Phong tục Việt Nam

  • Thread starter Tigon-ETC
  • Ngày gửi
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Việt Nam mình vốn có những phong tục rất hay, nhưng cũng có không ít những phong tục mà đến giờ vẫn còn phải ... đau đầu.

Mọi người cùng ngẫm nghĩ về phong tục Việt Nam nhé

1-Tục gõ sạp đón khách của người Thái (Yên Bái)


Gõ sạp đón khách là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của đồng bào Thái vùng phía tây tỉnh Yên Bái. Gõ sạp tạo bầu không khí sôi động, náo nhiệt khi trong bản, trong mỗi nhà tổ chức các cuộc vui có đông khách tham dự.

Kiến trúc nhà sàn của đồng bào Thái mang một nét khá khác biệt với kiến trúc nhà sàn của một số dân tộc khác ở chỗ: khi đi lên hết cầu thang, nó không chỉ có cửa rẽ vào lòng nhà, mà nó còn có một lan can - nơi diễn ra cảnh gõ sạp đón khách tới chơi nhà - nằm dọc theo trái nhà dẫn thẳng xuống khu vực bếp.

Số người tham gia gõ sạp từ 9 đến 12 người, là nữ trẻ, giỏi văn nghệ. Trong số đó, có một người điều khiển trống cái và số còn lại mỗi người cầm một đôi ống tre hoặc nứa cắt bỏ mấu ở hai đầu, đứng thành hàng sát mép ngoài lan can.

Khi khách đã đến sân nhà, người điều khiển trống cái nổi một hồi trống thật dài. Sau đó đánh trống dặp để những người cầm ống làm động tác chuẩn bị. Đến khi tiếng trống dặp chuyển thành những tiếng tùng... cắc... cắc. Rồi lại đảo lại cắc... cắc... tùng... tùng liên tiếp, biến hóa thì những người cầm ống cũng trỗ ống xuống sàn nhà, đập hai ống vào nhau, sao cho âm thanh của ống xen kẽ vào âm thanh của trống. Tiếng trống, tiếng gõ sạp vừa nhanh vừa liên hoàn tạo cho khách đến chơi có một cảm giác rất hưng phấn và hòa đồng trong cuộc vui.

Khi khách đã quây quần quanh những mâm cỗ, tiếng gõ sạp sẽ dừng lại. Các cô gái chuyển sang việc tỏa đi các mâm rót rượu mời khách. Rồi sau đó họ tập trung ở một góc nhà hát khắp, hát ví đối đáp với khách. Cho đến khi cuộc rượu đã tàn và chuyển sang màn múa xòe thì những cô gái sẵn sàng lẫn trong vòng xòe cùng với khách. Khi khách bắt đầu ra về, các cô gái nhanh chóng cầm những chai rượu và những chiếc chén được chuẩn bị sẵn, tiếp tục đứng ra lan can rót rượu mời khách uống chén rượu chúc mừng và chia tay với khách. Du khách khi ra về sẽ cảm thấy mình đã có một cuộc vui thật thú vị trong sự mãn nguyện về tấm lòng nhiệt tình và hiếu khách của người dân nơi đây.


2-Nét đẹp trong ngày Tết bản làng


Trên mỗi làng quê Việt Nam, có biết bao điều kỳ lạ và hấp dẫn quanh tục lệ đón xuân. Dù có khác nhau ở từng dân tộc, song những tục lệ đó đều toát lên ước vọng mong muốn một năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn cho mọi người.

Tết là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa Cũ và Mới, thời điểm trọng đại nhất trong vòng quay bất tận cua vũ trụ. Việt Nam có 54 dân tộc, và vì vậy cũng có 54 sắc thái, phong vị Tết khác nhau. Những phong tục đón Tết của người Việt hoặc Kinh - dân tộc lớn nhất Việt Nam ngày nay đã biến đổi nhiều do tác động từ những thay đổi của cuộc sống hiện đại.

Nhưng bên cạnh đó, tại những rặng núi trùng điệp phương Bắc và vùng sông nước chằng chịt kênh rạch của phương Nam, quê hương ngàn đời của các cộng đồng dân tộc thiểu số H'mông, Thái, Dao, Mường, Khơ-me…,những đặc thù văn hoá hầu như còn được bảo tồn nguyên vẹn, đa dạng và độc đáo. Chính các phong tục, tập quán lâu đời trong những ngày lễ, Tết sẽ có dịp bộc lộ rõ nét, làm say lòng khách phương xa nếu có dịp ghé thăm.

H'mông được coi là cộng đồng dân cư có cá tính mãnh liệt và phóng khoáng nhất. Họ sống trên các rẻo cao miền núi phía bắc, đời sống người H'mông gắn liền cùng nương ngô, cây súng kíp. Tết H'mông rơi vào cuối tháng một, đầu tháng chạp âm lịch. Tết thường kéo dài 12 ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng. Dân tộc H'mông rất ưa chuộng các nghi thức cúng tế cùng những trò vui. Trong mỗi gia đình, ngày Tết được khởi đầu bằng lễ hiến sinh gà, lợn vào giữa đêm giao thừa và sáng mồng 1 Tết. Cặp chân gà cúng đêm giao thừa sẽ cho gia chủ biết trước điều lành dữ sẽ đến trong năm. Sau đó, các gia đình trong họ tộc thường tổ chức ăn uống tại từng nhà. .

Trong ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng còn có nhiều trò chơi dân gian quen thuộc nhưng đầy tính thượng võ như chơi cù, ném pao, bắn nỏ, đua ngựa, múa khèn, chọi chim họa mi. Nói đến Tết của người H,mông không thể quên lễ hội Gầu Tào đi chơi ngoài trời, hay theo tiếng Quan hỏa là hội Sải sán leo – núi. Đây là một trong hai lễ hội quan trọng nhất với mục đích chính là cầu tự, cầu phúc, cầu sức khoẻ. Hội tổ chức trên bãi đất bằng rộng rãi, có trồng 1 hoặc 3 cây nêu cao, trên buộc 3 mảnh vải lanh màu đen, trắng và đỏ. Khách xa gần đến hộI đều được gia chủ đón tiếp thân tình với những bát rượu ngô nồng ấm và các làn điệu khèn tha thiết, ân tình.

Song thơ mộng nhất trong hội Gầu tào chính là những đám hát giao duyên của nam nữ thanh niên. Giữa lãng đãng của mây ngàn xứ núi, bóng áo chàm của các chàng trai quấn quít bên những bộ váy áo rực rỡ của các cô gái. Họ hát với nhau không chỉ thi thố tài nghệ mà còn để tìm hiểu nhau với ước mong nên vợ nên chồng sau những đêm hội đầu xuân.

Rời vùng núi đá trập trùng, bạn nên tìm tới các bản Mường ở độ cao thấp hơn, gần đồng bằng, sông suối. Văn hóa Mường có nhiều nét gần gũi với văn hóa Việt. Ngày Tết của người Mường cũng trùng với Tết của người Việt. Có thể cảm nhận được hương vị Tết Mường từ ngày 23 tháng chạp, khi những cô gái mường bắt đầu ngồi gói bánh chưng, bánh ống. Những ngôi nhà Thần linh của bản Mường được dọn sạch và cạnh đó được trồng một cây nêu với những hoa nêu kết từ phên đan hình mắt cáo.

Trước giờ giao thừa, những người con dâu cả của mỗi gia đình phải đi ra suối hoặc ra giếng múc một lọ nước gọi là "nước rồng”, "nước khú” về để thờ. Các "phường bùa" gồm từ 5, 7 đến vài chục người bắt đầu đến các gia đình trong làng hát xéc bùa chúc tục với những lời cầu phúc, cầu tài. Chủ nhà dón nhận lời chúc của phường bùa bằng thái độ trân trọng và lấy lúa gạo, quà cáp ra tặng lại. Sau hiệu lệnh điểm giao thừa, các gia đình bất đầu gõ mõ, đánh chiêng, cồng, đánh trống hoặc đâm đuống (máng để giã lúa), tạo nên nhũng thanh âm rộn ràng kéo dài chừng một khắc đánh dấu thời điểm năm mới đã đến. Có thể nói, âm hưởng đặc sắc, tiêu biểu nhất trong những ngày tết Mường chính là âm thanh của các dàn cồng và các phường bùa. Tiếng cồng ngân vang khắp ngày đêm ở khắp nơi , hòa quện với tiếng hát xéc bùa vui nhộn, nghe rạo rực lòng người.

Nếu một ngày nào có dịp tới đất phương Nam, đi sâu vào những miền kênh rạch xanh ngắt cây trái, bạn sẽ có cơ hội cùng những người Khơ-me chất phác ăn một cái Tết vào một thời điểm thật lạ, chẳng phải trong tiết trời se lạnh, lất phất mưa xuân của miền Bắc, mà giữa cái nắng như thiêu của vùng đất miền Nam Trung bộ. Chịu ảnh hưởng cua đạo Bà la môn và Phật giáo tiểu thừa, người khơ- me ăn Tết năm mới hay còn gọi Chuônch năm Thmây khác hẳn với các dân tộc anh em khác, vào khoảng từ 12 đến 15 tháng 4 dương lịch hàng năm. Trước ngày Tết, mọi con đường, mọi ngôi nhà trong làng được quét tước sạch sẽ, các cổng chào được dựng lên. Nhiều vùng, người dân chung nhau tiền mua tre nứa, cất nhà lễ rổn boon ở ngoài đồng. Sáng mồng một Tết, mọi người tập trung đông tại chùa làng để làm lễ mừng năm mới. Mỗi gia đình đều có mâm cỗ riêng, có các loại bánh như bánh tét, bánh tổ, bánh ít, bánh gừng, bánh tai yến, trước để cúng phật sau là cùng thụ hưởng. Trong ba ngày Tết, đồng bào khơ-me cũng đi mừng tuổi năm mới, chúc nhau sức khỏe, công việc làm ăn hưng thịnh.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
3-Lệ buộc cót, nét văn hóa truyền thống của người Nùng

Mỗi một vùng một dân tộc đều có nét văn hoá truyền thống riêng, người Nùng Bắc Kạn họ sống xen với các dân tộc khác. Họ có nét văn hoá riêng rất độc đáo, tạo ra truyền thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống là lệ buộc cót (tiếng Tày, Nùng gọi là lẹ lảm dảo), là một phần nghi thức trong lễ Kỳ Yên của người Tày, Nùng.

Trong lễ Kỳ Yên có nghi thức”Pủ lường pủ váng” có nghĩa là (đắp bồ đắp cót). Cót ở đây tượng trưng cho cót gạo nuôi dưỡng người già, cũng là “cót hộ mệnh” được con cháu bồi đắp tiếp, cầu cho người già được sống lâu, khoẻ mạnh”thực túc sức cường”. Ở lệ buộc cót gồm có: Một cái cót hình trụ tròn, rỗng trên dưới, để ở giữa đựng gạo, một cái cân tiểu ly mang ý nghĩa trường thọ, sống lâu, một ngọn chuối non, một ngọn dâu tằm non tượng trưng cho sự trẻ trung, tươi tắn. Một cây đèn, một cây chuối non, một đoạn tre non cả rễ. Tất cả đều thể hiện cho số mệnh sống lâu, trường tồn. Những ý nghĩa đó đã thể hiện rất rõ ở lời lẽ của Bụt(then). Trong lễ buộc cót khi Bụt khởi lễ đắp cót hộ mệnh thì các con cháu, họ hàng... những người trong gia đình sẽ xúc gạo ở cái thúng cạnh đó cho đầy ắp. Có một người là nam giới khoẻ mạnh, đạo đức tốt phải lên tầng gác buộc cót. Người này sẽ lấy cái cót tượng trưng ở dậu gạo và ngọn dâu, ngọn chuối non để ở trong cót đặt lên xà nhà.

Sau lễ buộc cót, con cháu của người được làm lễ sẽ đem cây chuối non và đoạn tre non có cả rễ ra vườn trồngcho cây sinh sôi phát triển. Lễ buộc cót đã thể hiện sự kính trọng, lòng yêu thương và sự quan tâm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Đây là hình thức mừng thọ của người dân tộc Nùng. “lễ buộc cót” đã mang đậm đà bản sắc dân tộc, đã thể hiện truyền thống tốt đẹp của người dân tộc nùng.

(ST)
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
4-Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?

Chúng tôi chưa được biết một tài liệu thành văn nào nói về tục này, có lẽ vì các cụ nhà nho ngày xưa đã cầm bút là phải viết những lời thanh nhã. Tục này chỉ là một thứ bí truyền do người mẹ thủ thỉ "tâm sự" ngầm với con gái vào buổi trước khi về nhà chồng. Thời trước, cô dâu quấn khăn nhiễu trên đầu, có đính mấy chiếc kim trên khăn là đủ hiểu rồi. Vì không có tài liệu thành văn, vì có những trường hợp mẹ mất sớm hoặc đám cưới xa quê vắng mẹ, nên nhiều bà mẹ thời nay (vốn là cô dâu ngày trước) không
biết để truyền tiếp cho con gái. Xuất sứ của tục này là đề phòng tai biến "Phạm phòng". "Phạm phòng"là gì? Nói thô tục là chết ngay trên bụng vợ ngay khi quan hệ vợ chồng. Ca dao tục ngữ có câu "nhất phạm phòng, nhì lòng lợn" có nghĩa là: Được ăn lòng lợn ngon miệng, dẫu chết cũng sướng.

Chàng rể qua mấy ngày đêm lo lắng, chạy ngược chạy xuôi, bận rộn, vất vả, đêm tân hôn là đêm xao xuyến, rạo rực nhất, lại thêm mấy chén rượu ngà ngà say, đến một thời điểm cảm xúc quá đà, nếu người có thể chất và tâm thần suy tổn nhiều thì lúc xuất tinh, thần kinh từ trạng thái hưng phấn quá độ chuyển thành ức chế quá độ, dễ bị phạm phòng, nếu người vợ không biết xử lý kịp thời có thể người chồng chết trên bụng vợ. Hầu như không có trường hợp người phụ nữ bị phạm phòng.

Trong lúc giao hợp, cửa buồng đóng kín, thân thể loã lồ, lại thêm tâm lý e thẹn xấu hổ, sợ hãi, nếu người vợ thả người chồng ra, để dương vật thoát ra ngoài, mất sự điều hoà khí âm khí dương thì khó lòng cứu chữa.

Lúc đó, sẵn có cái trâm cài trên đầu hoặc mấy chiếc kim đính ở vành khăn, người đàn bà một tay vẫn ôm riết lấy phía dưới lưng chồng một tay lấy chiếc trâm hoặc kim chích vào phía dưới hố xương chậu, phía trên hậu môn, kích thích đến lúc nào người chồng tỉnh lại. Người con trai nào có lông ở đít thì giật lông. Nếu chưa tỉnh thì tiếp tục châm kim, lấy mùi xoa trắng hoặc lấy giấy bản chấm thử, hễ thấy có máu chảy là chữa được. Trong phòng đôi tân hôn nên để ngọn đèn con nhằm tạo thêm khoái cảm, mặt khác cũng vì mục đích đó nữa, nhưng vẫn chú ý phải ôm riết chồng trên bụng.

Chúng tôi không đi sâu vào lĩnh vực y dược, song có phương thuốc được lưu truyền trong dân gian: Cứt chuột và lá hẹ giã nhỏ, người đàn bà ngậm rồi trúm vào miệng chồng, vì lúc đó người chồng đang nằm sấp rất khó đổ thuốc.

Trường hợp nhẹ, người đàn ông vẫn còn tỉnh nhưng cơ thể liệt nhược sau khi giao hợp, gọi là phòng thất, phải uống thuốc bổ dương một thời gian sau mới hồi phục sức khoẻ.

Còn tại sao lại 7 chiếc kim: Theo quan niệm cổ truyền " Nam thất nữ cửu" (đàn ông 7 vía, đàn bà 9 vía). Vì để phòng xa , dùng cho con rể nên bà mẹ vợ chỉ đưa 7 chiếc kim - chứ không phải dùng cho con gái vì con gái không bị phạm phòng.

Trong hàng vạn trường hợp mới có một trường hợp là phạm phòng, nhưng các bạn trẻ cũng nên biết trước để khi ngộ sự biết chủ động xử lý. Điều cần thiết là phải cùng nhau hiểu biết, thông cảm mà phòng ngừa, nhất là trong tuần trăng mật hoặc vợ chồng cách xa nhau lâu ngày về gặp nhau. Các bạn gái vì e thẹn xấu hổ nhất thời mà mang lại mối ân hận suốt đời.

Giới thiệu thêm phương thuật chữa tai biến phạm phòng:

Khi nam nữ giao hợp với nhau, khoái cảm lên đến cực độ, tinh khí xuất quá nhiều, có thể chết (chết trên bụng vợ). Khi xảy ra như thế, nhất thiết không được đẩy rời nhau ra (dù là xấu hổ cũng phải để nguyên như tư thế đang giao hợp). Nếu đàn ông xuất tinh quá nhiều bị thoát, thì người đàn bà phải chúm miệng thổi hơi nóng của mình vào miệng chồng, nếu đàn bà bị thoát hết khí, thì đàn ông cũng làm như vậy, để tống hơi nóng của mình vào miệng vợ. Tống hơi nóng như vậy mấy chục lần, dương khí sẽ dần trở lại. Trong khoảnh khắc cấp bách giành giật giữa cái sống và cái chết như vậy, để bảo vệ điều hoà hai khí âm dương, chẳng những không được hoảng hốt rời khỏi giường, mà không để cho dương vật thoát ra khỏi âm hộ, nên phải ôm chặt lấy phần nửa mình phía dưới, Người đã ngất lịm rồi không biết gì nữa, hoàn toàn phải do người sống chủ động ôm riết lấy, để cho khí không tuyệt hẳn, phải tống khí liên tục cho đến khi sinh khí của người kia tỉnh lại mới thôi. Cách tống khí: Phải chúm miệng lại, đưa được khí từ hạ đan điền(1) lên, truyền qua miệng tống khí vào đến yết hầu người kia theo nhịp thở. Cách này cả trai và gái đều nên biết. Sau khi dương khí đã hồi phục phải dùng bài "Nhân sâm phụ tử thang"(2). Nếu nhà nghèo không có nhân sâm, thì cấp tốc dùng 4 lạng hoàng kỳ, 2 lạng đương quy, 5 đồng cân phụ tử, sắc uống cũng có thể cứu sống được.

Trường hợp người đàn ông xuất tinh quá nhiều khí hết, mà đã nhỡ đẩy ra rồi, thì phải cấp tốc vực ngồi dậy ôm choàng lấy mà tống khí vào miệng, nếu khí qua miệng khó vào thì dùng ống thông hơi hai đầu đút vào miệng mà thổi, miễn sao hơi vào được qua cuống họng. Có thể mượn người đàn bà, con gái mạnh khoẻ khác hà hơi, không nhất thiết phải là người vợ hoặc người đàn bà vừa giao hợp. Đó là cách lấy người để chữa người, khả năng sắp chết vẫn cứu sống được.

(1) Hạ đan điền: vùng bụng dưới rốn.

(2) Nhân sâm phụ tử nhang: Phụ tử: 1 đồng cân. Phục linh: 7,5

phân. Nhân sâm: 1 đồng cân. Bạch truật: 1 đồng cân. Bạch thược: 1,5 đồng cân.>

(ST)
 
H

Hoangvn79

Cao cấp
26/6/06
629
0
0
HN
To Tigon: Mình thấy bạn biết khá nhiều về phong tục của các dân tộc. Không biết Tigon đã được trực tiếp tham gia một trong những phong tục đó chưa nhỉ?:wall: :wall:
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Hoangvn79 nói:
To Tigon: Mình thấy bạn biết khá nhiều về phong tục của các dân tộc. Không biết Tigon đã được trực tiếp tham gia một trong những phong tục đó chưa nhỉ?:wall: :wall:
Có chứ, nhiều là đằng khác. Như tết đoan ngọ này, tết trung thu, tết nguyên đán.... Mỗi vùng quê có một phong tục khác nhau. Và quê tớ cũng thế
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
5-Mối lái là gì?

Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. Nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau", "Mắc phải bùa yêu". Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng, Thuý Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng:

"Đàn ông thì chớ Phan Trần,
Đàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều"

Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều còn nói: "Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi"... Nếu không có "Nhà băng đưa mối" thì nhà trai làm sao biết được người thục nữ trong cửa các phòng khuê.

Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. Lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận vì phận hẩm duyên hiu:

..."Hoặc là bởi "Mẹ thầy lộn quýt", quên những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh tình chung. Hay vì chưng "Mối lái đèo bòng", chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ tình, già nhân sự để non quyền tạo hoá"... (Trích "Văn tế sống người con gái" - Một bài văn tế khuyết danh được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu thế kỷ XX).

Ở xã hội mới cũng cần có bà mối, bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. Trong tương lai, có lẽ vai trò của bà mối là những phương tiện thông tin đại chúng (như quảng cáo trên Đài truyền thanh truyền hình, báo chí, chụp ảnh) và những công ty du lịch, câu lạc bộ những người độc thân...

(ST)
 
Sửa lần cuối:
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
6-Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).

Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!

Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng người Việt Nam và người Á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.

Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.

Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi.

Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà.

(ST)
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
7-Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con gái mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.

Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm, đề huề có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.

Đám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không định lệ, và cũng không có danh từ "Phù rể". Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mời đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. Hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. Hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.

(ST)
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
8-Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì?

Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Cũng có thể nhờ gia trưởng khấn hộ cho có bài bản hẳn hoi. Lễ xong, hai người đưa hộp trầu, bao thuốc, đi mời chào thân nhân, khách, bạn khắp một lượt, người nhà sau, những đám cưới có tổ chức thường đã có sự sắp xếp vị trí sẵn. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô.

Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ: Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là nột cái bút, một gương soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... (Những thứ này nhà trai đã đưa đến hôm lễ nạp tài. Trong gói quà của bà mẹ cho con gái có cái châm cài tóc, hoặc bảy chiếc kim đính tóc hoặc kim khâu gói trong khăn vuông).

(ST)
 
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
hic, nghĩ mãi chẳng biết post bài mình vô mục nào thì thấy mục "phong tục Việt Nam" của Tigon là phù hợp nhất. Đây là một phong tục rất tốt, quý ông nên học hỏi để giữ gìn hạnh phúc gia đình nhé:
1. Hãy cố tìm những đức tính tốt của vợ mà thường xuyên khoe với hàng xóm.

2. Phải biết “nén mình” bằng cách liên tục khen vợ: Hồi này em trẻ ra!

3. Trong một cuộc tranh luận với vợ về bất cứ một vấn đề gì, nếu biết mình sắp thắng cuộc, hãy dừng ngay lại mà cầu xin nàng cho được... hòa.

4. Khi vợ bạn đã ngoài 30 tuổi, xin nhớ cho rằng từ “béo”, “mập” cũng là những từ xúc phạm.

5. Đừng có vì quý bạn của vợ mà khen cô ta trước mặt vợ.

6. Đừng có dại mà đi tâm sự gì về những bạn gái cũ. Nếu bất đắc dĩ (khi vợ đã biết rồi) thì phải tỏ ra buồn phiền vì những đức tính không tốt lắm của “người ấy”.

7. Yêu quý mẹ vợ như... thủ trưởng của mình.

8. Đừng quá cố gắng trong việc thuyết phục vợ. Hãy làm theo ý vợ
 
T

TuyenT

Guest
21/4/06
16
0
0
Ninh Binh
9.Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, tự tử tòng dây !!
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
9 - Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành.

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay:

Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt, nên mới định ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ.

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm".

Để trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò.

Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một.

Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:

Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu... )vào trước,đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

(ST)
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
10 - Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay:

Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu:

Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt. Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, được gia đình mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên thì mẹ chồng trực tiếp dọn giường trải chiếu, nhưng bố chồng thì không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đã mất thì một bà cô hay bà dì thay thế.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa:
- Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đã về nhà trai thì bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề tỏ mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đã được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.
Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.
Tục đó cũng có ý nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.
(ST)
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
11. Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.

Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh (Đêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu. Mã Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" hòng lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn còn trinh).

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận ông tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép thì nên duy trì, vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

-Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.

-Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.

- Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.
(ST)
 
nhaquedideple_rathanhpho

nhaquedideple_rathanhpho

Nâng tầm cao mới
Đọc các bài ST của Tigon cũng ngộ ra nhiểu điều...trước chỉ biết thôi chứ chưa hiểu lắm! Hì,mà sao các bài viết sau này chủ yếu là về "phong tục cưới" thế hả? Hihi, sắp cho ăn kẹo à?
 
vn999vn

vn999vn

Guest
9/3/07
80
0
0
Em Mờ Tê-Tê Rê
Hồi xưa thì lễ nghi phức tạp vậy, nhưng mừ bây giờ thì đơn giản hơn nhiều rùi...hi hi...:drummer:
 
vn999vn

vn999vn

Guest
9/3/07
80
0
0
Em Mờ Tê-Tê Rê
4-Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?

Hình như đó là bị 'thượng mã phong'...hi hi..bạn hiểu nhiều về phong tục này í nhỉ?...
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
- Phong tục của một dân tộc ít người ở Tây Nguyên là bắt khách (nam) phải ngủ với con gái nhà mình để lấy hên !!!
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
- Phong tục của người Sapa là tới phiên chợ tình thì người dân trong vùng cấm được đi tiểu bậy tại mấy lùm cây quanh chợ, vì để mấy lùm cây đó dành cho mấy cô cậu có chỗ sau khi tan chợ.!!!
 
hungh123

hungh123

Trung cấp
1/2/05
53
0
6
47
Somewhere near you
Các tiền bối cho hỏi: Nếu cô dâu quê ở Điện Biên, chú rể quê ở Cà Mau, hai người làm việc tại Huế, tiền chẳng có để về bất cứ quê nào của hai bên vậy các thủ tục cưới xin tiến hành như thế nào nhanh nhất, tiết kiệm nhất? Những thủ tục nào bắt buộc, những thủ tục nào có thể bỏ qua?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA