Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

  • Thread starter Thanh Nam
  • Ngày gửi
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
CHI PHÍ QUÀ BIẾU TẾT – HẠCH TOÁN NHƯ THẾ NÀO?

Tác giả: Viva

Trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán BCTC tại các Doanh nghiệp, rất nhiều bạn kế toán tham vấn mình về cách hạch toán chi phí "Quà tặng" mà các Doanh nghiệp hay phát sinh vào thời điểm này trong năm. Mình thấy rằng, chi phí này gây bối rối rất nhiều cho người làm kế toán và các Giám đốc/chủ doanh nghiệp, nhiều ý kiến từ các nguồn khác mà mình được tiếp cận thông qua diễn đàn, facebook... đưa ra có thể đúng, có thể sai, nhưng hầu hết là các ý kiến quá đơn giản, hoặc thiếu cơ sở pháp lý, hoặc dẫn chứng mơ hồ, càng gây khó khăn cho các kế toán viên trong việc định hình chi phí và hạch toán vào sổ sách.

Thực ra, vấn đề này không mới, cách hiểu và cách hạch toán đã nằm trong quy định của pháp luật từ lâu. Tuy nhiên, vấn đề này được quy định khá tản mát, không tập trung, ảnh hưởng đến nhiều văn bản, do đó Doanh nghiệp rất khó hệ thống hóa để thấu hiểu và thực hiện đúng. Đặc biệt, có một quy định tại Thông tư 130/208/TT-BTC về vấn đề khống chế chi phí được trừ trong việc xác định thuế TNDN hơi mơ hồ về chuyện quà tặng và tiếp khách, hội nghị, dẫn đến việc hiểu sai bản chất của quà tặng quy định trong các luật thuế, gây hoang mang lúng túng cho kế toán doanh nghiệp.

Để có một cách hiểu và cách hạch toán nhất quán, mình xin mô tả một cách tổng quát như sau:

1/ Các bạn cần phải nhìn nhận là công tác kế toán tài chính của Doanh nghiệp chỉ có thể tuân theo Các chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán (Quyết định 15/48) và Các văn bản pháp quy của nhà nước về áp dụng chính sách thuế và các quy định khác có liên quan như lao động, bảo hiểm, quy định cho các ngành nghề đặc biệt (nếu có).

Theo chuẩn mực và chế độ kế toán, bất kỳ một chi phí nào phát sinh, phù hợp với các nguyên tắc kế toán thì đều phải được ghi nhận vào sổ kế toán.
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, Nhà nước sẽ cho phép chi phí đó có được đưa vào chi phí để khấu trừ thuế GTGT và tính thuế TNDN hay không. Thông qua các luật thuế và các văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư, Nhà nước sẽ cho phép chi phí đó được trừ/hay chấp nhận một phần/ hay không chấp nhận khi tính thuế TNDN.

Khúc mắc nằm ở đây: Các bạn kế toán hay nhầm tưởng rằng, khi Cơ quan thuế không chấp nhận một chi phí nào đó đồng nghĩa là chi phí đó không hợp lý hợp lệ, và không biết phải xử lý chứng từ như thế nào, có nên hạch toán hay không, trả lời như thế nào với Giám đốc khi loại bỏ không kê khai thuế. Do vậy, các bạn cần phân biệt Chi phí kế toán và Chi phí thuế. Trong đó Chi phí kế toán là Tổng chi phí hợp lý trong kỳ, còn Chi phí thuế là tổng chi phí hợp lý, hợp lệ phù hợp với luật thuế trong kỳ.

Khi bạn hạch toán một chứng từ nào đó, nếu nó đáp ứng đủ tiêu chí về chứng từ kế toán theo chuẩn mực, nhưng không đáp ứng được theo các luật thuế thì bạn vẫn hạch toán chi phí đó vào sổ sách và lên BCTC bình thường (lưu ý: Với những chứng từ này các bạn không được kê khai khấu trừ thuế GTGT mà cộng thẳng vào chi phí). Đến cuối năm, khi làm Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN, các bạn trừ giá trị không phù hợp ra khỏi Chi phí tính thuế TNDN trên tờ khai là ổn thỏa.

2/ Trở lại vấn đề hóa đơn "Quà tặng":

- Khi việc tặng quà là chính sách nội bộ của công ty, được người có thẩm quyền phê duyệt, có đầy đủ hóa đơn chứng từ thì đây là Chi phí hợp lý, kế toán có thể hạch toán vào sổ kế toán.

- Tuy nhiên, đối với Nhà nước, luật thuế TNDN hướng dẫn hơi "kỳ cục", và dễ gây hiểu lầm. Mình thấy nhiều người (Kể cả Cục thuế TPHCM) hay viện dẫn vào điểm 2.19 mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp để giải đáp khúc mắc về Chi phí quà biếu, tặng.
Điều khoản này quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
"2.19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra..."

Về áp dụng pháp luật: Doanh nghiệp được phép làm những gì mà pháp luật không cấm/ hay hạn chế làm. Trong khi đó điểm 2.19 mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC này là một điều khoản mang ý nghĩa hạn chế, trong đó (và trong các điều khoản mang tính chất cấm khác của luật) không có từ ngữ nào thể hiện ý chí :"Không được tặng quà biếu/ hay hạn chế tặng quà" cả. Và Quà biếu, quà tặng cũng chẳng mang tính chất giống các chi phí quy định trong điều luật trên. Do vậy, Doanh nghiệp không thể áp dụng điều khoản này khi xử lý các hóa đơn có nội dung ghi "Quà tặng, phần quà" ..v.v.

Vậy quy định về "Quà tặng" được quy định ở đâu trong các Thông tư hướng dẫn Luật thuế TNDN và GTGT?

Thực ra chi phí này được quy định trong cấc điều luật luật sau:

- Điểm 3.2 Khoản 3 Mục III Phần C Thông tư 130/2008 "Ghi nhận doanh thu", điều khoản này quy định như sau: Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ.

- Tại điểm 1.3 Mục 1 Phần B Thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT quy định :" Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, trả thay lương cho người lao động, là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này"
- Điểm 2.4 Mục 4 Phần B Thông tư 129/2008/TT-BTC :" Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng".

- Khoản 5, điều 14 Mục I Chương III Thông tư 06/2012/TT-BTC quy định:" Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ".

Giữa một rừng quy định này, chúng ta thấy quan điểm của Nhà nước về vấn đề "quà biếu tặng" như thế nào?

1/ Nhà nước thừa nhận việc Doanh nghiệp mua quà tặng cho khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (dĩ nhiên, miễn không mang tính chất đưa hối lộ) là một hoạt động có thật, mang lại lợi ích kinh tế tiềm tàng cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp phải sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi/ hoặc nguồn vốn quỹ có tính chất tương tự để tài trợ cho hoạt động này. Việc hạch toán được quy định trong Chế độ kế toán (QD 15) như sau:
“Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hoá để biếu, tặng: Nếu biếu, tặng sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTCT, thuế GTGT đầu ra phải nộp không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng giá thanh toán)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa Có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, khi xuất để biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng giá thanh toán)
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ (Tổng giá thanh toán).
Các nghiệp vụ trên được ghi nhận đồng thời với việc xuất kho và ghi nhận giá vốn”

Theo Chế độ kế toán DN (Quyết định 15), thuế GTGT của hàng hóa dùng biếu tặng khách hàng KHÔNG được khấu trừ thuế. Như vậy Doanh nghiệp chịu thiệt thòi khi phải gánh chịu toàn bộ chi phí thuế GTGT đầu vào và phải nộp thuế GTGT đầu ra cho giá trị hàng hóa biếu tặng.

Dường như nhận được nhiều phản ánh của Doanh nghiệp, năm 2012 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 06/2012/TT-BTC cho phép được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của quà biếu tặng. Như vậy đến nay, Doanh nghiệp chỉ phải tự chi trả cho phần Giá trị quà biếu tặng trước thuế GTGT mà thôi.

2/ Câu hỏi đặt ra là: Kế toán có phải hạch toán Chi phí quà biếu tặng hay không khi phải hạch toán rất nhiều nghiệp vụ, xuất hóa đơn, kê khai thuế ... trong khi đó, về bản chất chi phí này không được trừ khi Quyết toán thuế TNDN (Phải hạch toán đối ứng ghi nhận doanh thu của TK 512 với TK loại 4 “Lợi nhuận sau thuế”, khác biệt hẳn so với các loại hàng hóa dùng cho mục đích khuyến mại, quảng cáo được hạch toán vào TK 621)?

Như phần trên đã phân tích, về nguyên tắc, kế toán phải tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán khi thực hiện công tác kế toán. Chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc và hạch toán chi phí để :

- Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp phản ánh trung thực, khách quan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Vấn đề chi phí thuế chỉ là một phần trong hệ thống báo cáo. Một báo cáo tài chính phản ánh đầy đủ, trung thực, rõ ràng sẽ đáp ứng được công tác quản trị doanh ngiệp của các cấp lãnh đạo. Nếu kế toán không hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh, BCTC tài chính sẽ bị sai lệch và bị bóp méo nghiêm trọng (Do ảnh hưởng đến nhiều tài khoản), dẫn đến việc mất niềm tin trong nội bộ Doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
- Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đáng kể khoản thuế GTGT đầu vào khi kê khai do được khấu trừ
...

Từ các lý do nêu trên, Kế toán cần phải hạch toán chi phí vào theo trình tự : Ghi nhận hóa đơn và thuế GTGT đầu vào, ghi nhận doanh thu - giá vốn, thuế GTGT đầu ra hàng biếu tặng theo đúng chế độ kế toán.

Lưu ý:
1/ Kế toán phải xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu và thuế GTGT đầu ra. Nếu không thực hiện việc xuất hóa đơn, chi phí quà biếu tặng không có cơ sở pháp lý để được chấp thuận do làm sai Chế độ kế toán và luật thuế.

2/ Các hàng hóa đầu vào, đầu ra trên hóa đơn thể hiện rõ ràng, đầy đủ, giá mua hợp lý, phù hợp mặt bằng giá chung của hàng hóa đó trên thị trường. Giá trị món quà mang tính chất hợp lý, phù hợp tương đối với doanh thu nhận được, giá trị đó có tính thông lệ xã hội (ví dụ phần quà tết là chai rượu hộp bánh có giá 2-3 triệu trở lại), tránh giá trị quá lớn mang tính chất hối lộ/cạnh tranh không lành mạnh ...

Câu trả lời nêu trên, chúng tôi thường tham vấn cho các khách hàng có yêu cầu về quản trị tài chính, bộ máy kế toán hoạt động đồng bộ, hiệu quả. Thông tin do kế toán cung cấp cần có độ tin cậy cao, phản ánh trung thực đời sống kinh tế của Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với các bạn đang làm dịch vụ kế toán thuế cho các DN, BCTC làm ra chỉ để phục vụ công tác kê khai và quyết toán thuế, các doanh nghiệp thuộc dạng nhỏ và siêu nhỏ, Giám đốc/chủ DN kiểm soát toàn bộ hoạt động SXKD, thì theo mình, các bạn không cần hạch toán chi phí này, vừa mất công sức mà lại không mang lại nhiều lợi ích cho các bên. Các bạn có thể viện dẫn các điều luật mình trích dẫn ở trên để trình bày cho Giám đốc hiểu rõ các quy định của của pháp luật hiện hành về vấn đề Quà biếu này.

Một vấn đề nhỏ nữa là: Tham vấn này chỉ áp dụng cho các hóa đơn ghi các nội dung như:” Phần quà, quà tặng, hộp quà, quà Tết...”, các nội dung khác như:” Ăn uống, tiếp khách ...” thì áp dụng theo điểm 2.19 mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC nêu trên.

Cũng khá nhiều bạn thắc mắc :”Thế hóa đơn mua rượu/bia thì áp dụng thế nào?” Câu trả lời là: Nếu bộ chứng từ được mô tả làm sao để được hiểu rằng : Số rượu/bia đó được dùng để uống trong các bữa tiệc thì được chấp nhận đưa vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN. Còn không thì bị coi là Quà biếu tặng.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn kế toán ít nhiều trong công tác hạch toán kế toán tại Doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống.
Viva (CXT) - CPA
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Trao đổi của bạn Hiền:

Bài viết của Vi Va khá hay và hữu ích cho các bạn. Tuy nhiên có một số vấn đề sau cần trao đổi thêm:

1. Về khoản quà biếu, tặng: Thông tư 123/2012 là văn bản có hiệu lực cho việc quyết toán thuế năm 2013 không có đoạn nào nói về chi phí quà tặng không được tính vào chi phí tính thuế.
Tại tiết a, Khoản 1, Điều 6 quy định: "Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trừ các khoản chi tại Khoản 2" được trừ vào chi phí tính thuế. Ngoài ra nếu xét theo quan điểm "công bằng" thì ở Khoản 15 Điều 7 quy định quà tặng là thu nhập tính thuế thì tặng quà phải là chi phí tính thuế.

Khoản 2 không có liệt kê chi quà tặng không được tính vào chi phí tính thuế mà chỉ có Tiết 2.26 "Các khoản chi được bù đắp bằng kinh phí khác"
Về mặt lô gic thì chi quà tặng liên quan đến hoạt động SXKD vì chẳng ai kinh doanh mà cho không ai cái gì cả. Mặt khác tại Tiết 2.19 có quy định chi hỗ trợ tiếp thị được tính vào các khoản chi khống chế 10%. Do vậy theo quan điểm của mình thì chi quà tặng có thể xem là chi hỗ trợ tiếp thị và nằm trong các khoản chi khống chế ở mức 10%.

2. Cách hạch toán tài khoản của Vi Va chưa đúng theo các chế độ kế toán hiện hành. Giả sử đồng ý với Vi Va là các khoản này được tính vào Quỹ khen thưởng, phúc lợi thì tài khoản đúng phải là TK 353 chứ không phải 431.

Tại Thông tư 244 và 138 sửa đổi QĐ 15, 48 đều hướng dẫn các khoản tiêu dùng nội bộ (không phải là để tiếp tục SXKD) đều hạch toán doanh thu và chi phí. Các khoản chi quà tặng này có thể xem là chi tiêu dùng nội bộ, cũng như các khoản khuyến mại, quảng cáo thôi.

Mặt khác theo VAS 01 thì các khoản chi quà tặng thỏa mãn định nghĩa chi phí. Do đó hạch toán vào Chi phí là đúng hơn cả, kể cả nếu lập luận rằng đó không phải là chi phí tính thuế.

Cách hạch toán các khoản chi phí không được tính vào chi phí tính thuế vào các tài khoản vốn chủ sở hữu có thể chấp nhận được với các bạn làm sổ kế toán thuế của các DN nhỏ, vì nó tiện cho việc tính và quyết toán thuế.

Tóm lại quan điểm của mình:
1. Các văn bản hiện hành không quy định rõ ràng quà tặng không được tính vào chi phí tính thuế.

2. Hạch toán quà tặng vào chi phí phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,304
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Đây là quan điểm của Viva trao đổi lại với Hien:
1/ Mình cũng xin lỗi là đã quên mất việc TT 244 đã thay đổi số hiệu TK 431 thành TK 353. Mình xin đính chính vào cuối bài viết, xim cảm ơn bạn đã nhắc.
2/ Mình đã từng thừa nhận và nêu rõ trong bài viết là: Trên quan điểm của VAS và IASs/IFRSs , thì các khoản chi phí này đều là chi phí hợp lý, kế toán có nghĩa vụ hạch toán đầy đủ vào sổ kế toán . Mình đồng ý với bạn điều này, tuy nhiên, mình không tán thành quan điểm diễn giải các quy định ứng dụng các luật thuế của bạn.
Như trên đã nói, các quy định đó đã có từ các văn bản trước. Chính sách thuế của Nhà nước người ta có quan điểm của họ, với mục đích là thu NSNN. Chúng ta đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì phải chịu sự chế tài, điều chỉnh của Luật Việt Nam.
Mình hiểu bản chất và quan điểm được thừa nhận rộng rãi của các nhà làm luật thuế trong vấn đề "Quà biếu" là : Nhà nước thừa nhận việc Doanh nghiệp cho quà khách hàng, nhưng anh có tiền thì anh cho, anh không thể bắt nhà nước gánh chịu chi phí này cho anh được. Do đó, anh cứ lấy Lợi nhuận sau thuế cho mà cho khách hàng. Nhà nước hỗ trợ anh bằng cách cho anh khấu trừ thuế GTGT đầu vào thôi."
Mình nghĩ, quan điểm của nhà nước như vậy là đúng đắn. Vì các lý do sau:
1/ Một doanh nghiệp có tiềm lực sẽ tặng quà lung tung, sẽ dẫn đến việc hối lộ, cạnh tranh không lành mạnh (Do đó mới có việc phải đăng ký chương trình khuyến mãi qua Sở TM), ỷ mạnh hiếp yếu, làm mất cân bằng thị trường, tiêu diệt các doanh nghiệp nhỏ.
2/ Nếu chấp nhận cho vào chi phí, Nhà nước thất thu thuế cho phần Quà tặng này
3/ Quà tặng là tình cảm, giá trị quà bao nhiêu là vừa thì không ai cân đong đo đếm được. Do vậy không thể cho một mức nào đó để chế tài.
4/ Bạn làm nghề thì phải biết là để mua quà thì có thể có từ nhiều nguồn tài chính khác nhau. Để hạn chế việc tặng quà vô tội vạ, Nhà nước quy định anh lấy tiền túi ra anh mới xót. Và một ẩn ý nữa, muốn có quỹ thì trước đó anh phải có lãi và nộp NSNN thì mới hình thành lợi nhuận để phân chia về quỹ được. ==> Anh có dư tiền thì mới được tặng quà.
Kết luận lại vấn đề: Theo quan điểm của mình, nếu doanh nghiệp phát sinh các chi phí quà tặng, quà biếu; kế toán vẫn hạch toán kế toán bình thường.Có 3 cách có thể thực hiện:
1/ Hạch toán ghi nhận chi phí, ghi nhận doanh thu - giá vốn, kê khai thuế VAT đầu ra đầu vào bình thường như bài trên.
2/ Hạch toán toàn bộ giá trị hàng quà biếu + thuế VAT vào các TK 641, 642, nhưng vui lòng loại bỏ ra khỏi chi phí được trừ khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN.
3/ Không thực hiện hạch toán các chi phí này, loại bỏ khỏi bộ chứng từ.

Còn đây là quan điểm của tớ trao đổi lại trên Face với Viva:

Như mình phân tích trong comment trước: Theo các quy định hiện hành thì không có quy định nào quy định rõ ràng rằng việc chi quà tặng không được tính là chi phí tính thuế.

Nếu bạn xem đó là chi phí theo Tiết 2.26, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 123/2012 thì cũng không đúng: Chi quà tặng không có nguồn kinh phí nào đài thọ các (các khoản chi có nguồn kinh phí đài thọ thông thường hiểu theo nghĩa thông thường là các khoản được đài thọ bằng kinh phí sự nghiệp đối với các DNNN).

Không có điều luật nào bắt DN bị lỗ không được chi quà tặng cả. Quan điểm nguồn tài chính khác nhau theo mình không phù hợp trong kinh tế thị trường: Tiền trong túi của DN thì là của DN, không còn phân biệt theo kiểu "Đồng nào mua muối, đồng nào mua tương" như kiểu các quỹ của DNNN nữa.

Nhà nước kiểm soát việc tặng quà vô tội vạ thông qua mức khống chế 10% (15%) là đủ rồi. Việc tặng quà mà đến mức thành "hối lộ" thì chắc chắn chẳng doanh nghiệp nào đưa vào sổ sách cả. Không ai dại gì đưa người mình "mang ơn" vào sổ sách để người ta điều tra ra việc tham nhũng của người đó.

Đôi điều trao đổi cùng bạn.
 
Sửa lần cuối:
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
596
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Ý kiến của mình riêng về khoản quà biếu, quà tặng :

(+) Quà biếu, quà tặng có hóa đơn chứng từ đầy đủ (đầu vào và đầu ra) và chứng minh được là phục vụ sản xuất kinh doanh thì được chấp nhận tính vào chi phí được trừ (tất nhiên là vào phần không chế).

(+) Phần quà biếu, quà tặng này đã có xuất hóa đơn ghi rõ bên nhận. Nếu làm đúng quy định thì khoản đó hình thành thu nhập của bên nhận (CĐKT cũng có quy định hạch toán cho bên nhận TK 711). Như vậy, về tổng thể nhà nước không thất thu gì cả.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,304
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Cảm ơn bạn Lê Văn Thuận đã đưa đường link câu trả lời trên website của Bộ Tài chính. Có thể xem đây là câu trả lời chính xác cho vấn đề này tại thời điểm hiện nay, mặc dù bạn Viva cho rằng câu trả lời trên website không có giá trị pháp lý:

Câu hỏi:

Hàng năm, nhân dịp lễ, tết công ty em có mua quà (gồm bánh, rượu,..) tặng cho những khách hàng thân thiết. Những khoản chi phí mua quà này có được đưa vào chi phí hợp lý để khấu trừ TNDN không? Nếu được cần những thủ tục gì?

Trả lời:

Văn hoá dân tộc ta cho thấy việc tặng quà cho khách hàng thân thiết vào dịp lễ/tết là chuyện xảy ra phổ biến. Việc này có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cho nên, về nguyên tắc là DN được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN nếu có đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp.
Tuy nhiên khoản này thuộc loại chi phí bị khống chế theo tỷ lệ tối đa 10% tổng số chi phí (chi phí giao dịch, đối ngoại, tiếp tân, khánh tiết,…) chưa bao gồm khoản này đối với DN đang hoạt động (tỷ lệ 15% đối với DN thành lập mới từ 2009).
DN không phải làm thủ tục gì cả, chỉ hạch toán, kê khai đầy đủ, có chứng từ hoá đơn hợp pháp chứng minh rằng DN thực tế có chi./.

Nguồn: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1973955/1973240?m_action=4&p_id=8257
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,304
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Từ kỳ tính thuế 2014 sẽ không còn sự không rỏ ràng nữa vì dự thảo Thông tư hướng dẫn NĐ 218.2013 đã giải quyết vấn đề này:

Trường hợp doanh nghiệp có mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tự sản xuất) để cho, biếu, tặng cho khách hàng thì không tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản chi phí tương ứng với giá mua hàng hóa, dịch vụ (nếu doanh nghiệp mua về) hoặc giá vốn của sản phẩm, dịch vụ (nếu doanh nghiệp tự sản xuất) để cho, biếu, tặng cho khách hàng được tính vào chi phí được trừ nhưng không vượt quá 15% tổng số chi được trừ.

Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp có mua bánh trung thu để biếu tặng cho khách hàng và khoản chi này có đầy đủ hóa đơn chứng từ, thanh toán theo đúng quy định thì khoản chi mua bánh trung thu tặng cho khách hàng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nhưng không vượt quá 15% tổng số chi được trừ.

Nguồn: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/Suggestion_Legal?p_detail=1&p_topic_id=7664
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
596
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Về vấn đề quà tặng thì còn có quà tặng khuyến mại nữa. Các bạn quan tâm vấn đề khuyến mại thì xem các văn bản hướng dẫn Luật thương mại về xúc tiến thương mại. Văn bản đã có trong thư viện Webketoan, mục Luật thương mại.

Câu hỏi thêm vậy khuyến mại mà không đăng ký thì sao ?
Tặng các bạn Công văn số 4705/TCT-CS ngày 28/12/2012 của Tổng cục Thuế Về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa khuyến mại.
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Tham khảo thêm quan điểm của cơ quan thuế về việc biếu/tặng hàng hóa tại đây:


1. Về thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng:

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ nếu đáp ứng được các điều kiện: (i) Có hoá đơn GTGT hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu và (ii) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên (Quy định tại khoản 5, Điều 14, Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012)

2. Về thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng:

Doanh nghiệp phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa). Trên hóa đơn người bán ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. (Quy định tại Điểm 1b, Điều 14 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013)

Giá tính thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. Riêng đối với trường hợp biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định thì giá tính thuế được xác định bằng không (0). (Quy định tại Khoản 3, Điều 7, Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012).

3. Về thuế TNDN đối với hoạt động cho, biếu, tặng:

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau (trừ các khoản chi không hợp lệ được quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính): (i) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, (ii) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp phải hạch toán vào doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với các hàng hóa cho, biếu, tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo giá bán hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm cho, biếu, tặng. (Quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012)./.
 
ThutrangMin

ThutrangMin

Sơ cấp
14/10/13
33
0
0
TPHCM
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

Đau đầu thiệt chứ....haizz
 
N

Nem Chua

Guest
31/7/10
6
0
1
36
Hà Nội
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

Em là người mới vào nghề, có nghiệp vụ liên quan đến quà biếu Tết, mong các các chỉ giáo hộ.
Bên em là doanh nghiệp xây lắp, và thi công cho chủ đầu tư về các mảng chuồng trại, hạng mục nhà máy. Chủ đầu tư có sản xuất các sản phẩm về thịt hộp, cuối năm họ bán cho bên em một số lượng thịt hộp (có hợp đồng và hóa đơn đầy đủ). Nhưng vì số lượng thịt hộp nhiều quá, nên "công ty thưởng Tết" chưa hết, và xếp đang có ý định nhờ các đại lý bán hàng quen để nhờ bán hộ.
Xin các bác tư vấn cho em về thủ tục hạch toán khi doanh nghiệp xây lắp đi mua thịt hộp và nghiệp vụ thưởng Tết cho người lao động bằng thịt hộp và bán ra thị trường.
Xin cảm ơn các bác !
 
N

nguyennguyen2791

Sơ cấp
13/1/14
22
0
0
32
Hà Nội
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

Có xuất hóa đơn thì vẫn đc tính vào chi phí được trừ mà nhưng doanh thu thì vẫn phải chịu thuế TNDN thì phải, trời ơi cái vấn đề này :wall:

Em là người mới vào nghề, có nghiệp vụ liên quan đến quà biếu Tết, mong các các chỉ giáo hộ.
Bên em là doanh nghiệp xây lắp, và thi công cho chủ đầu tư về các mảng chuồng trại, hạng mục nhà máy. Chủ đầu tư có sản xuất các sản phẩm về thịt hộp, cuối năm họ bán cho bên em một số lượng thịt hộp (có hợp đồng và hóa đơn đầy đủ). Nhưng vì số lượng thịt hộp nhiều quá, nên "công ty thưởng Tết" chưa hết, và xếp đang có ý định nhờ các đại lý bán hàng quen để nhờ bán hộ.
Xin các bác tư vấn cho em về thủ tục hạch toán khi doanh nghiệp xây lắp đi mua thịt hộp và nghiệp vụ thưởng Tết cho người lao động bằng thịt hộp và bán ra thị trường.
Xin cảm ơn các bác !
về giá vốn
N632
C156
DT
N334
C512
C3331
Nhớ xuất hóa đơn nhá
 
Sửa lần cuối:
N

nguyen tuan le

Trung cấp
6/11/13
50
0
0
Hải An - Hải Phòng
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

Nếu DN ko chi tiền mua hàng để làm quà biếu tặng mà tặng thưởng bằng tiền mặt thì hạch toán sao ạ?
Có phải là lấy từ quỹ phúc lợi/ quỹ khen thưởng.. để chi ko ạ? Và nếu như vậy thì cần chứng từ gì được coi là hợp lý?
Còn các loại quỹ kia thì được hạch toán từ tiền mặt sang ạ? Và cần những loại chứng từ gì ở đây?
 
D

dieulinhvnhn

Trung cấp
5/4/08
97
2
0
Hanoi
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

Em có thắc mắc ngoài lề chút: điểm 2.19 mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp để giải đáp khúc mắc về Chi phí quà biếu, tặng.
"2.19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra..."
=> chi hỗ trợ chi phí là những loại chi phí gì ạ?
 
M

muco9

Sơ cấp
24/5/13
19
0
1
35
Nha Trang
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Đây là quan điểm của Viva trao đổi lại với Hien:


Còn đây là quan điểm của tớ trao đổi lại trên Face với Viva:


Hi các anh ơi, cho em hỏi tí, e mới vào nên không rõ lắm mặc dù đã đọc kĩ bài viết rôi:(.
E muốn hỏi là theo 3 cách hạc toán đã nêu ở trên thì cách một và cách 3 khác gì nhau ạ.vì nếu cách 3 không gi gì hết thì tiền chi ra và hàng mua vào xử lí sao ạ:(( em còn gà quá hichic
 
ketoanhathanh

ketoanhathanh

Guest
19/1/14
27
1
8
HA NOI
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

Cảm ơn bạn. Bài viết rất hữu ích
 
haiuyen181091

haiuyen181091

Sơ cấp
20/8/13
10
0
0
Đồng Nai
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Tham khảo thêm quan điểm của cơ quan thuế về việc biếu/tặng hàng hóa tại đây:

2. Về thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng:

Doanh nghiệp phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa). Trên hóa đơn người bán ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. (Quy định tại Điểm 1b, Điều 14 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013)

Giá tính thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. Riêng đối với trường hợp biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định thì giá tính thuế được xác định bằng không (0). (Quy định tại Khoản 3, Điều 7, Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012)./.

Mình không hiểu ở chỗ này, ví dụ DN mình kinh doanh thuốc tây, cuối năm có mua rượu tặng khách hàng, như vậy mua rượu vào rồi lại viết hóa đơn xuất rượu ra biếu tặng và đưa vào chi phí khác hay sao?
Khách hàng công ty mình tặng lại là cá nhân, tức là các trưởng khoa dược ở các bệnh viện thì hóa đơn xuất ra nội dung ghi thế nào là hợp lý?
 
ducthohvtc

ducthohvtc

Cao cấp
9/12/13
202
12
18
Vình Phúc
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào?

Cái này em nghĩ tốt nhất nên hỏi thẳng cục thuế hoặc chi cục thuế phục trách công ty,

Mới hỏi cục thuế Vĩnh Phúc thì câu trả lời là không được xin khấu trừ - đồng nghĩa không tính chi phí hợp lý khi quyết toán.

Vì đây là vấn đề nhạy cảm không có thông tư nào ghi rõ quà tết cho công nhân viên, hay khách hàng được hay không được do vậy nó sẽ được đánh giá trên hệ quy chiếu của người kiểm tra , nơi áp dụng, chứ không hẳn giống nhau.

Ngay cả vấn để này chi cục thuế TPHCM hướng dẫn là không được nhưng tổng cục thuế lại bảo là được nhưng bị khống chế trong mức 10% (15% nếu công ty mới thành lập 3 năm) cho nên bạn đâu khẳng định được tại cục thuế chi cục thuế mình sẽ như thế nào?

Mình không hiểu ở chỗ này, ví dụ DN mình kinh doanh thuốc tây, cuối năm có mua rượu tặng khách hàng, như vậy mua rượu vào rồi lại viết hóa đơn xuất rượu ra biếu tặng và đưa vào chi phí khác hay sao?
Khách hàng công ty mình tặng lại là cá nhân, tức là các trưởng khoa dược ở các bệnh viện thì hóa đơn xuất ra nội dung ghi thế nào là hợp lý?

Nếu xuất hóa đơn ghi hàng biếu tặng vẫn ok bạn nhé, Cái này là quà tặng không phải hình thức kinh doanh nên ko liên quan đến giấy phép đầu tư.
Nhớ ghi rõ biếu tặng đơn giá ghi như hóa đơn đầu vào hạch toán và khấu trừ đầu vào như bình thường nếu cục thuế bên bạn cho phép khấu trừ món này.
như mình nói ở cmt thì tốt nhất hỏi cục thuế hoặc chi cục thuế xem được khâúu trừ không xong hãy giải quyết tiếp.
 
K

KIENDANG200888

Trung cấp
23/4/11
133
3
16
36
đà nẵng
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

Em có thắc mắc ngoài lề chút: điểm 2.19 mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp để giải đáp khúc mắc về Chi phí quà biếu, tặng.
"2.19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra..."
=> chi hỗ trợ chi phí là những loại chi phí gì ạ?
Theo luật số 32/2013/Qh13 ngày 19/6/2013, Điều 9 khoản 2.m: Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động SXKD vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mai, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
 
ducthohvtc

ducthohvtc

Cao cấp
9/12/13
202
12
18
Vình Phúc
Ðề: Chi phí quà biếu tết – hạch toán như thế nào? Lưu ý: đây là bài thảo luận vấn đề

Theo luật số 32/2013/Qh13 ngày 19/6/2013, Điều 9 khoản 2.m: Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động SXKD vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mai, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
Vấn đề quà tặng cho khách hàng, Công ty phải có chiến lược kinh doanh hoặc tổ chức sự kiện chăm sóc khách hàng thì chi phí này mới được áp dụng 15%, còn quà tết ,chẳng vào dịp nào như thế này thật ra nhiều cục thuế không chấp nhận cho lắm, quyết toán dễ bị bới ra. ^^.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA