Chi phí giải phóng mặt bằng

  • Thread starter namthanhvuong19
  • Ngày gửi
N

namthanhvuong19

Guest
Cho mình hỏi nhé . Công ty mình đang trong quá trình giải phóng mặt bằng . Vậy chi phí đền bù giải phóng mặt bằng ( hoa màu , mộ .... ) Mình đưa vào TSCĐ vô hình co đuúng không .
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

Dang Thai Hang

Guest
29/7/06
18
0
0
Ha Noi
Theo mình thì chi phí đó chỉ đưa vào chi phí công trình thôi, chứ đưa vào TSCD vô hình thì chắc là không được
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Theo mình thì bạn tập hợp chi phí này lại vào tài khoản 242 loại chi phí thành lập doanh nghiệp . khi nào doanh nghiệp hoạt động thì trích phân bổ chi phí .
 
S

Song Huong

Cao cấp
namthanhvuong19 nói:
Cho mình hỏi nhé . Công ty mình đang trong quá trình giải phóng mặt bằng . Vậy chi phí đền bù giải phóng mặt bằng ( hoa màu , mộ .... ) Mình đưa vào TSCĐ vô hình co đuúng không .
Theo điều 3, nghị định 197/2004/NĐ-CP thì:Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Nghị định này và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
Giá trị TSVH không bao gồm khoản này.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Bạn phải nói rõ chi phí giải phóng mặt bằng này để làm cái gì?

Hầu như không có quy định nào nói rõ. Theo quan điểm của tôi tại 1 công ty KD nhà (BĐS), tôi có ý kiến như sau:

1. Nếu công ty đầu tư XD nhà xưởng thì tập hợp vào 241, sau khi được cấp CN quyền SD đất (sổ đỏ) thì xuất hoá đơn nội bộ không chịu thuế GTGT, kết chuyển vào 213 TSCĐ vô hình (giá trị của nó hình thành nên quyền SD đất) và làm căn cứ tính giá vốn nếu sau này Cty chuyển quyền SD đất.
Xin nói rõ hơn về điểm này, tại sao chi phí "hữu hình" lại hình thành nên TSCĐ vô hình? Khi bạn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì giá trị sử dụng đất được tăng lên theo mục đích sử dụng. Khi bạn đầu tư giải phóng san lấp v... v thì giá trị sử dụng đất cũng tăng lên. Tóm lại, chi phí kế toán cho quá trình này phải hình thành nên giá trị sử dụng của đất, mà quyền sử dụng đất là TSCĐ vô hình. Lưu ý một số hạng mục gắn liền với đất như đường, nền, lề đường, cống, cáp điện chính, ống nước chính.... cho dù bạn có tự làm thì cũng thuộc nhà nước quản lý, do đó chi phí của nó sẽ hình thành nên chi phí của quyền SD đất. Bạn theo đó để phân biệt những hạng mục nào theo nhà (tập hợp vào 211) và theo đất (tập hợp vào 213).

2. Nếu công ty đầu tư kinh doanh nhà, bạn tập hợp nó như 1 loại chi phí SX, cùng với các loại chi phí đền bù và thi công hạ tầng, kết chuyển nó vào 154, 155. Nếu là công ty KD nhà thì chi phí đó kết chuyển hết vào 155 bao gồm cả giá trị đất và nhà. Khi xuất hoá đơn bán nhà thì ghi làm 2 dòng: Dòng giá trị đất không thuế và dòng giá trị nhà có thuế 10%. Thuế GTGT đầu vào các khoản này sẽ không được khấu trừ vì doanh thu chuyển quyền SD đất không chịu thuế GTGT.

3. Thuê đất: Trường hợp này khác với trường hợp 1: Chi phí thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh và do đó, các khoản chi phí bồi thường, đền bù v...v được tính vào chi phí. Do nó hình thành nên quyền SDĐ nên tập hợp vào 213 để khấu hao.

To Song Huong:
Điều 1.1 Nghị định 197/2004/NĐ-CP
Nghị định này quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
 
S

Song Huong

Cao cấp
adam_tran nói:
Trích nguyên văn:
Điều 1.1 Nghị định 197/2004/NĐ-CP
Nghị định này quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Nhà nước thu hồi đất, giao đất cho cho cty của namthanhvuong19 để phát triển kinh tế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP

Cty namthanhvuong19 chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...và trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo điều 3, nghị định 197/2004/NĐ-CP.

Tiền đền bù hoa màu, mộ... đã trừ vào tiền sử dụng đất thì còn đưa vào đâu nữa?
Tớ chả hiểu bạn trích điều 1 nghị định 197/2004/NĐ-CP ra ở đây để làm gì!
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Song Huong nói:
Tiền đền bù hoa màu, mộ... đã trừ vào tiền sử dụng đất thì còn đưa vào đâu nữa?
Tớ chả hiểu bạn trích điều 1 nghị định 197/2004/NĐ-CP ra ở đây để làm gì!
Sorry Song Huong tôi không nói rõ.
Trường hợp bạn hướng dẩn xem như là trường hợp thứ 4 (hay là trường hợp đầu tiên) áp dụng đối với DN thực hiện dự án của nhà nước, sẽ thực hiện như hướng dẩn tại nghị định 197/2004 như bạn hướng dẩn. Còn 3 trường hợp trên tất nhiên không áp dụng nghị định này được.
Nguồn kinh phí sử dụng để thực hiện các công trình công cộng là nguồn kinh phí nhà nước hoặc vốn ODA.... Nếu nhà nước thu tiền sử dụng đất, tiền thuê của DN rồi lại lấy tiền đó trả cho DN để DN chi tiền đền bù thì... lòng vòng. Do đó DN được phép trừ đi vào tiền thuê đất, tiền phí sử dụng đất.
Kế toán tại các DN nhà nước không hoạt động theo Luật doanh nghiệp (trước Luật DN thống nhất 2006) thì tôi không rành, chỉ hiểu 1 cách khái quát, do đó không bàn nhiều.
Qua đây cũng lưu ý các bạn khi đặt câu hỏi, phải cung cấp cụ thể ngành nghề cũng như thành phần kinh tế của DN, vì kế toán thực tế tại các DN khác nhau là rất khác nhau.
 
T

tramnguyenkc3

Guest
12/10/06
12
0
1
39
tp.hcm
Chào các anh chị, em có vấn đề này nhờ anh chị tư vấn giùm.
Công ty em đã tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân. Do có dự án đường dây điện đi ngang qua khu quy hoạch nên công ty em được công ty điện đền bù lại phần diện tích mà công ty điện sử dụng. Vậy khoản tiền đền bù này em phải hạch toán như thế nào? Các anh chị giúp em nhé! Xin chân thành cảm ơn
 
N

namnguyen

Guest
11/1/07
1
0
0
41
Dai Lai-Gia Binh-Bac Ninh
Đầu tư xây dựng cơ bản

Trong trường hợp này mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn Sông Hương.
Nhân đây cũng xin hỏi các anh chị một vấn đề mà mình mắc phải.

Công ty của Mình là Công ty xây lắp, có ký một hợp đồng liên doanh với một công ty khác để đầu tư xây dựng một khu chung cư để bán hoặc cho thuê. Theo thỏa thuận của hợp đồng thì bên B (Bên liên doanh góp tiền 45 tỷ VNĐ) và Bên B có trách nhiệm xây dựng và sau khi xây xong thì bên công ty mình được hưởng 20 lô nhà và Bên B phải trả cho công ty mình 5 tỷ VNĐ để Công ty mình di dời văn phòng về chỗ mới.
Cho mình hỏi số tiền 5 tỷ đó thì mình hạch toán vào đâu: Tăng nguồn vốn Đtư XDCBản hay là khoản thu nhập chịu thuế.
Lô đất để đầu tư dự án đó là công ty mình thuê của nhà nước dài hạn
Cảm ơn mọi người
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Công ty bạn là công ty xây lắp nếu đầu tư KD BĐS thì hạch toán như DN sản xuất (Theo Chế độ kế toán ban hành theo QĐ 15).
Trường hợp của bạn Nam là liên doanh hay liên kết? Nếu là liên doanh thì sẽ thành lập 1 công ty mới, công ty này đứng tên làm chủ đầu tư cho công trình. Kế toán Cty LD sẽ hạch toán bình thường, sau đó bán lại các lô trên giá vốn cho 2 cty góp vốn theo sự phân chia các lô trên HĐ liên doanh.
Nếu là công ty liên kết thì công ty bạn vẫn đứng tên làm chủ đầu tư, hạch toán sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Toàn bộ giá trị góp vốn của bên B hạch toán vào Có 4118/Nợ 138 hoặc 111, 112. Khi bên B thi công, cty phải ký HĐ thi công với bên B (xem bên B như 1 đơn vị thi công) thanh toán = tiền hoặc bù trừ vào công nợ 138 khi góp vốn. Bên B phải xuất hóa đơn cho cty.
Giả sử khi hoàn thành, mình có 40 lô với tổng giá vốn trên sổ sách là 80 tỷ (bao gồm cả chi phí quản lý đã phân bổ vào dự án) trên sổ sách. Mình hoàn vốn cho bên B 50 tỷ, bao gồm cả 5 tỷ bên B trả thêm = giá trị 20 lô. Việc hoàn vốn sẽ được thực hiện qua HĐ chuyển nhượng 20 lô với giá 50 tỷ, tất nhiên, bên B sẽ không trả tiền. Như vậy, giá vốn sẽ là 40 tỷ, công ty sẽ có lãi 10 tỷ và đóng thuế TNDN trên khoản 10 tỷ này (như 1 cty KD bình thường). Chú ý lúc này Cty phải đóng cả 2 khoản thuế, và do đó, trên HĐ liên kết phải tính toán cho kỹ, việc tính toán các khoản thuế phải nộp và chi phí quản lý phân bổ là rất quan trọng. Nếu chỉ tính toán phân chia các lô theo tỷ lệ góp vốn thì công ty bạn sẽ thiệt thòi. Nhất là điều khoản hoàn vốn phải không bao gồm thuế GTGT. Tính toán phân bổ chi phí quản lý cho chi phí quản lý dự án cũng rất quan trọng để ước tính lãi lỗ khi lập dự toán.
Trong HĐ liên kết kiểu này, có 1 phát sinh khá phức tạp là bên B sẽ rao bán nhà trước khi hoàn thành và chuyển hồ sơ qua cho mình làm, nhưng tiền thì bên B nhận trước. Theo dõi công nợ cho các khoản này cũng khá phức tạp và nếu bạn cần, tôi sẽ đề cập đến sau.
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Chào các bạn ! Vấn đề chi phí giải phóng mặt bằng đề bù giải tảo thì khoảng này không thể xem là phí của công ty bạn được mà là khoảng ứng trước cho cơ quan nhà nước làm chức năng này sau khi công ty bạn hoạt động sẽ được trừ vào tiền thuê đất hàng tháng ! còn các khoảng phí linh tinh khác nên cho vào chi phí thành lập hoạt nghiên cứu phát triển !
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Chào các bạn ! Vấn đề chi phí giải phóng mặt bằng đề bù giải tảo thì khoảng này không thể xem là phí của công ty bạn được mà là khoảng ứng trước cho cơ quan nhà nước làm chức năng này sau khi công ty bạn hoạt động sẽ được trừ vào tiền thuê đất hàng tháng ! còn các khoảng phí linh tinh khác nên cho vào chi phí thành lập hoạt nghiên cứu phát triển !

Theo điều 3 Nghị định 197/2004/NĐ-CP thì chi phí đền bù được trừ lại tiền SD đất (đối với những dự án có thu tiền SD đất). Các bạn có thể hiểu là dự án nào nhà nước cũng thu hồi và giao đất! Đúng ra chỉ có những dự án quy định tại điểm 1, 2 Điều 36 NĐ 181/2004/NĐ-CP thôi nhà nước mới thu hồi và giao đất thôi.
http://www.vnexpress.net/customize/nghidinh181/nghi_dinh_181.doc

Do đó, những dự án tư KD nhà mà đất DA DN phải mua lấy thì chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng... là chi phí của chính DN.
Tôi xin trích dẫn 1 trường hợp liên quan: Đối với 1 số hộ dân nằm trong khu quy hoạch dự án của DN (Đối với những dự án KD nhà do tư nhân bỏ vốn đầu tư) nhưng DN không thể thỏa thuận đền bù được thì DN phải chịu, không thể áp giá hay cưỡng chế đền bù. Nói cách khác, nhà nước không giao cho DN cái quyền "thu hồi đất".
 
T

taichuc

Guest
12/4/08
68
0
0
Ha noi
Ngoài nghị định 197/2004/NĐ-CP, tớ nghĩ các bạn nên tham khảo thêm nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Trong này có nói về mấy cái vụ khấu trừ tiền đền bù đất vào tiền thuê đất phải nộp.
 
H

huongudc

Trung cấp
24/6/08
54
0
6
Hà Nội
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đưa vào tài khoản 241 (nếu công ty bạn là chủ đầu tư của dự án..).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA