Ðề: Nữ kế toán phát điên... vì công việc
Yêu công việc hơn lấy chồng
Nguyễn Thị N. nhập viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia vì chứng loạn thần. Cô thường xuyên đập phá đồ đạc khiến bố mẹ luôn trong trạng thái bất an. Theo người nhà của cô, N. sinh ra ở thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Các chị em trong nhà của N. đều có gia đình và sống ở nhiều nơi Hà Nội, TP.HCM. Còn N. ở lại Thanh Hóa làm việc để được gần bố mẹ.
30 tuổi nhưng N. hăng say công việc hơn là chuyện chồng con. Mẹ cô kể, nhiều bạn trai đến ngỏ lời yêu N. đều từ chối rồi vùi đầu vào công việc. Cô làm kế toán cho một doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, cô còn lấy thêm các tài liệu để làm thuê kế toán thuế hàng tháng cho một vài công ty khác. Công việc tối ngày khiến cô chưa thỏa mãn nên N. làm thêm cả kinh doanh sản phẩm của công ty trên mạng để lấy doanh số.
Hết tháng, N. lại lao đầu như con thiêu thân vào mớ giấy tờ. Có hôm thấy con làm đến 2, 3 h sáng bố mẹ N. khuyên con không nên làm quá sức. Nhưng cô cứ vùi đầu vào công việc. Gần đây, khi đi họp kỷ niệm ngày 50 năm thành lập trường, N. về nhà trong vẻ mặt thất thần. Cô bảo với mẹ "từ nay con không làm nhiều nữa, con chăm sóc bản thân để lấy chồng. Bạn bè ai cũng chê con già mà chưa có ai ngó ngàng đến".
Một bệnh nhân nữ điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần trung ương
Nghe con trút bầu tâm sự như thế, mẹ N. vui lắm vì từ nay bà bớt lo hơn về quả bom nổ chậm trong nhà. Bà khuyên con nên từ từ lựa chọn việc chồng con. Tuy nhiên, niềm vui người yêu đâu chưa thấy, bà lại nhìn con chìm trong công việc.
Đi về đến nhà chị N. lại vùi đầu trong phòng. Nếu bố mẹ không biết sơ ý làm phiền là cô mắng mỏ. Từ trước đến nay, N. chưa bao giờ cáu gắt như thế cả. Bố mẹ N. khẳng định cô rất ngoan nên khi bị mắng mỏ, cáu gắt, bố mẹ cô rất ngạc nhiên.
Phát điên vì công việc
Không chỉ dừng lại ở mắng mỏ mỗi khi bị làm phiền, N. còn thường xuyên khóc lóc và ném đồ đạc. Mẹ cô tiếp lời: "Từ trước đến nay nó làm việc rất chu đáo. Làm thêm kế toán thuế cho mấy nơi nhưng chưa ở đâu có sai sót nào. Họ rất an tâm về chuyên môn của nó lắm. Không hiểu bệnh tật hay áp lực gì mà sinh ra như thế. Tôi gọi điện cho anh trai nó kể lại sự việc, anh nó yêu cầu cho ngay ra ngoài Hà Nội điều trị".
Ánh mắt của N. thất thần, vô hồn. Miệng cô liên tục nói: "Con làm mất thẻ ATM rồi. Con mất hết tiền rồi". Nghe thế, mẹ cô lại quay đi khóc. Ngày trước, trong số 4 người con bà yên tâm nhất là N. vì cô rất cẩn thận, làm việc bài bản. Vậy mà giờ cô bị như thế này. "Không biết sau này nó khỏi bệnh thần trí còn như trước không. Nó còn cả tương lai ở trước nữa" - bà mẹ đau khổ nói.
Theo Bác sĩ Chuyên khoa 2, Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, trường hợp của chị N. cũng không phải hiểm. Ngày nay, số bệnh nhân bị stress vì công việc quá nhiều nhưng người nhà chủ quan không để ý.
Ngay cả chính bệnh nhân cũng xem thường stress dẫn đến rối loạn cảm xúc. Một người bị bệnh tâm thần hai ngày có thể điều trị cả tháng, thậm chí vài tháng mới khỏi.
Rối loạn cảm xúc có nhiều dạng như trường hợp của chị N. Khi vào viện chị vừa khóc, vừa cười và liên tục khoe những chiến tích về công việc của mình. Các bác sĩ đã cho chị sử dụng thuốc đặc trị trầm cảm. Bệnh của chị có thuyên giảm nhưng để chữa khỏi chị trở về công việc như xưa chưa khẳng định trước được. Đến nay, bệnh rối loạn cảm xúc là một dạng tâm thần đang ngày càng trẻ hóa ở độ tuổi thanh niên.
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Đọc bài này nhiều bạn kế toán cũng nên "hoang mang" một chút để cân bằng lại công việc, nhất là trong những kỳ kê khai
Yêu công việc hơn lấy chồng
Nguyễn Thị N. nhập viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia vì chứng loạn thần. Cô thường xuyên đập phá đồ đạc khiến bố mẹ luôn trong trạng thái bất an. Theo người nhà của cô, N. sinh ra ở thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Các chị em trong nhà của N. đều có gia đình và sống ở nhiều nơi Hà Nội, TP.HCM. Còn N. ở lại Thanh Hóa làm việc để được gần bố mẹ.
30 tuổi nhưng N. hăng say công việc hơn là chuyện chồng con. Mẹ cô kể, nhiều bạn trai đến ngỏ lời yêu N. đều từ chối rồi vùi đầu vào công việc. Cô làm kế toán cho một doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, cô còn lấy thêm các tài liệu để làm thuê kế toán thuế hàng tháng cho một vài công ty khác. Công việc tối ngày khiến cô chưa thỏa mãn nên N. làm thêm cả kinh doanh sản phẩm của công ty trên mạng để lấy doanh số.
Hết tháng, N. lại lao đầu như con thiêu thân vào mớ giấy tờ. Có hôm thấy con làm đến 2, 3 h sáng bố mẹ N. khuyên con không nên làm quá sức. Nhưng cô cứ vùi đầu vào công việc. Gần đây, khi đi họp kỷ niệm ngày 50 năm thành lập trường, N. về nhà trong vẻ mặt thất thần. Cô bảo với mẹ "từ nay con không làm nhiều nữa, con chăm sóc bản thân để lấy chồng. Bạn bè ai cũng chê con già mà chưa có ai ngó ngàng đến".
Một bệnh nhân nữ điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần trung ương
Nghe con trút bầu tâm sự như thế, mẹ N. vui lắm vì từ nay bà bớt lo hơn về quả bom nổ chậm trong nhà. Bà khuyên con nên từ từ lựa chọn việc chồng con. Tuy nhiên, niềm vui người yêu đâu chưa thấy, bà lại nhìn con chìm trong công việc.
Đi về đến nhà chị N. lại vùi đầu trong phòng. Nếu bố mẹ không biết sơ ý làm phiền là cô mắng mỏ. Từ trước đến nay, N. chưa bao giờ cáu gắt như thế cả. Bố mẹ N. khẳng định cô rất ngoan nên khi bị mắng mỏ, cáu gắt, bố mẹ cô rất ngạc nhiên.
Phát điên vì công việc
Không chỉ dừng lại ở mắng mỏ mỗi khi bị làm phiền, N. còn thường xuyên khóc lóc và ném đồ đạc. Mẹ cô tiếp lời: "Từ trước đến nay nó làm việc rất chu đáo. Làm thêm kế toán thuế cho mấy nơi nhưng chưa ở đâu có sai sót nào. Họ rất an tâm về chuyên môn của nó lắm. Không hiểu bệnh tật hay áp lực gì mà sinh ra như thế. Tôi gọi điện cho anh trai nó kể lại sự việc, anh nó yêu cầu cho ngay ra ngoài Hà Nội điều trị".
Ánh mắt của N. thất thần, vô hồn. Miệng cô liên tục nói: "Con làm mất thẻ ATM rồi. Con mất hết tiền rồi". Nghe thế, mẹ cô lại quay đi khóc. Ngày trước, trong số 4 người con bà yên tâm nhất là N. vì cô rất cẩn thận, làm việc bài bản. Vậy mà giờ cô bị như thế này. "Không biết sau này nó khỏi bệnh thần trí còn như trước không. Nó còn cả tương lai ở trước nữa" - bà mẹ đau khổ nói.
Theo Bác sĩ Chuyên khoa 2, Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, trường hợp của chị N. cũng không phải hiểm. Ngày nay, số bệnh nhân bị stress vì công việc quá nhiều nhưng người nhà chủ quan không để ý.
Ngay cả chính bệnh nhân cũng xem thường stress dẫn đến rối loạn cảm xúc. Một người bị bệnh tâm thần hai ngày có thể điều trị cả tháng, thậm chí vài tháng mới khỏi.
Rối loạn cảm xúc có nhiều dạng như trường hợp của chị N. Khi vào viện chị vừa khóc, vừa cười và liên tục khoe những chiến tích về công việc của mình. Các bác sĩ đã cho chị sử dụng thuốc đặc trị trầm cảm. Bệnh của chị có thuyên giảm nhưng để chữa khỏi chị trở về công việc như xưa chưa khẳng định trước được. Đến nay, bệnh rối loạn cảm xúc là một dạng tâm thần đang ngày càng trẻ hóa ở độ tuổi thanh niên.
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Đọc bài này nhiều bạn kế toán cũng nên "hoang mang" một chút để cân bằng lại công việc, nhất là trong những kỳ kê khai