So sánh Luật và Pháp lệnh

  • Thread starter ketoan4mat
  • Ngày gửi
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Luật kế toán cao hơn 1 bật so với Pháp lệnh kế toán - thồng kê ? Vậy mình muốn so sánh giữa Luật và Pháp lệnh nói chung . TKS!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
44
Hà đông
Chắc là có nhiều tiêu chí để phân biệt.

+ CQ phát hành :
Luật : Quốc hội
PLệnh : Ủy ban thường vụ QH, HDND..
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Hôm nay lại lôi vấn đề này ra, mọi người ơi phân biệt giúp với. Ngoài tiêu chí về cơ quan ban hành còn gì nữa không nhỉ?

Tiêu chí ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ có 1 thôi các mem ui.
Tất cả đều phải dựa trên Hiến pháp để ban hành văn bản QPPL.
Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp => Hiến pháp là luật cơ bản của NN và có tính pháp lý cao nhất.
  1. Căn cứ Hiến pháp, Quốc Hội sẽ ban hành Luật, Nghị quyết.
  2. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH: UB Thường vụ QH sẽ ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết.
  3. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (QH), Pháp lệnh, Nghị quyết (UBTVQH): Chủ tịch nước ban hành Lệnh, Quyết định.
  4. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (QH), Pháp lệnh, Nghị quyết (UBTVQH), Lệnh, Quyết định (CTN): Chính phủ ban hành Nghị quyết, Nghị định
  5. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (QH), Pháp lệnh, Nghị quyết (UBTVQH), Lệnh, Quyết định (CTN), Nghị quyết, Nghị định (CP): Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định, Chỉ thị.
  6. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (QH), Pháp lệnh, Nghị quyết (UBTVQH), Lệnh, Quyết định (CTN), Nghị quyết, Nghị định CP), Quyết định, Chỉ thị (TTCP): Bộ trưởng, Thủ trưởng ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
.

Mình hy vọng giải thích thế này mọi người sẽ hiểu. Thứ tự cao thấp đi từ trên xuống dưới đó.:friend:
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nếu so sánh về cơ quan ban hành thì... xoàng quá vì Luật và Pháp lệnh - dưới Luật - cũng từ một lò là... Quốc hội mà ra.

Nhưng điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất chính là: Pháp lệnh quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật.
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Nếu so sánh về cơ quan ban hành thì... xoàng quá vì Luật và Pháp lệnh - dưới Luật - cũng từ một lò là... Quốc hội mà ra.

Nhưng điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất chính là: Pháp lệnh quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật.

Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội chỉ có một số người, trong khi TM Quốc Hội là TM cả đống người.
Ai nói với TA rằng sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật thế trùi. Đọc kỹ Luật Ban Hành Văn Bản QPPL rồi chứ????:drummer:
Bài viết chỉ phân định thằng nào cao hơn thằng nào thui mà, chư đâu có so sánh cơ quan ban hành chứ.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội chỉ có một số người, trong khi TM Quốc Hội là TM cả đống người.
Em nói xuất phát từ một lò mà ra cơ mà. Trong cái lò ấy, có bố mẹ và các anh chị em. QH là bố mẹ, UBTVQH là các anh chị em, không đúng sao?

Ai nói với TA rằng sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật thế trùi. Đọc kỹ Luật Ban Hành Văn Bản QPPL rồi chứ????:drummer:
Em đọc rồi em mới dám phát biểu chứ! Câu em trích dẫn là Điều thứ 21 đấy! Điều này chưa thay đổi gì từ ngày đầu ban hành.

Bài viết chỉ phân định thằng nào cao hơn thằng nào thui mà, chư đâu có so sánh cơ quan ban hành chứ.
Em đã viết là: "Pháp lệnh quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật" mà anh không biết thằng nào cao hơn thằng nào sao?
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Cho mình hỏi tiếp nhé, hiện nay có bao nhiêu luật và pháp lệnh về các loại thuế, ví dụ Luật thuế GTGT, luật thuế TNDN... pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,...?

Luật thuế hay Pháp lệnh muốn biết chính xác thì ngồi đếm thôi, bạn lên trang Tổng Cục thuế để nghiên cứu thêm nha.
 
tamnt07

tamnt07

Sống đơn giản, lấy nụ cười làm căn bản!
21/3/07
5,632
623
113
The Capital
Luật thuế hay Pháp lệnh muốn biết chính xác thì ngồi đếm thôi, bạn lên trang Tổng Cục thuế để nghiên cứu thêm nha.

Nói thế thì nói làm gì...
Mình liệt kê mọi người xem có chính xác không nhé, có gì bổ sung thêm...
Có 6 Luật thuế:
1.Thuế giá trị gia tăng
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
5. Thuế chuyển quyền sử dụng đất
6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
5 Pháp lệnh:
1. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
2. Thuế tài nguyên
3. Thuế nhà đất
4. Thuế bổ sung đối với hộ sử dụng đất nông nghiệp
5. Thuế công thương nghiệp(???)
 
V

Votong di@

User đã bị cấm truy cập
Để xây dựng 1 văn bản luật đâu có đơn giản
Trước hết Luật nôm na là những quy phạm, chuẩn mực của xã hội
mà xã hội thì thay đổi như chong chóng
mà Luật thì không phải ngày nào cũng cho ra lò Luật được
Viết ra 1 câu là nó đụng chạm tùm lum các luật khác
bởi vậy nó phải xây dựng trên 1 lộ trình
nhưng không thể 1 ngày k có Pháp luật

Thế nên sinh ra pháp lệnh như 1 bước đệm

Đương nhiên là giá trị pháp lý cuả Luật cao hơn rồi

Ta làm 1 ví dụ cho dễ hiểu:

Giao thông quá lộn xộn
Cần bắt đi bên phải đường

Người ta ra Luật đi bên phải đường so với chiều di chuyển như vậy là đá ngay với Luật giao thông vì trong trường hợp đường 1 chiều vẫn cho đi bên trái...

thế nên muốn xây dưng luạt thì đi từ Pháp lệnh đã
xem nó có đá đấm với các Luật khác trong thực tế không
nếu có đấm đá thì xử theo Luật
và dần dần hoàn thiện đưa lên Luật
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Đúng là Võ Tòng nhỉ, toàn thấy đá với đấm !
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Đúng là Võ Tòng nhỉ, toàn thấy đá với đấm !
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,373
36
48
47
Goooogle
Pháp lệnh về nội dung, hình thức, mục đích tương đương Luật, thường được ban hành khi XH cần những quy phạm điều chỉnh như Luật nhưng Luật hiện tại chưa có, còn thiếu mà cơ quan Lập pháp (Quốc Hội) chưa ban hành được. Pháp Lệnh do UBTVQH ban hành hoặc cơ quan Hành Pháp cao nhất ban hành (Do Thủ Tướng hoặc Chủ Tịch nước ký) giống như 1 bước đệm trong quá trình hoàn thiện Luật.
 
B

binhcanhsat

Guest
24/9/05
17
0
0
48
Hà Nội
P
háp lệnh về nội dung, hình thức, mục đích tương đương Luật, thường được ban hành khi XH cần những quy phạm điều chỉnh như Luật nhưng Luật hiện tại chưa có, còn thiếu mà cơ quan Lập pháp (Quốc Hội) chưa ban hành được. Pháp Lệnh do UBTVQH ban hành hoặc cơ quan Hành Pháp cao nhất ban hành (Do Thủ Tướng hoặc Chủ Tịch nước ký) giống như 1 bước đệm trong quá trình hoàn thiện Luật.
---------------
Giải thích theo kiểu nay có ngày hiểu lẫn linh tinh thì chết.
Bắt đầu là thế này: pháp luật là những quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội (được thể hiện bằng các hành vi của các tổ chức, cá nhân trong XH), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện. Pháp luật chỉ là một loại quy phạm tuy là phổ quát nhất. Trong xã hội còn có quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán, điều lệ Đảng, Đoàn, hội; nội quy...
Ở Việt Nam, các quy phạm pháp luật phải được trình bày thành văn bản gọi là văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản đó gọi là nguồn luật. Một luật có nhiều nguồn khác nhau, tức có nhiều văn bản cùng quy định về một nhóm quan hệ xã hội được điều chỉnh. Để phân biệt thẩm quyền ban hành, giá trị pháp lý... người ta (Nhà nước) đặt tên cho các nguồn này khác nhau. Trong đó có:
+ Các đạo luật, gồm có: Bộ luật và Luật do Quốc hội (Cơ quan quyền lực cao nhất) ban hành, có giá trị cao nhất sau Hiến pháp - đạo luật cơ bản nhất;
+ Pháp lệnh do UBTV Quốc hội - Cơ quan thường trực của quốc hội (không phải cơ quan hành pháp) ban hành trong trường hợp do đòi hỏi của thực tế cần có quy phạm điều chỉnh một số quan hệ xã hội nào đó mà Quốc hội chưa thể ban hành các đạo luật. Các quy định của Pháp lệnh không được trái với Hiến pháp và các đạo luật do QH ban hành. Nếu trái nội dung nào, nội dung đó là vô hiệu.
+ Nghị định do Chính phủ (Cơ quan hành pháp cao nhất) ban hành để hướng dẫn thi hành Luật và Pháp lệnh và trong các trường hợp cần thiết để điều chỉnh các quan hệ mà Luật, Pháp lệnh chưa đề cập đến. Nghị định có giá trị pháp lý thấp hơn Luật và Pháp lệnh và không được trái với quy định của Hiến pháp, các đạo luật và pháp lệnh.
+ Thông tư do các Bộ (các cơ quan thuộc Chính phủ) ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ và tất nhiên là thâp hơn các văn bản trên.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA