Xuất bán linh kiện từ hàng hoá

  • Thread starter shanying2514
  • Ngày gửi
S

shanying2514

Guest
Các bạn giúp mình với!


Công ty mình chuyên bán máy photo cũ, nhập hàng nguyên chiếc (máy do đơn vị bạn nhập khẩu về đến cảng là công ty mình bốc cả container).Nhưng khi máy về có một số máy không hoạt động theo yêu cầu, công ty mình muốn dùng những linh kiện còn tốt để bán lại hoặc thay thế vào các máy khác.

Các bạn chỉ giùm cách hạch toán và có cần phải làm biên bản gì không nhỉ
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
F

Face_to_destiny

Trung cấp
26/9/04
113
0
0
42
In the end...
shanying2514 nói:
Các bạn giúp mình với!


Công ty mình chuyên bán máy photo cũ, nhập hàng nguyên chiếc (máy do đơn vị bạn nhập khẩu về đến cảng là công ty mình bốc cả container).Nhưng khi máy về có một số máy không hoạt động theo yêu cầu, công ty mình muốn dùng những linh kiện còn tốt để bán lại hoặc thay thế vào các máy khác.

Các bạn chỉ giùm cách hạch toán và có cần phải làm biên bản gì không nhỉ
Bạn cần nói rõ hơn về cách thức theo dõi hàng tồn kho ở cty bạn như thế nào (theo dõi theo từng lô hay từng chiếc) ? Doanh thu được xác định như thế nào? Theo như tôi hiểu thì bên bạn sẽ tận dụng những lô hàng đó để lắp ráp thành các sản phẩm được gọi là đồ "second hand". Như thế, với những phần phế thải tiêu hủy bạn cần lập biên bản xử lí (hạch toán vào chi phí khác nhưng không được tính vào chi phí hợp lí với phần giá vốn của các phần này). Với các bộ phận tiêu thụ được, bạn hạch toán vào doanh thu khác, viết hóa đơn GTGT và kê khai bình thường. Tuy nhiên, cái khó là xác định được giá vốn của các bộ phận còn sử dụng được trong giá trị tổng thể cả lô hàng. Chính vì thế, cần phải có thông tin chi tiết hơn về cách thức theo dõi HTK bên cty bạn...
 
S

shanying2514

Guest
Cám ơn bạn, mình mong được trả lời đỏ cả mắt.

Hàng bên mình theo dõi theo từng chiếc vì có cả bán lẻ mà, doanh thu cũng vậy, ghi nhận theo từng đơn hàng cụ thể. Mình cũng đang thấy khó khăn là ở chỗ xác định giá vốn của các bộ phận mình dùng để bán hoặc thay thế kìa

Từ trước đến nay, công ty mình toàn nhập về nguyên chiếc và cũng xuất nguyên chiếc (hàng đã qua sử dụng), đến bây giờ mới gặp trường hợp này, có một vài chiếc máy cũ quá, nhiều bộ phận không dùng được nhưng cũng có một số bộ phận còn rất tốt, mà có khi mua ngoài mới lại không chạy tốt bằng, vì đây là hàng của Châu Âu.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Máy nhập và bán nguyên chiếc khi nhập N1561/C331,...
Khi xuất bán N632/C156, Dthu: N11X,131/C511,33311
Máy nhập và bán linh kiện
Khi nhập N1561(Chi tiết máy Photo)/C331,...
Khi dỡ các linh kiện: N1561(từng loại linh kiện)/C1561(Máy photo).
Vấn đề là bạn cần phân bổ chi phí (giá gốc) của máy photo cho các linh kiện dỡ ra một cách hợp lý nhất.
 
levanton

levanton

Cao cấp
shanying2514 nói:
Các bạn giúp mình với!


Công ty mình chuyên bán máy photo cũ, nhập hàng nguyên chiếc (máy do đơn vị bạn nhập khẩu về đến cảng là công ty mình bốc cả container).Nhưng khi máy về có một số máy không hoạt động theo yêu cầu, công ty mình muốn dùng những linh kiện còn tốt để bán lại hoặc thay thế vào các máy khác.

Các bạn chỉ giùm cách hạch toán và có cần phải làm biên bản gì không nhỉ

Đối với các máy mua nguyên chiếc, bán nguyên chiếc thì ổn rồi, còn mua về tháo, rã lấy linh kiện bạn hạch toán như thanh lý sản phẩm hàng hóa:
Xuất hàng hóa thanh lý :
Nợ 154/ có 156
Chi phí thanh lý :
Nợ 154/ có 111, 334
Bạn xác định giá trị nhập kho theo phưong pháp tương đương với giá linh kiện cùng loại trên thị trường
Giá trị nhập lại
Nợ 156/ có 154
Chắc là chi phí và giá vốn xuất sẽ cao hơn giá nhập lại
Bạn định khoản cho giá trị chếch lệch
Nợ 811/ có 154
 
F

Face_to_destiny

Trung cấp
26/9/04
113
0
0
42
In the end...
Đối với giá vốn của các linh kiện sử dụng lại, đúng như bác Levanton nói. Bạn nên sử dụng phương pháp giá tương đương nhưng chỉ nên tính theo tỉ lệ phần trăm so với đồ mới (bạn có thể xác định lại theo tiêu thức thời gian sản xuất, gần giống như với TSCĐ vậy). Vì số lượng máy hỏng của bạn ít, và có thể theo dõi được giá mua của từng chiếc, bạn có thể hạch toán ngay giá trị phần máy bị hỏng hóc không thể thu hồi vào chi phí: Nợ TK 811/Có TK 156 (bằng giá mua của chiếc bị hỏng trừ đi giá trị của bộ phận tận dụng xác định theo phương pháp tương đương). Chúc may mắn...
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Tại sao lại hạch toán sang tài khoản 154 ở đây hả anh? Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - dùng để tập hợp các chi phí sản xuất trực tiếp, liên quan đến hoạt động sản xuất. Còn đây là hoạt động thương mại: mua bán hàng hóa, hơi lạ ở chỗ dỡ từ nguyên chiếc ra bán từng linh kiện mà thôi.

levanton nói:
còn mua về tháo, rã lấy linh kiện bạn hạch toán như thanh lý sản phẩm hàng hóa:
Xuất hàng hóa thanh lý :
Nợ 154/ có 156
Chi phí thanh lý :
Nợ 154/ có 111, 334
Bạn xác định giá trị nhập kho theo phưong pháp tương đương với giá linh kiện cùng loại trên thị trường
Giá trị nhập lại
Nợ 156/ có 154
Chắc là chi phí và giá vốn xuất sẽ cao hơn giá nhập lại
Bạn định khoản cho giá trị chếch lệch
Nợ 811/ có 154
 
levanton

levanton

Cao cấp
Nguyen Tu Anh nói:
Tại sao lại hạch toán sang tài khoản 154 ở đây hả anh? Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - dùng để tập hợp các chi phí sản xuất trực tiếp, liên quan đến hoạt động sản xuất. Còn đây là hoạt động thương mại: mua bán hàng hóa, hơi lạ ở chỗ dỡ từ nguyên chiếc ra bán từng linh kiện mà thôi.

Tú Anh à!
Mình ghi như vậy vì những lý do sau:
1.Khi đem hàng hóa này (1 cái máy photo) đi tháo ra để lấy từng linh kiện rời ( cũng là hàng hóa) thì việc hạch toán số lượng đã có sự thay đổi trên sổ chi tiết.
2.Muốn tháo ra lấy linh kiện cũng phải mất chi phí. Mình đã tháo rồi, toát mồ hôi hột đấy!
3. Giá trị nhập lại có khi cao hơn, cũng có khi thấp hơn giá trị ban đầu
4. Mình xem như là thuê ngoài gia công. TK 154 cũng được dùng để phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoạc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức loại hình hoạt động này.
và trong hướng dẫn phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK154, 156 đều có nêu
Trường hợp thuê ngoài gia công chế biến hàng hóa, ghi :
Nợ TK 154/ có TK 156
Chi phí gia công chế biến, ghi
Nợ 154
Nợ 133
Có 111,112,331

Khi gia công xong nhập kho
Nợ 156/Có 154

và phần vận dụng là : nếu chi phí+ giá vốn cao hơn giá trị nhập lại, phải tất toán TK 154 cho hoạt động này bằng cách ghi Nợ 811/Có 154
( Vì QĐ 15 có nói là các Cty. doanh nghiệp căn cứ vào " Chế độ kế toán doanh nhgiệp" để tiến hành nghiên cứu, cụ thể hóa,...)

Thế theo Tú Anh phải hạch toán thế nào?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
levanton nói:
1.Khi đem hàng hóa này (1 cái máy photo) đi tháo ra để lấy từng linh kiện rời ( cũng là hàng hóa) thì việc hạch toán số lượng đã có sự thay đổi trên sổ chi tiết.
Số lượng thay đổi nhưng giá trị thì không đổi.

levanton nói:
2.Muốn tháo ra lấy linh kiện cũng phải mất chi phí. Mình đã tháo rồi, toát mồ hôi hột đấy!
Hì, đây có đề cập đến chi phí tháo dỡ đâu hả anh?

levanton nói:
3. Giá trị nhập lại có khi cao hơn, cũng có khi thấp hơn giá trị ban đầu
Anh muốn nói giá trị hàng hóa nhập lại sau khi đem đi gia công ạ? Tốn thêm chi phí để gia công thì giá trị hàng hóa phải tăng lên chứ anh, thấp xuống thế nào được?

levanton nói:
4. Mình xem như là thuê ngoài gia công. TK 154 cũng được dùng để phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoạc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức loại hình hoạt động này.
và trong hướng dẫn phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK154, 156 đều có nêu
Trường hợp thuê ngoài gia công chế biến hàng hóa, ghi :
Nợ TK 154/ có TK 156
Chi phí gia công chế biến, ghi
Nợ 154
Nợ 133
Có 111,112,331

Khi gia công xong nhập kho
Nợ 156/Có 154
Em nghĩ đơn giản lắm, không áp dụng cách hạch toán nghiệp vụ gia công hàng hóa vào hạch toán nghiệp vụ tách linh kiện ra để bán. Gia công hàng hóa sẽ có chi phí, đó là hoạt động mua dịch vụ; nhưng tách linh kiện ra để bán thì sẽ có doanh thu, đó là hoạt động bán hàng hóa. Vô tình, anh đưa công ty từ "người bán" chuyển sang "người mua" rồi.

levanton nói:
và phần vận dụng là : nếu chi phí+ giá vốn cao hơn giá trị nhập lại, phải tất toán TK 154 cho hoạt động này bằng cách ghi Nợ 811/Có 154
Anh xem lại hộ em kết cấu của TK 154. Đối ứng với bên Có của TK 154 sẽ là các TK: 152, 156, 155, 632, không có TK 811. Tất nhiên đó là lý thuyết nhưng em sẽ phân tích bằng hình ảnh thực tế để anh xem.

Em sẽ lắp giá trị vào các bút toán của anh để anh thấy rằng sẽ không còn số dư TK 154 đâu để hạch toán phần chênh lệch vào TK 811:
- (1): Xuất hàng đem đi gia công: Nợ TK 154/ Có TK 156: a
- (2): Chi phí gia công: Nợ TK 154/ Có TK 111, 331: b (Bỏ thuế đi cho đơn giản)
- (3): Nhập lại kho của hàng hóa đã được gia công: Nợ TK 156/ Có TK 154: a+b

Như vậy, hàng hóa sẽ tăng thêm giá trị và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không còn.
levanton nói:
Thế theo Tú Anh phải hạch toán thế nào?
Hạch toán như anh Hiền ở bài số 4
icon10.gif
.
 
Sửa lần cuối:
levanton

levanton

Cao cấp
Nguyen Tu Anh nói:
Số lượng thay đổi nhưng giá trị thì không đổi.

Hì, đây có đề cập đến chi phí tháo dỡ đâu hả anh?

Anh muốn nói giá trị hàng hóa nhập lại sau khi đem đi gia công ạ? Tốn thêm chi phí để gia công thì giá trị hàng hóa phải tăng lên chứ anh, thấp xuống thế nào được?


Em nghĩ đơn giản lắm, không áp dụng cách hạch toán nghiệp vụ gia công hàng hóa vào hạch toán nghiệp vụ tách linh kiện ra để bán. Gia công hàng hóa sẽ có chi phí, đó là hoạt động mua dịch vụ; nhưng tách linh kiện ra để bán thì sẽ có doanh thu, đó là hoạt động bán hàng hóa. Vô tình, anh đưa công ty từ "người bán" chuyển sang "người mua" rồi.

Anh xem lại hộ em kết cấu của TK 154. Đối ứng với bên Có của TK 154 sẽ là các TK: 152, 156, 155, 632, không có TK 811. Tất nhiên đó là lý thuyết nhưng em sẽ phân tích bằng hình ảnh thực tế để anh xem.

Em sẽ lắp giá trị vào các bút toán của anh để anh thấy rằng sẽ không còn số dư TK 154 đâu để hạch toán phần chênh lệch vào TK 811:
- (1): Xuất hàng đem đi gia công: Nợ TK 154/ Có TK 156: a
- (2): Chi phí gia công: Nợ TK 154/ Có TK 111, 331: b (Bỏ thuế đi cho đơn giản)
- (3): Nhập lại kho của hàng hóa đã được gia công: Nợ TK 156/ Có TK 154: a+b

Như vậy, hàng hóa sẽ tăng thêm giá trị và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không còn.

Hạch toán như anh Hiền ở bài số 4
icon10.gif
.

Cám ơn bạn đã giải thích cho từng trường hợp cụ thể.
nhưng mình thấy: chi phí tháo gỡ không biết hạch toán vào đâu. Giá nhập lại cũng phải tương đối theo giá thị trường của linh kiện tương đương, như vậy sẽ có chênh lệch về giá. Và giả sử khi thao gỡ ra, không thu lại giá trị gì thì kế toán Ghi Có 1561( máy photo) Nợ TK gì hả Tú Anh?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
levanton nói:
chi phí tháo gỡ không biết hạch toán vào đâu.
Nếu có phát sinh chi phí tháo dỡ thì anh đưa vào chi phí bán hàng.

levanton nói:
Giá nhập lại cũng phải tương đối theo giá thị trường của linh kiện tương đương, như vậy sẽ có chênh lệch về giá.
Mình đang hạch toán kế toán cơ mà anh. Chi phí bỏ ra bao nhiêu thì sẽ hạch toán vào giá trị hàng hóa đem đi gia công bấy nhiêu chứ, mình đâu cần phải "đánh giá lại" giá trị hàng hóa sau khi đem đi gia công với giá trị thị trường? Nhiệm vụ của kế toán không phải là "đánh giá lại" anh nhỉ!

levanton nói:
Và giả sử khi thao gỡ ra, không thu lại giá trị gì thì kế toán Ghi Có 1561( máy photo) Nợ TK gì hả Tú Anh?
Từ hàng hóa nguyên chiếc, mình tháo các linh kiện ra để bán và có được doanh thu. Đề tài của chúng ta là: sẽ hạch toán hàng hóa đó ra làm sao khi nó bị bổ ra thành từng mảnh. Anh đừng quan tâm đến chi phí "tháo dỡ". Hãy cho nó là một động tác cơ học thôi, đừng xét đến công sức ở đây.

Em và anh đang đi lạc hướng câu hỏi rồi đấy! Muốn tranh luận tiếp thì mở thêm một chủ đề khác. Còn với chủ đề này, dừng lại tại đây thôi nhé!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA