Arthur Andersen: sự diệt vong của một đại gia

  • Thread starter phamcung
  • Ngày gửi
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Giới thiệu với mọi người một bài viết về Arthur Andersen trên vietnam net ngày hôm nay. Sẽ có bình luận ở bài tiếp.

17:42' 16/07/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Tại sao Enron, một công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ, đứng thứ bảy trong số các công ty lớn nhất của Mỹ, lại có thể phá sản nhanh đến thế. Câu chuyện gần đây mới được làm sáng tỏ: Làm ăn liều lĩnh dẫn tới thua lỗ nhưng báo cáo láo để lừa dối cổ đông.


Liên minh ma quái

Rất có thể ai đó sẽ bắt được đúng bệnh của Enron ngay từ đầu và bốc thuốc kịp thời, nếu như những báo cáo tài chính của Enron không được bảo kê bởi một thương hiệu lớn: Công ty tư vấn và kiểm toán Arthur Andersen.

Lãnh đạo Enron đã không chịu đứng ở lĩnh vực sản xuất và buôn bán năng lượng mà lại nhảy sang những lĩnh vực dịch vụ tài chính trong ngành năng lượng. Đây là lĩnh vực kinh doanh đầy mạo hiểm và cần rất nhiều vốn. Để che giấu việc công ty đã vay quá khả năng chi trả, lãnh đạo Enron đã lợi dụng kẽ hở luật pháp để lập ra các công ty con mà không khai báo tài chính.

Bằng cách này, Enron vừa không phải công khai các khoản nợ, vừa che giấu được những khoản lỗ. Kết quả là Enron đã thổi phồng lợi nhuận của mình và giá cổ phiếu của công ty cũng theo đó tăng lên vun vút. Khi mà Enron phải thông báo chính thức rằng từ năm 1997 công ty đã thua lỗ trên 500 triệu USD, những người "trong cuộc" đã kịp thời thu những món lợi khổng lồ từ cổ phiếu của công ty.

Cụ thể, ông Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc đã giữ 138 triệu cổ phiếu của công ty. Đầu năm 2001, Ken bán ra với giá 79 USD một cố phiếu. Hầu hết những vụ mua bán này đều không được công bố. Cuối năm 2001, mỗi cổ phiếu chỉ còn giá 0,6 USD.

Những hoạt động tài chính của Enron đều được dựa trên sự thiết kế và vận hành của điều mà nhiều nhà phân tích đặt tên là "những liên minh ma quái". Một mạng lưới chằng chịt quan hệ giữa Enron, một số quan chức chính phủ và đặc biệt là Công ty kiểm toán Arthur Andersen đã giúp cho Enron.

Kế toán trưởng của Enron là Richard Causey - Kiến trúc sư thiết kế ra hệ thống lừa dối cổ đông - nguyên là kiểm toán viên của Andersen chuyển sang.

Điểm lý thú là Andersen đã ký hợp đồng làm tư vấn cho Enron, sau đó chính mình lại đóng vai trò kiểm toán để xác nhận những báo cáo tài chính của Enron. Phí tư vấn và kiểm toán đều là những con số khổng lồ. Ví dụ, năm 2000, phí tư vấn là 27 triệu USD và phí tư vấn là 25 triệu USD.

Tin vào danh tiếng của Arthur Andersen (hoặc cố tin), đến lượt các công ty phân tích chứng khoán và ngân hàng đầu tư ở phố Wall cho đến trước lúc tàn cuộc vẫn khuyên các nhà đầu tư mua cổ phiếu của Enron.

Diệt vong 1 thương hiệu lớn

Một số vụ điển hình của Andersen

- Tháng 5/2001, Andersen phải trả 110 triệu USD cho các cổ đông của Công ty Sumbeam để dàn xếp vụ kiện về bê bối kế toán của công ty này.
- Tháng 6/2001, Andersen phải trả 107 triệu USD để dàn xếp vụ bê bối kế toán của công ty xử lý chất thải Waste Management, trong đó có 7 triệu nộp cho Ủy ban Chứng khoán.

- Năm 2001, Công ty viễn thông Quốc tế Quest thú nhận với Bộ Tư pháp và Ủy ban Chứng khoán Mỹ là đã khai tăng doanh thu hơn 1,2 tỉ USD. Trong năm đó, họ đã chi cho Andersen 12 triệu USD phí tư vấn và kiểm toán.

- Tháng 9/2002, công ty phần mềm Peregrine của Mỹ đệ đơn ta tòa đòi Andersen bồi thường 1 tỉ USD do không phát hiện những sai sót trong khi kiểm toán

- Cuối những năm 1990, bình quân mỗi tuần Andersen nhận của Enron 1 triệu USD phí tư vấn và kiểm toán.

- Tháng 4/2005, Andersen phải chi 65 triệu USD để dàn xếp với cổ đông của WorldCom, khi công ty viễn thông lớn thứ nhì nước Mỹ phá sản.

Trước năm 2002, thị trường tư vấn tài chính và kiểm toán thế giới chịu sự thống trị tuyệt đối của ngũ đại gia: KPMG, Deloitte & Touche, Ernst & Young, PriceWaterhouseCooper, và Arthur Andersen. Họ chiếm ba phần tư doanh số của thị trường tư vấn - kiểm toán trị giá hàng trăm tỉ đô la mỗi năm. Trong 100 công ty lớn nhất thế giới, 99 công ty sử dụng dịch vụ của ngũ đại gia.

Nhưng từ đầu năm 2002, người ta đã hiểu là một trong ngũ đại đã diệt vong, và từ nay chỉ còn "tứ đại gia".

Bắt đầu từ vụ vỡ lở vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002, mọi người mới nhìn kỹ hơn đến nhà kiểm toán Arthur Andersen. Đây không phải lần đầu đại gia này bị lâm vào rắc rối.

Nhưng tất cả các lần rắc rối trước, Andersen đều thoát ra bằng cách chi tiền "dàn xếp" với bên nguyên đơn. Luật pháp Mỹ cho phép bên bị đơn chi tiền để dàn xếp các vụ kiện dân sự trong khi vẫn không nhận lỗi. Nhưng đến vụ Enron thì Andersen không còn có thể dàn xếp, vì đây là vụ án hình sự.

Ngoài các lỗi như không phát hiện được những bất thường trong hồ sơ kế toán của Enron, giúp Enron nổi danh trên thị trường trong khi thực chất đang thua lỗ nặng.. thì Andersen đã bị buộc một tội hình sự nghiêm trọng là cố ý cản trở công việc điều tra thông qua việc tiêu hủy hàng ngàn tài liệu có liên quan đến Enron.

Lời bào chữa duy nhất của Andersen là việc tiêu hủy tài liệu chỉ là "quy trình bình thường" và công ty vẫn lưu giữ những tài liệu ở mức tối thiểu theo luật định.

Ngay sau khi bị kết tội, Andersen lập tức phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện khác, với tổng số thiệt hại của khách hàng lên tới 300 tỉ USD.

Các cuộc đàm phán sáp nhập

Ngay sau khi vỡ lở vụ việc, Arthur Andersen bắt đầu thương lượng để sáp nhập vào Deloitte & Touche, công ty xếp thứ 5 thế giới trong lĩnh vực kiểm toán và từng là đối thủ cạnh tranh của Arthur. Cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai hãng được bắt đầu với nội dung Deloitte sẽ đảm bảo thanh toán các khoản nợ của Arthur có nguồn gốc từ vụ phá sản Enron, và thương hiệu Arthur Andersen phải biến mất. Nhưng khi Deloitte nhận thức được qui mô của vấn đề, cuộc đàm phán đã không đi đến kết quả nào.

Cuộc đàm phán thứ hai là với KPMG, đối thủ cạnh tranh truyền kiếp của Andersen. Cũng như Deloitte, công ty KPMG không sẵn lòng tiếp nhận cái thương hiệu quá tệ hại, trong khi rất muốn tiếp nhận một phần trong số 85,000 chuyên gia của Andersen, những người không chỉ mang theo chuyên môn mà còn mang theo mối quan hệ với khách hàng.

Cuối cùng thì PKMG cũng đồng ý thu nạp 23 chi nhánh "ở ngoài nước Mỹ" của Andersen với cái giá rẻ mạt là 284 triệu USD. Một trong ngũ đại gia là Ernst & Young đã chiếm được phần lớn những khách hàng và chuyên gia của Andersen ở Mỹ.

Các công ty nhỏ hơn cũng kiếm được phần chia. Công ty tư vấn Hitachi Consulting của Nhật thuê lại 400 chuyên gia của Andersen, một trong số đó đến nay đã trở thành Tổng Giám đốc của Hitachi Consulting.

Đó là kết cục của Arthur Andersen, một công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, với 85.000 chuyên gia và 89 năm lịch sử, đến nay chỉ còn không đầy 200 người, chủ yếu để hầu kiện trong các vụ kiện của cổ đông trong các công ty khách hàng trước đây.


Giám đốc điều hành Joseph Berardino của Andersen Worldwide, công ty mẹ của Arthur Andersen LLP, bào chữa cho hoạt động của Andersen tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ.


Đạo đức kinh doanh kiểm toán

Đây không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra việc làm sai lệch thông tin che mắt giới chức và lừa dối các nhà đầu tư. Các công ty kiểm toán khác cũng đã từng phải bồi thường những con số khổng lồ hàng trăm triệu đô la. Nhưng một khi chưa bị rút giấy phép kiểm toán, chưa ai phải đi đến kết thúc bi thảm như Andersen.

Khi một bản báo cáo tài chính bị thể hiện sai sự thật, người thiệt hại là cổ đông khi họ mua bán cổ phiếu dựa theo những thông tin đó. Người được lợi là những kẻ "bên trong" biết rõ nội tình, biết rõ khi nào phải mua và khi nào nên bán cổ phiếu.

Đã có những dấu hiệu báo trước, nhưng lợi nhuận khổng lồ đã làm mờ mắt công ty. Tháng 1/2001, một nhân viên kiểm toán của Andersen đã cực lực phản đối phương pháp kế toán của Enron. Vài tuần sau, nhân viên này bị Andersen chuyển sang bộ phận khác theo đề nghị của Enron. Một nhân viên của Merrill Lynch (công ty đánh giá xếp hạng chứng khoán) đã xếp hạng cổ phiếu của Enron vào loại “không có triển vọng”. Nhân viên này bị sa thải ngay sau đó.

Hội đồng định chuẩn kế toán của Mỹ đã đề ra một chuẩn kế toán, trong đó Enron và Andersen sẽ không thể che mắt cổ đông. Nhưng chuẩn này đã không được thông qua.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ, ông Arthur Levitt, đã cực lực phản đối việc một công ty vừa làm tư vấn vừa làm kiểm toán cho một khách hàng. Ông đã thúc đẩy việc ban hành luật cấm công ty kiểm toán làm tư vấn. Nhưng luật này cũng không được thông qua.

Về phần mình, có lẽ các công ty tư vấn kiểm toán sẽ phải xét đến một chuẩn đạo đức mới. Từ trước đến nay, trước bất kỳ một yêu cầu nào của khách hàng, thay vì nói "không", họ đã nói "để chúng tôi giúp quí vị làm điều đó".

Những mốc thời gian quan trọng trong vụ Arthur Andersen

22/10/2001 -- Enron, một trong những khách hàng lớn nhất của Andersen, bị Uỷ ban chứng khoán Mỹ điều tra vì nghi ngờ gian lận tài chính.

8/11/2001 -- Enron thừa nhận trong 5 năm qua đã lỗ 586 triệu USD chứ không lãi như các báo cáo trước đó.

2/12/2001 -- Enron nộp đơn xin phá sản.

13/12/2001 -- Điều trần trước Quốc hội Mỹ, Giám đốc điều hành Joseph Berardino của Andersen thừa nhận phải thay đổi cách kiểm toán.

10/1/2002 -- Andersen tiết lộ chuyện nhân viên của hãng đã làm hỏng trầm trọng các tài liệu liên quan tới vụ Enron.

15/1/2002 -- Andersen sa thải Kiểm toán trưởng chuyên làm hồ sơ cho Enron, ông David Duncan, người đã ra lệnh hủy hồ sơ.

17/1/2002 -- Enron cắt hợp đồng tư vấn và kiểm toán với Andersen.

28/1/2002 -- Joseph Berardino tuyên bố Andersen có thể tồn tại mà không cần phải sáp nhập với ai cả.

4/2/2002 -- Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Paul Volcker, được bổ nhiệm làm Chủ tịch một uỷ ban độc lập để cải tổ Andersen.

14/3/2002 -- Toà án thông báo truy tố Andersen tội cản trở điều tra, cố tình tiêu hủy các tài liệu liên quan tới vụ Enron.

26/3/2002 -- Joseph Berardino từ chức.

2/4/2002 -- Andersen thừa nhận thất bại trong nỗ lực sáp nhập các chi nhánh đặt ngoài nước Mỹ của mình với KPMG.

4/4/2002 -- Andersen bắt đầu giải tán các hoạt động kinh doanh ở Mỹ.

8/4/2002 -- Andersen thông báo cắt giảm 7.000 nhân viên tại Mỹ.

9/4/2002 -- David Duncan nhận tội và đồng ý hợp tác với các nhà điều tra.

26/4/2002 -- Bộ Tư pháp Mỹ bác bỏ nỗ lực cuối cùng của Andersen trong việc dàn xếp vụ việc.

7/5/2002 -- Mở đầu phiên toà xét xử vụ Andersen.

8/5/2002 -- Andersen thông báo Deloitte & Touche sẽ tuyển dụng lại khoảng 2.000 nhân viên của mình. KPMG cho biết có kế hoạch thu nạp 23 đơn vị tư vấn của Andersen Worldwide với giá 284 triệu USD.

13/5/2002 -- David Duncan bắt đầu phiên điều trần kéo dài 5 ngày.

12/6/2002 -- Bồi thẩm đoàn cho biết bế tắc trong việc giải quyết vấn đề. Toà yêu cầu họ tiếp tục bàn bạc để đưa ra phán quyết.

15/6/2002 -- Bồi thẩm đoàn kết luận Arthur Andersen phạm tội. Tòa tuyên phạt 500.000 USD và rút giấy phép làm kiểm toán.

31/5/2005 -- Tòa án tối cao Mỹ bác bỏ đơn kháng án của Arthur Andersen. Tổng số nhân viên của Andersen chỉ còn lại 200 người.

5/7/2006 -- Nguyên Chủ tịch của Enron, ông Ken Lay chết vì đau tim
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Phải, và khi Arthur phá sản, ở Việt Nam khối anh chị kiểm toán phải lăn lộn qua PWC hay KPMG để tiếp tục công việc của mình, nhiều người bây giờ rất thành công, lên đến senior hay manager rồi đấy ( theo như mình biết).
Thế là từ BIG 10-----rụng dần dần----BIG 5----rụng tiếp---BIG 4.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Ở đây có một số kết luận được rút ra như sau:

1. Tính độc lập của kiểm toán viên sẽ bị đe dọa nếu kiểm toán viên vừa làm tư vấn, vừa làm kiểm toán. Vì rằng phí tư vấn quá hời, nên việc kiểm toán đưa ra ý kiến không có lợi cho khách hàng sẽ dẫn tới nguy cơ mất dịch vụ tư vấn, dẫn đến sự thỏa hiệp trong việc đưa ra ý kiến. SEC (ủy ban chứng khoán của Hoa Kỳ) do vậy đã quy định, anh nào làm kiểm toán thì nghỉ làm tư vấn, hoặc ngược lại để đảm bảo tính độc lập

2. Việc sụp đổ của AA có nguyên nhân trực tiếp là vì AA đã phạm tội hình sự (hủy tài liệu làm việc) nhằm làm cản trở quá trình điều tra, phạm tội hình sự là rút giấy phép ở một bang, mà rút ở một bang là toàn nước Mỹ không ai thuê anh nữa, thế là anh sụp đổ. Giả sử AA không phạm tội hình sự đó thì rất có thể anh ta vẫn đứng vững, dĩ nhiên có thể sẽ phải chi vài tỷ USD để settle out of the court- dàn xếp ngoài tòa. Nên nhớ rằng trước khi AA sụp đổ, hãng này là hãng kiểm toán lớn thứ hai, chỉ sau PwC mà thôi.

3. Việc sụp đổ của AA có nguyên nhân cơ bản là (a) từ phía AA, công tác kiểm soát chất lượng ở cấp cao nhất là rất lỏng lẻo, (b) từ phía khách hàng- Enron, công tác quản trị doanh nghiệp là rất tệ hại. Hoa Kỳ sau đó đã phải ra đạo luật Sarbane Oxley nhằm nâng cao công tác quản trị -corporate governance của các công ty tại Hoa Kỳ. Ở đây nói thêm là việc sụp đổ của AA không phải là do phương pháp tiếp cận kiểm toán- audit approach không tốt- mà do việc giám sát thực hiện audit approach như thế nào là không được thực hiện đến nơi đến chốn.

4. Nói thêm là gần đây có vụ tương tự khi công ty Chuo Audit- một công ty liên kết với PwC ở nhật bị dừng kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Nhật trong thời gian hai tháng do một vài nhân viên kiểm toán của công ty này đã cấu kết với các kế toán của công ty mỹ phẩm nổi tiếng Kanebo của Nhật trong việc "nấu nướng" số liệu. Ấy thế mà PwC chỉ đơn thuần đổi đối tác, từ Chuo Audit sang công ty khác, mà không bị ảnh hưởng như AA, thế mới là lạ...
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
1. Tính độc lập của kiểm toán viên sẽ bị đe dọa nếu kiểm toán viên vừa làm tư vấn, vừa làm kiểm toán. Vì rằng phí tư vấn quá hời, nên việc kiểm toán đưa ra ý kiến không có lợi cho khách hàng sẽ dẫn tới nguy cơ mất dịch vụ tư vấn, dẫn đến sự thỏa hiệp trong việc đưa ra ý kiến. SEC (ủy ban chứng khoán của Hoa Kỳ) do vậy đã quy định, anh nào làm kiểm toán thì nghỉ làm tư vấn, hoặc ngược lại để đảm bảo tính độc lập

Ở VN không biết có đạo luật nào tương tự như HK không ? Theo mình biết thì phí kiểm toán một công ty thì không cao, các công ty kiểm toán VN sống là nhờ vào dịch vụ tư vấn.

4. Nói thêm là gần đây có vụ tương tự khi công ty Chuo Audit- một công ty liên kết với PwC ở nhật bị dừng kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Nhật trong thời gian hai tháng do một vài nhân viên kiểm toán của công ty này đã cấu kết với các kế toán của công ty mỹ phẩm nổi tiếng Kanebo của Nhật trong việc "nấu nướng" số liệu. Ấy thế mà PwC chỉ đơn thuần đổi đối tác, từ Chuo Audit sang công ty khác, mà không bị ảnh hưởng như AA, thế mới là lạ...

Anh PhamCung đã đề cập đến vấn đề settle out of the court do đó PWC không bị gì thì cũng có gì là lạ nhỉ. Ở VN dạo này giới trẻ thường có câu "Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng....rất nhiều tiền".

Một câu hỏi nửa: thị trường chứng khoán VN cực kỳ sôi động thời gian gần đây, các công ty kiểm toán ra đời ào ạt. Nếu tính từ thời kỳ người anh cả kiểm toán của VN-VACO ra đời thì chưa có một công ty kiểm toán nào của VN bị tai tiếng gì ? có phải là chất lượng kiểm toán của các công ty VN quá tuyệt vời hay là báo cáo kiểm toán chỉ là báo cáo...để thu tiền, là báo cáo để nộp kèm với BCTC để có thêm hương hoa.
 
Meggie

Meggie

Guest
4/8/04
45
2
0
on the earth
Virgin nói:
Ở VN không biết có đạo luật nào tương tự như HK không ? Theo mình biết thì phí kiểm toán một công ty thì không cao, các công ty kiểm toán VN sống là nhờ vào dịch vụ tư vấn.
Hi hi mời anh vào đây, xem điều 18 ạ, cái này nó có quy định lâu rồi đó chứ anh, nhưng các công ty mình vẫn.... đang loay hoay đó chứ.


Virgin nói:
Một câu hỏi nửa: thị trường chứng khoán VN cực kỳ sôi động thời gian gần đây, các công ty kiểm toán ra đời ào ạt. Nếu tính từ thời kỳ người anh cả kiểm toán của VN-VACO ra đời thì chưa có một công ty kiểm toán nào của VN bị tai tiếng gì ? có phải là chất lượng kiểm toán của các công ty VN quá tuyệt vời hay là báo cáo kiểm toán chỉ là báo cáo...để thu tiền, là báo cáo để nộp kèm với BCTC để có thêm hương hoa.
Anh ơi, em nghĩ các công ty Kiểm Toán Việt Nam cũng có một số tai tiếng rồi đó chứ, chẳng hạn vụ "Đồ Hộp Hạ Long", "Bánh kẹo Bibico" nè... và còn gì nữa thì em không biết... tuy nhiên, câu hỏi tại sao của anh thì.... chắc phải nhờ các bác có kinh nghiệm trả lời thôi.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Làm rõ hơn một chút về PwC Nhật:

Tại Nhật, Pwc không có member firm, nghĩa là không có PwC Nhật. Thay vào đó, có một network firm. Ta cứ hiểu nôm na là ông De Loitte không có De Loitte ViêtNam mà chỉ có VAco vậy. Việc Chuo Audit làm sai chỉ có ảnh hưởng gián tiếp tới PwC mà thôi, vì thực ra, đồng chí Chuo sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường trong các vụ kiện tụng mà Chuo làm sai. PwC nhà ta chỉ làm một động tác là quyết định Chuo không phải là network firm nữa, thay vào đó, PwC sẽ thành lập một member firm để lấy các khách hàng của Chuo- đồng thời lấy cả nhân viên của Chuo nữa. Theo như mình được biết, firm mới là PwC Aarata. Và cũng nghe nói là ở Nhật bây giời đang thiếu CPA một cách kinh khủng, cho nên các bác nào mà qualified rồi bây giờ rất dễ dàng có thể xin được việc ở Nhật. Lương cao lắm, có điều làm việc như điên. Nói thêm, qualified, nghĩa là phải có cái CPA quốc tế nào đó, Anh, Úc, Mỹ chẳng hạn, chứ có CPA của Việt Nam thì e là hơi khó!
 
C

CFS

Guest
Đọc bài này mà buồn thay cho công ty cũ, 1 cú sụp đổ mà không thể tin được. Ngày 16.6 hàng năm là ngày giỗ AAVN. Bây giờ đọc mới biết thêm là AA còn kiện đến tận 2005. Nhưng dù sao sự sụp đổ này cũng tạo ra nhiều cơ hội khác...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA