi:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA