Một tác phẩm lãng mạng từ một câu chuyện lãng mạng

  • Thread starter letmyha
  • Ngày gửi
letmyha

letmyha

Hư không
18/5/04
815
6
0
43
The land of the living
Một tác phẩm lãng mạng từ một câu chuyện lãng mạn

"Pygmalion và Galatea" được coi là một trong tác phẩm thần thọai Hy Lạp lãng mạn nhất. Câu chuyện có thể tóm tắt như sau.

Pygmalion là một điêu khắc gia đại tài và sống rất cô đơn một mình. Do chứng kiến những nghịch cảnh trong cuộc sống khi những người phụ nữ, vì số phận hay lòng tham đã làm những chuyện ghê gớm như bán thân, lường gạt tình cảm vân vân và vân vân. Bị ám ảnh bởi những điều không hay đó, Pigmalion quyết định tránh xa những tình cảm trần tục và sống một cuộc đời không có phụ nữ.

Là một điêu khắc đại tài, vào một ngày nọ, ý tưởng sáng tạo một mẫu người phụ nữ lý tưởng cho chính mình đã khiến Pigmalion cầm dụng cụ, điêu tác một thân hình người phụ nữ đẹp nhất thế gian từ một khối đá ivory trắng.

Khi hòan thành, bức tượng là một kiệt tác nghệ thuật trên thế gian và được đặt tên là Galatea.

Galatea ngòai thân hình hòan mỹ với khối và tỉ lệ cực kỳ hòan hảo do được sáng tạo bới một điêu khắc gia đại tài, tư thế và vẻ mặt của nàng còn rất sống động, dường như muốn cựa quậy, di chuyển chứ ko đứng yên.

Pigmalion, ngay khi hòan thành bức tượng, đã yêu ngay Galatea. Đó thực sự là người chàng hằng mong đợi. Không ngần ngại, chàng đặt ngay một nụ hôn nồng cháy lên môi của Galatea. Nhưng sự lạnh lẽo đến điếng người của một tảng đá trắng do làn môi xinh xắn mang lại đã như một gáo nước lạnh ụp lên một đốm lửa tình yêu vừa mới nhớm của Pigmalion.
 

Đính kèm

  • Pygmalion And Galatea.JPG
    Pygmalion And Galatea.JPG
    61.4 KB · Lượt xem: 68
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
PA83

PA83

鸡子鸭子!
4/4/06
231
2
18
TB
"Một tác phẩm lãng mạng từ một câu chuyện lãng mạng "

ôi trời!lãng mạng!!!
Lãng mạn chứ nhỉ?
 
letmyha

letmyha

Hư không
18/5/04
815
6
0
43
The land of the living
Khi nhà thơ lớn thổ lộ tình yêu với vợ

Thi hào Pháp Luis Aragon, người nổi tiếng bởi “mối tình thế kỷ” với nữ văn sĩ Elsa Triole, ngoài những tập thơ hết lời ca tụng vợ cũng đã có những câu phát biểu nổi tiếng về lòng biết ơn đối với bà. Người yêu thơ hẳn còn nhớ mấy câu của Aragon:
"Anh quả thật đã sinh từ môi ấy
Cuộc đời anh khởi sự tự em đây".


Trong cuốn Ba mươi năm ở Paris, nhà văn lỗi lạc Pháp A.Daudet (tác giả kiệt tác Những vì sao) đã có những dòng ghi công vợ: “Không một trang nào bà ấy không dò lại, sửa chữa, không rắc lên đó chút hương của trí tuệ bà”.

Nhà văn Pháp vĩ đại Romain Roland (người từng đoạt giải Nobel về văn học) đã ca ngợi vợ qua một bức thư gửi bạn: “Tôi sống được là nhờ vợ tôi. Không có sự chăm sóc tận tình không biết mệt mỏi và sự dịu hiền mà cô ấy dành cho tôi, tôi không thể sống qua được những năm tháng nặng nề”.

Thi hào Nga Pushkin (1799-1837) mặc dù những năm tháng cuối đời có bị dằn vặt, đau khổ bởi những hành động nông nổi của vợ, song trong một bài viết, ông vẫn khẳng định: “Tôi càng sống lâu với nàng, càng yêu con người khả ái, trong sáng, đôn hậu này. Đó là phần thưởng thượng đế ban cho mà tôi hoàn toàn không xứng đáng...”.

Gặp Elsa năm 31 tuổi, thi hào Pháp Luis Aragon ví cuộc đời ông như một trái cây đã bị sâu ăn ba mươi năm một nửa, còn một nửa ba mươi năm nữa, ông trả cho Elsa để cắn ngập răng vào.

Không chỉ bằng lời lẽ, các nhà văn còn thể hiện lòng yêu vợ bằng nhiều hành động cụ thể. Đứng đầu danh sách này là nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng của nước Đức Karl Vinhem (1767-1835). Trong suốt ba mươi tám năm sống bên vợ, không ngày nào ông không sáng tác một bài thơ ngắn tặng bà. Sau khi vợ Vinhem mất, nhà thơ vẫn đều đặn mỗi ngày làm một bài thơ kính cẩn đặt lên mộ vợ vào mỗi buổi sáng. Cứ vậy cho tới sáu năm sau, khi ông từ giã cõi đời.


Khác với Karl Vinhem, họa sĩ kiêm thi sĩ nổi tiếng của nước Anh là Gabriel Rossetti (1828-1882) không đủ bình tĩnh để sáng tác kể từ khi vợ ông mất vào năm 1862. Thậm chí đau quá hóa quẫn, Rossetti đã cho chôn theo vợ hộp đựng bản thảo duy nhất của mình. Mặc bạn bè nhiều lời khuyên nhủ, mãi sau khi cải táng vợ, Rossetti mới chịu lấy tập thơ lên và cho xuất bản. Ngay lập tức, tập thơ được đánh giá là một kiệt tác.

Do số phận xếp đặt, văn hào Nga Dostoyevsky (1821-1881) đã phải hai lần lập gia đình (bà vợ đầu của ông mất vì bệnh lao). Cả hai lần Dostoyevsky đều tỏ ra là người chồng đặc biệt thương quý vợ. Trước khi giã biệt thế giới, ông đăm đắm nhìn người vợ trẻ - bà Anna Grigorievna - rồi cho gọi các con tới. Ông nhắc nhở chúng phải yêu mẹ, phải nghe lời mẹ. Một trong những câu nói cuối cùng của ông trên cõi đời này là: “Anna, em hãy nhớ rằng bao giờ anh cũng rất yêu em và không bao giờ phản bội em, ngay cả trong ý nghĩ”.

Trong tâm trạng tràn đầy hạnh phúc, nhà văn trào phúng Mỹ nổi tiếng Mark Twain (1835-1910) đã sung sướng thốt lên sau lễ thành hôn giữa ông và bà Olivia Lengdon: “Nàng là viên ngọc hoàn hảo nhất của nữ giới mà đời tôi được biết. Và tôi sẽ giữ ý nghĩ đó cho đến lúc chết”. Quả đúng như thế, khi Olivia chẳng may lâm bệnh mất đi, Mark Twain cảm thấy chống chếnh vô độ. Không chịu được sự khêu gợi của kỷ niệm cũ, ông chạy trốn khỏi New York, nơi có căn nhà ghi dấu tình yêu của hai người. Trên mộ vợ, Mark Twain cho khắc dòng chữ: “Thượng đế xin hãy nhân từ với nàng”. Thế vẫn chưa đủ, Mark Twain còn phát biểu trên báo chí: “Ở đâu có nàng, ở đó chính là thiên đường của đời ta”.

Kịch tác gia vĩ đại người Scotland Bernard Shaw (1856-1950) trước khi chết có để lại một chúc thư. Theo đó ông yêu cầu người ta đốt xác ông, trộn lẫn tro thi hài ông với tro thi hài vợ (đã mất trước đó bảy năm) rồi tung vào khu vườn của ngôi nhà ở ngoại thành London, nơi hai vợ chồng đã chung sống 35 năm.

(Nguồn: Công an nhân dân)
 
Sửa lần cuối:
hungh123

hungh123

Trung cấp
1/2/05
53
0
6
47
Somewhere near you
Cứ tưởng còn nóng. Hoá ra nguội quá rồi! Ăn không ngon...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA