2. Xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền đang gửi, tiền chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra “Đồng“ Việt Nam, thực hiện theo tỷ giá được hướng dẫn dưới đây. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:
2.1 Đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gởi, tiền đang chuyển,, các khoản nợ ngắn hạn (01 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư.
2.2 Đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên một năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
· Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn: Trong trường hợp tỷ giá quy đổi số dư cuối kỳ cao hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ gí xử lý như đã quy định tại Mục (2.1). Trong trường hợp tỷ giá quy đổi số dư cuối kỳ thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.
· Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn: Trường hợp tỷ giá quy đổi mà số dư cuối kỳ cao hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì chêch lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm. Trường hợp tỷ giá quy đổi có số dư cuối kỳ thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá xử lý như đã nêu tại Mục (2.1)
· Khi thanh lý từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả dài hạn, nếu tỷ giá thanh toán phát sinh cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì phần chêch lệch tỷ giá được xử lý như đã quy định tại Mục (1.2) nêu trên.
(Trích thông tư số 44/TC-TCDN ngày 08-7-1997 của Bộ Tài chính; Công văn số 4452/TCT-NV6 ngày 24-8-1999 của Bộ Tài chính; Thông tư số 101/2000/TT-BCT ngày 17-10-2000 của Bộ Tài chính)