Tổng quan, cách lập, cách đọc (hiểu) Cashflow Statement

  • Thread starter ken137
  • Ngày gửi
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bá ken cho em hỏi : lỗ từ hoạt động đầu tư có tính đến chi phí dự phòng giảm giá đầu tư NH,DH không ? vì sao ? :wall:

Lãi, lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tư bao gồm cả dự phòng giảm giá đầu tư nhưng vì khoản dự phòng được trình bày riêng. Do vậy phần lãi lỗ Hoạt động đầu tư được điều chỉnh ở đây chỉ gồm các khoản lãi lỗ do thanh lý, bán các TS dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
Không bác nào có ý kiến gì sao
Phần sau là cách đọc BCLCTT, sẽ post lên trong vài ngày tới

Lâu quá, chắc pác ken137 go đi đâu rồi :wall:

Theo suy nghĩ của em thì Hướng dẫn lập BCLCTT ( GT ) của Bộ tài chính không phù hợp lắm từ khi có QĐ15 , nhưng không thấy chỉnh gì :dance2:
 
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
Tất nhiên lãi, lỗ từ đâu tư ở đây xuất phát từ lãi, lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh nên bao gồm cả dự phòng giảm giá đầu tư (không bao gồm các khoản đầu tư vì mục đích thương mại).

Bác Hien xem giúp khoản này có bị trùng không ? ( một lần dự phòng thì có DPTC, 1 lần nữa loại lôi nhuận đầu tư)
 
H

HoaAcc

Guest
12/6/07
7
0
1
Tp.HCM
Ðề: Tổng quan, cách lập, cách đọc (hiểu) Cashflow Statement

Như chúng ta đã biết BCLCTT lập theo phương pháp gián tiếp các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc sau: các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.



Như vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao…lại có nguyên tắc này!? Hay nói cách khác tại sao việc điều chỉnh lợi nhuận trước thuế cho các khoản nêu trên lại có thể xác định được luồng tiền vào và ra từ họat kinh doanh của DN. Trước hết chúng ta cần xác định được nguyên tắc cơ bản của lợi nhuận (bằng tiền) đó là khoản chênh lệch giữa doanh thu (luồng tiền vào) và chi phí (luồng tiền ra). Nhưng như vậy có phải là lợi nhuận cũng là luồng tiền thuần của DN sao, xin thưa hoàn toàn không phải như vậy, chúng ta nhận thấy rõ điều này như sau: khi bán hàng (doanh thu) bạn có thu hết tiền của khách hàng không, khi mua hàng hóa bạn chi toàn bộ tiền luôn à, hay các chi phí khấu hao TSCD bạn cũng chi bằng tiền luôn sao? chắc là không rồi. Bây giờ quay lại nguyên tắc lập BCTC, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 quy định nguyên tắc dồn tích cho việc lập BCTC, có nghĩa là các giao dịch được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu thực chi. Trong khi để xác định được luồng tiền của DN thì phải có yếu tố thực thu, thực chi. Tóm lại là như thế này, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của DN hình thành trên cơ sở chênh lệch của DT và chi phí bao gồm cả các chi phí không bằng tiền cho nên việc đầu tiên chúng ta phải làm là loại bỏ các khoản chi phí này bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế về lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh. Đây chính là nguyên tắc cách lập các chỉ tiêu mã số từ 02 đến 06 trên BCLCTT. Các chỉ tiêu này lần lượt như sau: khấu hao TSCD, các khoản dự phòng, lãi/lỗ trên lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, lãi lỗ từ hoạt động đầu tư, chi phí lãi vay. Đặc điểm chung của các chỉ tiêu này chính là các khoản chi phí không liên quan đến tiền hay các chi phí không phải bằng tiền, các chi phí này còn gọi là chi phí bút toán, có nghĩa là chúng chỉ có trên sổ sách để chúng ta xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Riêng đối với chỉ tiêu chi phí lãi vay thì đây là khoản chi phí được trình bày trên báo cáo thu nhập, chi phí lãi vay phải trả mã số 23 trên báo cáo thu nhập, nó khác với chỉ tiêu tiền trả lãi vay mã số 04 trên BCLCTT theo phương pháp trực tiếp. Tiền chi trả lãi vay thể hiện tổng số tiền đã trả cho chi phí lãi vay trong năm, còn chi phí lãi vay thể hiện tổng số tiền lãi vay phải trả trong năm. Đây là khoản chi phí không thuộc hoạt động kinh doanh nên cần phải loại ra để điều chỉnh lợi nhuận trước thuế. Ở đây lại có câu hỏi đặt ra là tại sao chi phí lãi vay được dùng điều chỉnh LN trước thuế còn các chi phí từ hoạt động tài chính không được dùng điều chỉnh, câu trả lời chính là các khoản chi thu từ hoạt động tài chính không ảnh hưởng đến LN trước thuế nên không cần đưa vào. Bạn vay tiền thì khoản vay đó (nợ gốc) có được trừ ra để tính thuế hay không, hay bạn dùng tiền chi trả cổ tức thì khoản tiền đó cũng phải lấy LN sau thuế bù đắp.




Lợi nhuận = DT – chi phí (tổng các chi phí), do đó muốn xác định LN bằng tiền của hoạt động kinh doanh chúng ta phải cộng thêm các khoản chi phí không bằng tiền và chi phí không thuộc hoạt động kinh doanh. Ứng cử viên đầu tiên mang mã số 02 – tên Khấu hao TSCD, đây là khoản khấu hao thực tế đã tính vào chi phí kỳ này, chỉ tiêu này đã được trình bày trên báo cáo thu nhập và ứng cử viên này mang dấu cộng vì các bạn có bao giờ thấy chi phí khấu hao nào làm tăng thu nhập không.



Ứng cử viên tiếp theo mang mã số 03 – tên các khoản dự phòng, ứng cử viên này theo Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực 24 gồm: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn, dự phòng phải thu khó đòi. Các bạn đọc đến đây thì có thấy thiếu gì không, cụ thể là có khoản dự phòng nào chưa được đưa vào hay không. Thưa có đó là “dự phòng phải trả” đây cũng là khoản chi phí dự phòng, nó cũng được tính vào chi phí trong kỳ vậy tại sao lại không được đưa vào ứng cử viên này!?. Vấn đề tiếp theo là ứng cử viên số 3 này khi nào mang dấu + (cộng) khi nào mang dấu (-), để làm được điều này chúng ta cần phân tích các tài khoản này với các tài khỏan liên quan như các tài khoản chi phí và tài khoản thu nhập khác, nếu tài khoản này liên quan đến các tài khoản chi phí ta cho nó dấu + và nếu tài khoản này liên quan đến thu nhập khác ta cho nó dấu - , vậy nếu đầu năm nó được tính vào chi phí, cuối năm nó hoàn nhập một phần thì sao, lúc đó chúng ta lấy khoản chênh lệch giữa trích trước và hoàn nhập cho nó dấu + nhé.




Hai ứng cử viên tiếp theo mang mã số 04 và 05 lần lượt là Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện và Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư. Nếu nó là lỗ thì cho dấu + ngược lại là lãi thì cho nó dấu -. Vì sao, bởi vì lỗ sẽ làm giảm LN, cho nên muốn biết LN bao nhiêu trước khi có khoản này chúng ta cần + nó vào.




Ứng cử viên đã một lần xuất hiện, mang mã số 06 – Chi phí lãi vay, cũng như trên đây là khoản chi phí nên nó mang dấu +.
Và sau đây xin giới thiệu đội trưởng của các ứng cử viên từ 01 – 06, đội trưởng mang số 08 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản mục thu nhập và chi phí không phải bằng tiền. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế TNDN cộng (+)các ứng cử viên từ 01 – 06.




Thật ra những cách điều chỉnh như trên dựa theo nguyên tắc sau:
Dòng tiền ròng = Thu nhập ròng – DT không bằng tiền + Cp không bằng tiền
Dòng tiền ròng ở đây chính là anh đội trưởng số 8 đấy các bạn, thu nhập ròng là ứng cử viên số 01, DT không bằng tiền là các ứng cử viên mang số 04 & 05 (lãi trừ ra, lỗ cộng vào) còn chi phí không bằng tiền là các ứng cử viên còn lại 02,03 & 06.





Nhưng dòng tiền ròng này còn chịu ảnh hưởng của sự thay đổi vốn lưu động nữa, vốn lưu động ở đây bao gồm tài sản lưu động và nợ ngắn hạn (lưu động). Các bạn sẽ nghỉ gì nếu thấy số dư cuối kỳ của khoản phải thu cao hơn số dư đầu kỳ, điều này có nghĩ là có một khoản tiền tín dụng cho khách hàng vẫn chưa thu được và có phải là nó làm giảm dòng tiền ròng của bạn không. Dựa trên nguyên tắc này chúng ta chấm dấu cộng hoặc trừ cho các ứng cử viên từ 09-16.

Cám ơn Bác nhiều nhiều...!!! Đọc thêm phần diễn giải của Bác em thấy hiểu một cách rõ ràng hơn về báo cáo này.... Vì đây là loại báo cáo mà để giải thích cho một người không hiểu biết về kế toán thì quả thật là quá khó...hic...hic...
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Tổng quan, cách lập, cách đọc (hiểu) Cashflow Statement

Các tài liệu này, trên mạng và một số auditting company lớn cũng có rồi. Mình nghĩ bạn cần tập hợp lại thành file hoặc viết một bài cho tiện, đừng update nhiều bài quá thế này.

Mình xin có hai câu hỏi như sau

- Nếu dùng phần mềm và theo phương pháp của bạn, thì liệu có đúng kết quả của CF indirect không

- Nếu tiền tớ dùng mua chứng khoán thì mình cho vào đâu: operating hay investing vậy bạn

Mình cũng cảm ơn bạn, cái bài của bạn nếu hiểu thì sẽ hiểu được cái tư duy của người lập CF (đó là cái quý nhất để làm tốt CF)

Trân trọng
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA