Thật là lạ, tôi thấy nhiều người nói rằng khi học với thực tế không giống nhau. Nhưng tôi thấy rằng các bạn không phân biệt thế nào là làm đúng, thế nào là làm sai. Và các DN kiểu như điếc không sợ súng, cứ làm sai bừa, kế toán nào làm sai mà không sợ miễn sao đúng với ý muốn " hiện tại" của chủ là coi như kế toán đó là giỏi, kế toán đó có kinh nghiệm nhiều.
Thực tế là chủ DN muốn hạch toán lãi bao nhiêu, lỗ bao nhiêu và yêu cầu kế toán làm sao cho ra con số đó. Kế toán nào" chấp nhận" làm bừa thì được đánh giá là giỏi. Nhưng thực chất là gì? Là họ làm sai. Muốn giảm lãi thì họ tăng chi phí, họ phân bổ, khấu hao cho nhanh, họ đưa khống chi phí không có chứng từ vào, họ đem chi phí của năm sau vào năm nay. Họ bất chấp hợp lý, đúng luật. Thế rồi, vài năm sau đó, khi đó chi phí họ đã sử dụng hết rồi thì họ lãi đầy ra. Lúc này kế toán kia đã biến mất rồi, và kế toán mới dù rằng giỏi thế nào cũng bị chê là dở. Chủ DN đâu biết rằng, đây là hệ quả tất yếu của việc làm sai đâu.
Tương tự như vậy: ở các cty niêm yết, học làm mọi cách để tăng lợi nhuận : khấu hao ít lại, phân bổ chi phí giản ra, chuyển doanh thu kỳ sau qua năm nay .......để giá cổ phiéu cao,và rồi những năm tiếp theo, chi phí dồn lại, doanh thu không có. Lại rơi vào thời kỳ kinh tế khó khăn, doanh thu không có, chi phí các năm trước dồn hết sang, lỗ là một hậu quả tất yếu.
Nói vậy để nói như cầu kế toán như thế nào là tùy theo cách của chủ DN cần người như thế nào. Các bạn gọi là chưa có kinh nghiệm thực tế, thì cố gắng suy nghĩ lại những điều mình đã được học và suy nghĩ cách ứng dụng nó vào thực tế. Có thực tế rồi thì kiểm chứng lại cái thực tế đó phù hợp với cái lý thuyết nào mình đã được học.