Hạch toán chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter Nguyễn Thiên Lý
  • Ngày gửi
N

Nguyễn Thiên Lý

Guest
12/7/06
1
0
0
Tp.HCM
Xin chào các bạn!
Mình đang làm việc cho công ty chuyên nhập khẩu hàng hóa. Có một số nghiệp vụ mình chưa hiếu rõ. Mong các bạn giúp mình nhe!
- Ngày 7/2/2006. Công ty mình ký hợp đồng với phía nước ngoài. Trị giá HD:23.000USD
- Ngày 10/2/2006, chuyển trả trước TTR 20% là 4.600USD. Tỷ giá là 15900.
- Ngày 10/3/2006, hàng nhập về.Tỷ giá trên tờ khai Hải Quan là 15.850VND/USD
- Ngày 11/3/2006, chuyển trả hết số tiền còn lại là 18.400USD. Tỷ giá là 15.950
Như vậy, số tiền chênh lệch tỷ giá của phần chuyển trả trước và phần chuyển trả sau khi nhận hàng phải hạch toán như thế nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hang25883

Trung cấp
18/2/06
120
0
0
ha noi
theo mình được biết thì chênh lệch tỷ giá cứ cho vào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính thôi
 
T

tuyetmai81

Guest
14/5/06
6
0
0
Lieu Giai, Ba Dinh, HN
Theo mình thì hạch toán như sau:
-Ngày 10/02:
Nợ TK 331 : 73.140.000
Có TK 112: 73.140.000
Có TK 007 : 4.600
- Ngày 10/03
Nợ TK 151 : 364.550.000
Có TK 331: 364.550.000
- Ngày 11/03
Nợ TK 331 : 293.480.000
Có TK331: 293.480.000
Có TK 007 : 18.400
- CL tỉ giá
Nợ TK 635 : 2.070.000
Có TK331: 2.070.000
Các bạn xem có đúng không nhé
 
Sửa lần cuối:
T

ToDucThanh

Trung cấp
6/9/05
177
0
16
Binh Duong
Các bác cho mình hỏi trường hợp này với
Cuối tháng (31/03/06 tỷ giá NH : 15.995 ) số dư trên tài khoàn tiền gửi USD: 15.000,00USD <=> 250.000.000 vnđ (<=>16.667 đ/usd), như vậy đang bị chênh lệch tỷ giá và mình có phải đánh giá lại tỷ giá không? và mình hạch toán vào TK nào? còn trường hợp tồn 15.000,00USD <=> 200.000.000 đ (13.333 đ/usd) thì đánh giá và hạch toán lại tỷ giá ? (TH ngược lại)
Mình chưa rõ lắm về vấn đề này mong các bác chỉ giúp, cảm ơn rất nhiều
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Với các tài khoản có số dư ngoại tệ, cuối tháng bạn chưa cần phải đánh giá chênh lệch tỷ giá, chờ đến cuối năm tài chính - tại ngày 31/12 thì mới đánh giá chênh lệch tỷ giá. Tỷ giá để đánh giá sự chênh lệch so với tỷ giá mà công ty hạch toán là tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bạn sẽ phản ánh sự chênh lệch vào TK 515 hoặc TK 635.
 
S

Song Huong

Cao cấp
ToDucThanh nói:
Các bác cho mình hỏi trường hợp này với
Cuối tháng (31/03/06 tỷ giá NH : 15.995 ) số dư trên tài khoàn tiền gửi USD: 15.000,00USD <=> 250.000.000 vnđ (<=>16.667 đ/usd), như vậy đang bị chênh lệch tỷ giá và mình có phải đánh giá lại tỷ giá không? và mình hạch toán vào TK nào? còn trường hợp tồn 15.000,00USD <=> 200.000.000 đ (13.333 đ/usd) thì đánh giá và hạch toán lại tỷ giá ? (TH ngược lại)
Mình chưa rõ lắm về vấn đề này mong các bác chỉ giúp, cảm ơn rất nhiều
Cuối năm tài chính, bạn đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và hạch toán như sau:

Trường hợp tỷ giá ghi sổ kế toán > tỷ giá bình quân liên NH ghi:
Nợ 413/ Có 112 chênh lệch tỷ giá ghi sổ kế toán > tỷ giá bình quân liên NH

Trường hợp tỷ giá ghi sổ kế toán < tỷ giá bình quân liên NH ghi:
Nợ 112/ Có 413 chênh lệch tỷ giá ghi sổ kế toán < tỷ giá bình quân liên NH

Sau khi bù trừ giữa chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng, hoặc giảm do đánh giá lại, kết chuyển vào chi phí tài chính hoặc
doanh thu hoạt động tài chính ghi:
Nợ 413/ Có 515 nếu phát sinh có 413 do đánh giá lại > phát sinh nợ 413 do đánh giá lại
Nợ 635/ Có 413 nếu phát sinh nợ 413 do đánh giá lại > phát sinh có 413 do đánh giá lại.
Thân
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bài của bác Song Huong: OK!

- Đánh giá chênh lệch tỷ giá của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm sẽ đưa qua TK 413 trước.

- Tiếp đó mới xử lý chênh lệch tỷ giá này vào TK 515 hoặc TK 635 sau.
 
T

ToDucThanh

Trung cấp
6/9/05
177
0
16
Binh Duong
Song Huong nói:
Cuối năm tài chính, bạn đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và hạch toán như sau:

Thân
Đó là thời điểm của cuối năm, Vậy cuối tháng hoặc cuối quý thì mình có đánh giá lại cái chênh lệch này không bác hay là mình cứ để cho nó lệch rồi cuối năm làm "một phát" luôn thể?. Như vậy thì với DN có phát sinh ngoại tệ nhiều và biến động tỷ giá lớn thì phần chênh lệch này sẽ dồn về cuối năm hết à?.
mong các bác chỉ thêm cho mình với.
cảm ơn rất nhiều!
 
T

ToDucThanh

Trung cấp
6/9/05
177
0
16
Binh Duong
Có ai không làm ơn chỉ giúp mình với.
Cảm ơn rất nhiều!
 
S

Song Huong

Cao cấp
ToDucThanh nói:
Đó là thời điểm của cuối năm, Vậy cuối tháng hoặc cuối quý thì mình có đánh giá lại cái chênh lệch này không bác hay là mình cứ để cho nó lệch rồi cuối năm làm "một phát" luôn thể?. Như vậy thì với DN có phát sinh ngoại tệ nhiều và biến động tỷ giá lớn thì phần chênh lệch này sẽ dồn về cuối năm hết à?.
mong các bác chỉ thêm cho mình với.
cảm ơn rất nhiều!
Theo Chuẩn mực số 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC thì chỉ đánh giá các khoản mục tiền tệ số dư của các Tài khoản tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, nợ phải thu, nợ phải trả được vào cuối năm tài chính.
Thân.
 
T

ToDucThanh

Trung cấp
6/9/05
177
0
16
Binh Duong
Như vậy thì cuối các tháng , hoặc các quý thì không đánh giá lại chênh lệch tỷ giá, và dồn cuối năm tài chính mình mới đánh giá một lần!
cảm ơn rất nhiều!!!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA