Chi bằng credit card

  • Thread starter ken137
  • Ngày gửi
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Lúc trước bạn em có hỏi em về vấn đề này em cũng bó tay.
Khi DN register Credit card, fee làm hạch toán vào đâu?
Khi dùng Credit card thanh toán cho suppliers hạch toán thế nào. Chúng ta không ghi giảm 112 được vì DN đâu có só dư đầu kỳ hoặc có thì cũng ít thôi, các bác giúp em. Thanks
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

Song Huong

Cao cấp
ken137 nói:
Lúc trước bạn em có hỏi em về vấn đề này em cũng bó tay.
Khi DN register Credit card, fee làm hạch toán vào đâu?
Ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

ken137 nói:
Khi dùng Credit card thanh toán cho suppliers hạch toán thế nào. Chúng ta không ghi giảm 112 được vì DN đâu có só dư đầu kỳ hoặc có thì cũng ít thôi, các bác giúp em. Thanks
Sử dụng 01 tài khoản lưỡng tính, có thể có số dư nợ hoặc số dư có như 138... chẵn hạn.

Thân mến.
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Song Huong nói:
Ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp.


Sử dụng 01 tài khoản lưỡng tính, có thể có số dư nợ hoặc số dư có như 138... chẵn hạn.

Thân mến.

Tính chất của thanh toán bằng thẻ tín dụng vay tiền ngân hàng để trả cho nhà cung cấp. Nên coi ngân hàng là một nhà cung cấp, sau đấy thì ghi có vào như các khoản phải trả thông thường. Mỗi khi nhận được liệt kê giao dịch của thẻ tín dụng, thì nếu có tiền bạn sẽ thanh toán, không có tiền thì chịu lãi. Khi thanh toán thì ghi giảm tiền gửi ngân hàng (ngân hàng của bạn) và phải trả tổ chức phát hành thẻ.

Nói chung thẻ tín dụng ít khi có số dư nợ vì bạn thường tiêu trước mới trả sau. Trong trường hợp đến cuối kỳ làm báo cáo, nếu có số dư nợ thì chuyển sang các khoản trả trước (prepayments).

Có lẽ các bạn khi hỏi không nên nhắc đến số tài khoản, mà nên nói bản chất tài khoản. Cái này chắc tranh cãi nhiều rồi nên không phải nói lại, nhỉ?

Với lại thú thực, mình không biết số tài khoản trong hệ thống tài khoản của Việt Nam (cái này mình cực dốt).
 
S

Song Huong

Cao cấp
quickquickslow nói:
Tính chất của thanh toán bằng thẻ tín dụng vay tiền ngân hàng để trả cho nhà cung cấp. Nên coi ngân hàng là một nhà cung cấp, sau đấy thì ghi có vào như các khoản phải trả thông thường. Mỗi khi nhận được liệt kê giao dịch của thẻ tín dụng, thì nếu có tiền bạn sẽ thanh toán, không có tiền thì chịu lãi. Khi thanh toán thì ghi giảm tiền gửi ngân hàng (ngân hàng của bạn) và phải trả tổ chức phát hành thẻ.

Nói chung thẻ tín dụng ít khi có số dư nợ vì bạn thường tiêu trước mới trả sau. Trong trường hợp đến cuối kỳ làm báo cáo, nếu có số dư nợ thì chuyển sang các khoản trả trước (prepayments).

Có lẽ các bạn khi hỏi không nên nhắc đến số tài khoản, mà nên nói bản chất tài khoản. Cái này chắc tranh cãi nhiều rồi nên không phải nói lại, nhỉ?

Với lại thú thực, mình không biết số tài khoản trong hệ thống tài khoản của Việt Nam (cái này mình cực dốt).

Vì Credit card trong kỳ có thể dư nợ hoặc dư có nên phải dùng 01 tài khoản lưỡng tính để hạch toán. Như bạn nói đến cuối kỳ, tùy tài khoản có số dư nợ hoặc dư có mà kết chuyển vào tài khoản thích hợp (tiến gửi hay tiến vay).

Thân mến.
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Có lẽ các bạn khi hỏi không nên nhắc đến số tài khoản, mà nên nói bản chất tài khoản. Cái này chắc tranh cãi nhiều rồi nên không phải nói lại, nhỉ?
Có nhiều tài khoản mà bản chất của nó chưa được quy định rõ lắm, ví dụ khi DN nhận thông báo chia cổ tức thì quy định ghi tăng 131- bên phát hành trái phiếu, mà 131 được hiểu rộng hơn trong kế toán Mỹ.

Em cám ơn các bác đã trả lời giúp em vấn đề này, bây giờ ta tổng kết lại nhé.
-- Register CC fee dùng phục vụ cho khả năng thanh toán của DN, tóm lại là phục vụ chung cho DN nên cho vào chi phí quản lý.
-- Khi dùng CC thanh toán cho Suppliers ta dùng TK 138, 338 hay 331, cả 3tài khoản này đều lưỡng tính được. Về 138- bản chất nó là các khoản phải thu khác ngoài 131 khi thanh toán tiền hàng ta ghi giảm khoản phải trả - 331 là TK nợ, theo nguyên tắc giảm nợ thì phải giảm TS hoặc tăng nợ khác, mà khoản tiền mà ngân hàng ứng trước cho DN có phải là TS của DN không? Khoản ứng trước này nên xem là khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng thì đúng hơn nên sử dụng tài khoản 311- Vay ngắn hạn.

Nợ 331/Có 311
Khi thanh toán cho ngân hàng thì ghi giảm khoản vay này, đồng thời ghi nhận chi phí tài chính.
Vấn đề ở đây là khi thanh toán cho Supplier họ sẽ xuất cho mình Invoices và giấy xác nhận payment. Vậy mình dùng giấy này ghi tăng 311 có thể được không, bác thuế có nói gì không nhỉ?
 
S

Song Huong

Cao cấp
ken137 nói:
Có nhiều tài khoản mà bản chất của nó chưa được quy định rõ lắm, ví dụ khi DN nhận thông báo chia cổ tức thì quy định ghi tăng 131- bên phát hành trái phiếu, mà 131 được hiểu rộng hơn trong kế toán Mỹ.

Em cám ơn các bác đã trả lời giúp em vấn đề này, bây giờ ta tổng kết lại nhé.
-- Register CC fee dùng phục vụ cho khả năng thanh toán của DN, tóm lại là phục vụ chung cho DN nên cho vào chi phí quản lý.
-- Khi dùng CC thanh toán cho Suppliers ta dùng TK 138, 338 hay 331, cả 3tài khoản này đều lưỡng tính được. Về 138- bản chất nó là các khoản phải thu khác ngoài 131 khi thanh toán tiền hàng ta ghi giảm khoản phải trả - 331 là TK nợ, theo nguyên tắc giảm nợ thì phải giảm TS hoặc tăng nợ khác, mà khoản tiền mà ngân hàng ứng trước cho DN có phải là TS của DN không? Khoản ứng trước này nên xem là khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng thì đúng hơn nên sử dụng tài khoản 311- Vay ngắn hạn.

Nợ 331/Có 311
Khi thanh toán cho ngân hàng thì ghi giảm khoản vay này, đồng thời ghi nhận chi phí tài chính.
Vấn đề ở đây là khi thanh toán cho Supplier họ sẽ xuất cho mình Invoices và giấy xác nhận payment. Vậy mình dùng giấy này ghi tăng 311 có thể được không, bác thuế có nói gì không nhỉ?
Giả sử bạn sử dụng tài khoản 3388-Credit card.
Hạch toán như sau:

- Khi thanh toán cho nhà cung cấp bằng Credit card ghi:
Nợ 331/ Có 3388

- Khi chuyển tiền vào Credit card, ghi:
Nợ 3388/ Có 111, 112.

- Phí ngân hàng Nợ 635/ Có 3388.

- Cuối kỳ nếu tài khoản 3388 dư có kết chuyển sang tài khoản tiến vay, ghi:
Nợ 3388/ Có 311. Nếu tài khoản 3388 dư nợ kết chuyển sang tài khoản tiến gửi, ghi:
Nợ 112/ Có 3388.

Thân mến.
 
tho moc

tho moc

thợ lành nghề
26/6/06
207
0
16
18
HN
Song Huong nói:
- Cuối kỳ Nếu tài khoản 3388 dư nợ kết chuyển sang tài khoản tiến gửi, ghi:
Nợ 112/ Có 3388.
Trong trường hợp Credit card này có dư nợ ở TK 3388 ko nhỉ? :dzo:
 
S

Song Huong

Cao cấp
tho moc nói:
Trong trường hợp Credit card này có dư nợ ở TK 3388 ko nhỉ? :dzo:
Giả sử cuối tháng, bạn đi công tác ở nước ngoài. Tiền ở cty thì không có chỗ cất. Cty mới mang đến ngân hàng nộp vào tài khoản Credit card cho bạn.
Khi đó bạn thì có đủ tiền tiêu xài, cty không phải trả 01 khoản tiền lãi mà nếu không nộp vào Credit card trước, thẻ bị thấu chi thì phải trả lãi. Công ty cũng không phải mua thêm ket sắt.

Cùng thời điểm này, các cô kế toán phải tiền hành đóng kỳ theo qui định của cty thì cái tài khoản 3388 sẽ dư nợ. Lúc đó mới ghi bút toán nợ 112/ Có 3388.

Thân mến.
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Quả thật trong kế toán Mỹ có riêng tài khoản về Credit card nên dễ làm hơn, còn ở nước ta thì hình thức này còn hơi mới mẽ, nếu dùng 311 thì không đủ chứng từ. Em cũng đồng ý với anh Song Huong sử dụng 3388 có lẽ hợp lý và "hợp lệ" hơn
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
Các bạn nên phân biệt rõ là khi bạn muốn mở thẻ Credit card, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn phải đặt cọc 1 khoản tiền nào đó (hoặc chỉ có thể là tín chấp) điều này hoàn toàn khác với việc thanh toán của thẻ Debit card, là phải có tiền trong tài khoản mới có thể sử dụng thanh toán được.
Có lẽ cái này gọi là Debit Card thì đúng hơn.
Giả sử cuối tháng, bạn đi công tác ở nước ngoài. Tiền ở cty thì không có chỗ cất. Cty mới mang đến ngân hàng nộp vào tài khoản Credit card cho bạn.
 
S

Song Huong

Cao cấp
hat nói:
Các bạn nên phân biệt rõ là khi bạn muốn mở thẻ Credit card, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn phải đặt cọc 1 khoản tiền nào đó (hoặc chỉ có thể là tín chấp) điều này hoàn toàn khác với việc thanh toán của thẻ Debit card, là phải có tiền trong tài khoản mới có thể sử dụng thanh toán được.
Có lẽ cái này gọi là Debit Card thì đúng hơn.


Debit Card cũng có thể số dư < 0.
Ví dụ như thẻ ATM của EAB, HSBC...Họ có thể cho bạn (thẻ cá nhân) thấu chi khoảng 50tr.

Thân mến.
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
@Ken: Hệ thống kế toán Mỹ (cũng chẳng nên gọi là Mỹ) mà là hệ thống kế toán quốc tế (Anh, Mỹ, Úc, Canada, IFRS) là hệ thống mở, không có số tài khoản nhất định mà các doanh nghiệp mở tài khoản theo nhu cầu của họ. Mình thường thấy tài khoản thẻ tín dụng họ xử lý cũng giống như các tài khoản phải trả khác thôi. Còn việc tài khoản lưỡng tính thì cũng không quan trọng, cứ nhìn vào tính chất mà biết là sai hay đúng. Nói chung là kế toán nước ngoài dựa nhiều vào bản chất giao dịch hơn là hình thức.

@hat: Credit card của Vietcombank hay các ngân hàng ở Việt nam là một dạng hybrid. Số tiền đặt cọc ban đầu chỉ có ý nghĩa mang tính chất đảm bảo tín dụng. Có nghĩa là bạn đặt cọc vào một tài khoản tiền gửi và bạn được hưởng lãi trên đó. Còn việc bạn sử dụng thẻ tín dụng thì vẫn giống như credit card ở nước ngoài thôi, có nghĩa là tiêu trước trả sau. Do vậy bạn kô gọi nó là debit card được

Điều này khác hẳn với thẻ debit card. Debit card là thì vẫn dựa trên các tổ chức phát hành thẻ như visa, master, dinner, amex... và nó nối với tài khoản tiền gửi vãng lai của bạn. Khi thanh toán tiền thì đồng thời trừ tiền luôn tài khoản của bạn. Nếu ở nước ngoài, bạn sẽ thấy debit card chỉ hơn ATM ở chức năng mua hàng qua mạng.

Còn việc tài khoản của bạn có được thấu chi hay không là tuỳ thuộc vào hợp đồng của bạn và ngân hàng.
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội

quickquickslow nói:
@hat: Credit card của Vietcombank hay các ngân hàng ở Việt nam là một dạng hybrid. Số tiền đặt cọc ban đầu chỉ có ý nghĩa mang tính chất đảm bảo tín dụng. Có nghĩa là bạn đặt cọc vào một tài khoản tiền gửi và bạn được hưởng lãi trên đó. Còn việc bạn sử dụng thẻ tín dụng thì vẫn giống như credit card ở nước ngoài thôi, có nghĩa là tiêu trước trả sau.
Mình đồng ý với bạn về cái này.
quickquickslow nói:
Do vậy bạn kô gọi nó là debit card được
Cái này mình không đồng ý vì có lẽ bạn hiểu nhầm ý mình rồi.
Vậy tổng kết lại là thế này:
1. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.
Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.
2. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
3. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ.

Vậy các bạn căn cứ vào bản chất của các thẻ trên để hạch toán cho chính xác.


 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA