KT viên xử lý thế nào nếu giao dịch là không có thực nhưng vẫn có chứng từ đầy đủ?

  • Thread starter snoopy2004
  • Ngày gửi
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
Giả sử có một công ty A, B, C.
Công ty A công ty đang được kiểm toán. Công ty B là công ty bán hàng cho A. Công ty C là công ty mua hàng của A.
Trogn năm, công ty A có kê khai hóa đơn đầu vào và đầu ra đầy đủ (thực tế là có hóa đơn đầu vào của B và có xuất hóa đơn đầu ra cho C). Tuy nhiên, do trogn quá trình kiểm toán, kiểm toán viên biết chắc được là các giao dịch mua hàng và bán hàng của những hóa đơn trên thực tế là không có phát sinh. Nhưng bởi vì A có đầy đủ chứng từ hợp lệ (đầu vào , đầu ra đều kê khai đầy đủ) thì Kiểm toán phải giải quyết thế nào. Đây có được cho là hành vi gian lận không? KTV phải xử lý sao đây? Ra ý kiến ngoại trừ thì không được, bởi vì A có chứng từ hợp lệ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Trong kế toán, Bản chất của giao dịch được đặt lên hàng đầu. Nếu Kiểm toán viên có bằng chứng chứng minh giao dịch trên là ảo thì đó được coi là một Gian lận, cho dù có hoá đơn phát hành và các chứng từ giao hàng đi chăng nữa.

Liên quan đến gian lận thì lúc này có rất nhiều vấn đề mà kiểm toán viên cần quan tâm.

- Tính chính trực của BGĐ,
- Rủi ro liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng khác,
- Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ do BGĐ áp đặt,
...

Bạn nên nhớ rằng Bản chất nghiệp vụ mới là quan trọng, các hoá đơn chứng từ chỉ là hình thức của nghiệp vụ. Khi nghiệp vụ không xảy ra mà lại có hoá đơn cho rằng nó xảy ra thì càng nhấn mạnh vào yếu tố gian lận.

Lúc này KTV có thể đưa ý kiến ngoại trừ hoặc một số trường hợp có thể từ chối đưa ra ý kiến
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
nedved nói:
Trong kế toán, Bản chất của giao dịch được đặt lên hàng đầu. Nếu Kiểm toán viên có bằng chứng chứng minh giao dịch trên là ảo thì đó được coi là một Gian lận, cho dù có hoá đơn phát hành và các chứng từ giao hàng đi chăng nữa.

Liên quan đến gian lận thì lúc này có rất nhiều vấn đề mà kiểm toán viên cần quan tâm.

- Tính chính trực của BGĐ,
- Rủi ro liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng khác,
- Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ do BGĐ áp đặt,
...

Bạn nên nhớ rằng Bản chất nghiệp vụ mới là quan trọng, các hoá đơn chứng từ chỉ là hình thức của nghiệp vụ. Khi nghiệp vụ không xảy ra mà lại có hoá đơn cho rằng nó xảy ra thì càng nhấn mạnh vào yếu tố gian lận.

Lúc này KTV có thể đưa ý kiến ngoại trừ hoặc một số trường hợp có thể từ chối đưa ra ý kiến

Vấn đề là ở chỗ đây chỉ là phỏng đoán của kiểm toán thôi. Và phỏng đoán này la tương đối chính xác. Bởi vì, đợt kiểm toán kỳ trước có phát sinh một trường hợp tương tự, còn trong kỳ này có biến tướng nghiệp vụ một chút. Ba công ty thông đồng với nhau rồi, còn làm ăn gì được nữa.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Hì, vấn đề là phải có Bằng chứng chứng minh giao dịch đó là ảo, bạn mới có thể đưa ra vấn đề và xử lý nó được (loại trừ, từ chối đưa ý kiến.v.v....), còn nếu bạn không có bằng chứng gì để chứng minh nó là ảo thì.... bạn phải chấp nhận nó là thật thôi.
KTV cũng chỉ là KTV, không phải nhà điều tra bạn ạ.
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
cothant nói:
Hì, vấn đề là phải có Bằng chứng chứng minh giao dịch đó là ảo, bạn mới có thể đưa ra vấn đề và xử lý nó được (loại trừ, từ chối đưa ý kiến.v.v....), còn nếu bạn không có bằng chứng gì để chứng minh nó là ảo thì.... bạn phải chấp nhận nó là thật thôi.
KTV cũng chỉ là KTV, không phải nhà điều tra bạn ạ.

Cũng có bằng chứng ấy chứ, nhưng mà bằng chứng này là trên máy tính. Khi Kiểm toán phát hiện ra người ta đã chỉnh sửa mất tiêu rồi, không có lưu lại trên giấy tờ. Thế cho nên...chắc phải làm lơ quá...
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
Túm lại là sao đây pà kon
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
nedved nói:
Liên quan đến gian lận thì lúc này có rất nhiều vấn đề mà kiểm toán viên cần quan tâm.

- Tính chính trực của BGĐ,
- Rủi ro liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng khác,
- Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ do BGĐ áp đặt,
...

Câu hỏi SAO ĐÂY đã có giải đáp

Vấn đề của bạn không phải là tập trung vào cái nghiệp vụ ảo đó. Trong trường hợp này, gian lận là chắc chắn, do đó việc cần phải xem xét những vấn đề trên, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các gian lận (có thể) từ đó sẽ tìm được những bằng chứng cụ thể.

Đề nghị đọc ngay Chuẩn mực kiểm toán 240 trước khi có những thắc mắc tiếp theo
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
nedved nói:
Câu hỏi SAO ĐÂY đã có giải đáp

Vấn đề của bạn không phải là tập trung vào cái nghiệp vụ ảo đó. Trong trường hợp này, gian lận là chắc chắn, do đó việc cần phải xem xét những vấn đề trên, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các gian lận (có thể) từ đó sẽ tìm được những bằng chứng cụ thể.

Đề nghị đọc ngay Chuẩn mực kiểm toán 240 trước khi có những thắc mắc tiếp theo

Tôi đã đọc CM240 .
Gian lận có thể được biểu hiện dưới dạng tổng quát sau:
-Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu
-Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán
-Biển thủ tài sản
-Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin
-Ghi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật
-Cố ý sử dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc và phương pháp kế toán
-Cố ý tính toán sai số học...

Trong trường hợp trên là thuộc gian lận "làm giả chứng từ" à? Hay là gian lận "chi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật"?
Mặc dù biết là 2 loại gian lận đó, nhưng vẫn không thể bắt bẻ Dn được. Bởi vì họ có chứng từ hợp lý hợp lệ.

nedved nói:
Vấn đề của bạn không phải là tập trung vào cái nghiệp vụ ảo đó. Trong trường hợp này, gian lận là chắc chắn, do đó việc cần phải xem xét những vấn đề trên, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các gian lận (có thể) từ đó sẽ tìm được những bằng chứng cụ thể.

Bây giờ ta chúng ta sẽ không tập trung vào các nghiệp vụ ảo nữa. Mà là tìm bằng chứng để chứng minh là các nghiệp vụ đó không có xảy ra. Bằng cách nào đây?
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
snoopy2004 nói:
Tôi đã đọc CM240 .
Gian lận có thể được biểu hiện dưới dạng tổng quát sau:
-Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu
-Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán
-Biển thủ tài sản
-Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin
-Ghi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật
-Cố ý sử dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc và phương pháp kế toán
-Cố ý tính toán sai số học...

Trong trường hợp trên là thuộc gian lận "làm giả chứng từ" à? Hay là gian lận "chi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật"?
Mặc dù biết là 2 loại gian lận đó, nhưng vẫn không thể bắt bẻ Dn được. Bởi vì họ có chứng từ hợp lý hợp lệ.

Bây giờ ta chúng ta sẽ không tập trung vào các nghiệp vụ ảo nữa. Mà là tìm bằng chứng để chứng minh là các nghiệp vụ đó không có xảy ra. Bằng cách nào đây?

Bây giờ chỉ còn cách là xác nhận công nợ của công ty B, và C. Nhưng họ cấu kết với nhau, chắc chắn số dư là khớp rồi.
Nếu kiểm tra hàng tồn kho, thì họ giải thích là, Dn bán hàng không có nhập kho ma là mua và giao hàng bán liền luôn, không có làm chứng từ xuất nhập. Tức là không có tồn kho.
Thế cho nên không biết tìm bằng chứng như thế nào nữa..
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Kiểm toán là common sense, có nghĩa là các suy luận trong kiểm toán rất đời thường và tự nhiên.

Có dấu hiệu của gian lận có nghĩa là có khả năng xảy ra gian lận trọng yếu và có thể liên quan đến rất nhiều vùng kiểm toán.

Việc quá chú trọng vào một nghiệp vụ sẽ làm cho KTV kô thể có được cái nhìn tổng quát về BCTC. Do đó, có thể kô đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng của gian lận (nếu có). Việc phát hiện gian lận là rất khó. KTV phải tập trung vào NGUYÊN NHÂN có thể dẫn đến gian lận mới có thể phát hiện được gian lận. Trong trường hợp biết rõ là có gian lận và gian lận này có thể ảnh hưởng rất trọng yếu đến BCTC mà KTV kô thể có bằng chứng chứng minh, có nghĩa là phạm vi kiểm toán bị hạn chế, KTV có thể rút khỏi hợp đồng kiểm toán.

Bạn là người trong cuộc mà còn không thể phát hiện được bằng chứng chứng minh cho gian lận thì member trên diễn đàn kô thể giúp gì bạn được. Họ chỉ có thể giúp bạn về định hướng, tất cả do suy nghĩ của bạn, hay suy luận một cách thông thường nhất.
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
Bằng chứng để kiểm toán có thể suy luận được gian lận trong trường hợp này chính là các file excell mà DN lập. Điều mà tui phân vân là "không biết các file này co được cho là bằng chứng không?".
 
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Thế bạn có biết có bao nhiêu loại bằng chứng kiểm toán và mức độ tin cậy của các loại bằng chứng ấy không? Các file mà DN lập trên máy là bằng chứng tài liệu xuất phát từ bên trong DN và do DN lập có độ tin cậy thấp nhất.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Tạm thời bạn có thể suy từ file excell mà chưa chỉnh sửa (nếu có) và so với file excell đã chỉnh sửa - để kiểm chứng tính trọng yếu của sự việc. Qua đó bằng kinh nghiệm kiểm toán, xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán mà bạn sẽ gặp phải. (inherent risk, business risk, detection risk)
Sau đó bạn có thể mở rộng phạm vi kiểm chứng bằng nhiều subsequence tests hơn để tìm thêm bằng chứng.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA