Các bạn thân mến, như mình đã nói chủ yếu là mình đưa ra ý tưởng và cách giải quyết còn kỷ thuật và phương pháp thì tuỳ theo đặc thù đơn vị, cũng như trình độ hiểu biết excel của người làm KT. Dĩ nhiên là file NXHangHoa mình làm theo dạng mì ăn liền, còn sơ sài lắm . Mình xin nói thêm đôi điều về cách tính giá BQGQ của mình.
1/. Cột giá BQGQ, lồng thêm hàm Round để đơn giá xuất không bị số lẻ vì bất tiện khi lên cân đối phát sinh.
2/. Cột Trị Giá ở Số Dư cuối Kỳ của BTH, dùng Conditional Formatting, bởi lẽ khi sử dụng giá BQGQ thường có hai trường hợp xảy ra.
- Số dư cuối kỳ số lượng = 0, trị giá vẫn còn.
- Số dư cuối kỳ số lượng =0 , trị giá là số âm.
3/. Như thế thì phiếu xuất hàng cuối cùng trong kỳ cần báo cáo, mình sẽ (+) thêm hay (- ) đi phần trị giá, cũng có thể dùng bút toán điều chỉnh.
Với phương pháp nầy mình sử dụng rất ổn và chẳng thấy có điều gì bất thường cả.
Mình xin được gợi ý thêm ở sheet InChungTu các bạn có thể thêm vào “hàm đọc số” và sử dụng Validation để nhập MK, MH, Số PN, PX cho chính xác các bạn có thể tham khảo trên diễn đàn ở topic khác. Một điều nữa là các bạn có thể tuỳ biến thành Nhật ký Chứng Từ, Nhật Ký Thu Chi, Nhật Ký Bán Hàng . . . và tạo thêm những bản biểu báo cáo theo yêu cầu thực tế của đơn vị các bạn. Nói tóm lại Nhật Ký là dữ liệu nguồn còn khai thác là sáng tạo của các bạn và chỉ có như thế mới cảm thấy thích thú trong công việc làm KT. Mình tâm niệm một điều đừng biến người làm KT thành nhân viên nhập dữ liệu khi sử dụng phần mềm viết sẳn. Nếu có thể các bạn học thêm ngôn ngữ lập trình để chủ động trong nghề, đừng bao giờ “thở bằng lỗ mũi của người khác”. Trên đây là ý kiến chủ quan của mình, một người chưa từng được đào tạo chính quy, kiến thức có được chỉ là những cái vụn vặt, cóp nhặt thậm chí ăn cắp của người khác, có gì sai quấy các bạn tha lỗi cho. Chào thân.