Chi phí & điểm hòa vốn

  • Thread starter pinksunny
  • Ngày gửi
P

pinksunny

Guest
22/2/06
34
0
0
Son Tay
Chào mọi người!
Sếp mình bắt mình phải tính ra chi phí vận hành & điểm hòa vốn của công ty. Mình k biết phải bắt đầu như thế nào để tính được. Có ai biết thì trả lời gợi ý giúp mình với. Mình đang cần gấp để trả lời sếp.
Mình cảm ơn nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

Song Huong

Cao cấp
pinksunny nói:
Chào mọi người!
Sếp mình bắt mình phải tính ra chi phí vận hành & điểm hòa vốn của công ty. Mình k biết phải bắt đầu như thế nào để tính được. Có ai biết thì trả lời gợi ý giúp mình với. Mình đang cần gấp để trả lời sếp.
Mình cảm ơn nhiều.
Bạn phải phân loại các chi phí. xác định biến phí, định phí, doanh thu dự tính.

Doanh thu điểm hòa vốn = Tổng định phí/[1-(Tổng biến phí/doanh thu dự tính)].

Mức sản xuất điểm hòa vốn(%) = Doanh thu điểm hòa vốn/doanh thu dự tính
...

Thân mến
 
P

pinksunny

Guest
22/2/06
34
0
0
Son Tay
Song Huong nói:
Bạn phải phân loại các chi phí. xác định biến phí, định phí, doanh thu dự tính.

Doanh thu điểm hòa vốn = Tổng định phí/[1-(Tổng biến phí/doanh thu dự tính)].

Mức sản xuất điểm hòa vốn(%) = Doanh thu điểm hòa vốn/doanh thu dự tính
...

Thân mến
Bạn có thể nói rõ hơn giúp mình là phân loại chi phí và xđ biến phí, định phí là ntn k? Mình chưa hiểu lắm. Vì thời gian hơi gấp nên mình mong nhận được câu trả lời sớm. Cảm ơn bạn nhiều
 
S

Song Huong

Cao cấp
pinksunny nói:
Bạn có thể nói rõ hơn giúp mình là phân loại chi phí và xđ biến phí, định phí là ntn k? Mình chưa hiểu lắm. Vì thời gian hơi gấp nên mình mong nhận được câu trả lời sớm. Cảm ơn bạn nhiều
Biến phí là các chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động (sản phẩm, dịch vụ..).

Định phí là các chi phí không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động trong một mức độ nào đó.

Bạn tìm đọc các sách kế toán quản trị. Trong đó hướng dẫn, phân loại chi phí, tính toán …rất chi tiết.

Thân mến
 
Nhat Dieu

Nhat Dieu

Cao cấp
16/6/05
586
23
18
Pleiku
Bạn tham khảo cái này nhe!


Phân loại chi phí:

- Chi phí biến đổi (variable cost): chi phí thay đổi với tỷ lệ trực tiếp đối với thay đổi số lượng đơn vị chi phí.
- Chi phí cố định (fixed cost): chi phí không bị ảnh hưởng tức thì khi thay đổi số lượng đơn vị chi phí.

Ví dụ, nếu coi số lượng sản phẩm là đơn vị chi phí, nếu tăng số lượng sản phẩm lên 10%, chi phí biến đổi sẽ tăng cùng tỷ lệ 10% còn chi phí cố định không thay đổi. Như vậy, tỷ lệ tổng chi phí sẽ thay đổi kéo theo tỷ lệ chi phí cố định trong mỗi sản phẩm sẽ giảm đi.

Mức thay đổi chi phí hợp lý (relevant range):

- Tỷ lệ chi phí cố định giảm trong mỗi sản phẩm khi số lượng sản phẩm tăng. Tuy nhiên, mọi dây truyền sản xuất chỉ đạt được đến một mức sản lượng nhất định, muốn đạt được sản lượng trên mức này, doanh nghiệp cần đầu tư vào một dây truyền sản xuất khác hoặc cải tiến nâng cấp dây truyền hiện có.

- Mức thay đổi chi phí hợp lý là giới hạn của hoạt động tạo ra chi phí trong đó quan hệ giữa chi phí và đơn vị chi phí là hợp lệ. Vượt quá giới hạn này, mối quan hệ đó sẽ thay đổi.

- Mức thay đổi chi phí hợp lý cũng có thể áp dụng cho chi phí biến đổi vì khi sản lượng thay đổi tới một mức nào đó, tỷ lệ chi phí biến đổi cũng sẽ thay đổi.

Phân tích chi phí - số lượng - lợi nhuận (CVP): đây là hình thức nghiên cứu tác động của số lượng sản phẩm đầu ra với doanh số, chi phí và thu nhập ròng nhằm kiểm soát chi phí.

- Điểm hòa vốn (break-even point): là mức bán hàng mà tại đó doanh thu bằng chi phí và thu nhập ròng bằng 0. Mức bán hàng cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận ròng. Sử dụng điểm sinh lãi, người quản lý có thể xác định được biên độ an toàn = số lượng bán dự tính - số lượng bán tại điểm sinh lãi. Biên độ này cho biết khả năng giảm lượng bán tới đâu để không thể bị lỗ.

- Thu nhập biên (marginal income): mỗi sản phẩm bán ra sau khi trừ đi chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm cho một thu nhập biên. Có thể thấy là tại điểm hoàn vốn, thu nhập biên = chi phí cố định. Từ đó có thể tính số sản phẩm cần bán để đạt đến điểm hoàn vốn = tổng chi phí cố định : thu nhập biên của mỗi sản phẩm. Thu nhập biên này được coi là đóng góp của mỗi sản phẩm vào chi phí cố định và thu nhập, vì sau điểm hoàn vốn, cứ mỗi sản phẩm lại đóng góp thêm một giá trị bằng giá bán - chi phí biến đổi.

- Phương trình: Doanh thu - Chi phí biến đổi - Chi phí cố định = Thu nhập ròng. Với doanh thu = đơn giá x số lượng bán; chi phí biến đổi = chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm x số lượng bán.

- Có thể thấy thu nhập biên là dạng rút gọn của phương trình. Điểm sinh lãi thay đổi khi chi phí cố định thay đổi và dịch chuyển khi chi phí biến đổi thay đổi.

- Lợi nhuận mục tiêu: có thể sử dụng mô hình CVP tính doanh thu (hay số sản phẩm bán) cần thiết để đạt được một mức lợi nhuận mục tiêu. Số sản phầm cần bán = (chi phí cố định + lợi nhuận mục tiêu) : thu nhập biên mỗi sản phẩm.






Cơ cấu chi phí hợp lý:

Doanh nghiệp thường tìm cơ cấu chi phí có lợi nhất. Ví dụ: mua một máy tự động làm tăng chi phí cố định nhưng lại giảm được chi phí nhân công. Thuê một nhân viên bán hàng hưởng theo phần trăm sản phẩm bán được sẽ giảm chi phí cố định so với thuê một nhân viên hưởng lương tháng.

Các doanh nghiệp chi nhiều cho quảng cáo thường có tỷ lệ thu nhập biên lớn so với doanh thu (thuốc lá, hàng không, mỹ phẩm...), và ngược lại, các doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập biên nhỏ so với doanh thu, thường ít chi cho quảng cáo hơn (máy công nghiệp...).

Có một kết luận rút ra: sau khi vượt qua điểm hoà vốn, doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập biên càng lớn sẽ có nhiều lợi nhuận hơn khi số lượng sản phẩm bán ra càng tăng.

Đòn bẩy hoạt động: tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Doanh nghiệp với chi phí cố định lớn và chi phí biến đổi nhỏ sẽ có thay đổi lợi nhuận lớn khi doanh số thay đổi dù ở mức nhỏ.

- Doanh nghiệp với chi phí cố định nhỏ và chi phí biến đổi lớn sẽ có lợi nhuận ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của doanh số.

Như vậy với mức đòn bẩy lớn, doanh nghiệp có thể có lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn một rủi ro lớn vì phụ thuộc nhiều vào doanh số bán ra.

Hoạt động tạo phí tuyến tính (còn gọi là sự vận hành của chi phí): hoạt động có thể biểu diễn bằng một đường thẳng vì chi phí được giả định hoặc cố định hoặc biến đổi. Như đã nêu, mức thay đổi chi phí hợp lý là giới hạn của hoạt động tạo ra chi phí trong đó quan hệ giữa chi phí và đơn vị tính phí là hợp lệ. Vượt quá giới hạn này, mối quan hệ đó sẽ thay đổi. Nhà quản lý thường xác định các mức thay đổi dựa trên kinh nghiệm về các mức độ khác nhau của hoạt động và chi phí.


Chi phí phân mức (step-cost): những chi phí thay đổi giữa các phạm vi hoạt động (mức thay đổi chi phí) mà nguồn lực và chi phí ở một mức không thể chia nhỏ.

- Nếu mức chi phí này tương đối lớn và ứng với một phạm vi hoạt động rộng và đặc trưng, chi phí được coi là chi phí cố định trong khoảng hoạt động đó.

- Nếu mức chi phí khá nhỏ ứng với phạm vi hoạt động hẹp, chi phí thường được coi là chi phí biến đổi.

Chi phí hỗn hợp (mixed cost):

Những chi phí bao gồm cả các yếu tố cố định và biến đổi, thường bao hàm một phạm vi hoạt động nhất định với một mức chi phí cố định. Nói cách khác chi phí này chỉ có một mức thay đổi chi phí hợp lý và một mức chi phí cố định. Chi phí biến đổi lúc này chỉ biến đổi theo tỷ lệ với hoạt động trong mức thay đổi chi phí hợp lý.

Ví dụ: trong một bệnh viện, chi phí cố định cho nhân viên và dụng cụ vệ sinh khoảng 100 triệu đồng / 1 tháng. Thêm vào đó, chi phí sửa chữa và lau rửa biến đổi thêm 50 ngàn đồng / 1 bệnh nhân được đưa tới bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện có thể lên dự trù như sau:
- Giả sử bệnh viện ước tính vào tháng sau sẽ nhận 1 ngàn bệnh nhân / 1 ngày. Chí phí vệ sinh ước tính sẽ là:
100 triệu đồng chi phí cố định + 50 ngàn đồng x 1 ngàn bệnh nhân = 150 triệu đồng.
- Giả sử đến tháng sau bệnh viện nhận đủ 1 ngàn bệnh nhân nhưng chi phí vệ sinh thực tế lên tới 180 triệu đồng. Giám đốc bệnh viên sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân của khoản 30 triệu chi trội so với dự toán. (Có thể xem xét lại cơ cấu chi phí cố định hoặc thay thế phương tiện vệ sinh tự động giảm thiểu khoản phải trả thêm ngoài giờ cho lao động...).

Hàm chi phí đơn giản:
Y = tổng chi phí
F = tổng chi phí cố định
V = chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị tính phí
X = số lượng kích tố chi phí
ta có: Y = F + VX
lấy ví dụ trên: Y = 100.000.000 + 50.000X
Hàm chí phí hỗn hợp này có dạng đường thẳng, còn gọi là hàm chi phí tuyến tính
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Cụ thể cần làm các bước sau:

1. Xác định các chi phí của doanh nghiệp. Phân loại các đầu mục chi phí
2. Xác định chi phí nào là chi phí biến đổi (theo số lượng sản phẩm), chi phí nào là cố định, chi phí nào là "phân mức", chi phí nào là hỗn hợp. Đối với chi phí hỗn hợp bạn phải xác định được bao nhiêu là yếu tố cố định, bao nhiêu là biến đổi (theo hàm tuyến tính nào).
3. Xác định giá bán của sản phẩm.
4. Từ đó, với giả định là chi phí biến đổi sẽ biến động theo đường thẳng, bạn tính theo cách Song Huong đã đề xuất.

Còn nếu bạn vẫn chưa làm được thì chịu rồi! Tốt nhất bạn nên đi tìm một cuốn Giáo trình kế toán chi phí về đọc, đọc xong vẫn chưa hiểu thì lại post thắc mắc nên để mọi người củng thảo luận và giải đáp.

Có cách khác nhanh hơn là bạn thuê một vài đồng chí có khả năng xác định điểm hòa vốn xác định cho bạn. Ví dụ thuê song huong hoặc nhat dieu chẳng hạn.
 
N

Nguyen Tuan Dat

Guest
5/3/05
19
0
0
48
TP.HCM
Bạn nên đọc sách "Tài chính doanh nghiệp hiện đại" của PGS. TS. Trần Ngọc Thơ chủ biên đi. (đừng nên đọc sách kế toán quản trị hoặc là kế toán chi phí). Bạn sẽ thấy 1 điều là hầu như không thể xác định điểm hòa vốn của công ty mà chỉ xác định được điểm hòa vốn sản phẩm mà thôi.
 
W

WhoamI

Cao cấp
Nguyen Tuan Dat nói:
đừng nên đọc sách kế toán quản trị hoặc là kế toán chi phí). Bạn sẽ thấy 1 điều là hầu như không thể xác định điểm hòa vốn của công ty mà chỉ xác định được điểm hòa vốn sản phẩm mà thôi.
Đúng thế! :eek:know:
Nguyen Tuan Dat nói:
Bạn nên đọc sách "Tài chính doanh nghiệp hiện đại" của PGS. TS. Trần Ngọc Thơ chủ biên đi..
Thanks bác!
 
Sửa lần cuối:
H

hoacat510

Guest
26/9/06
6
0
0
38
hà nội_hai duong
Sáng nay vừa hoc môn KT quản trị. Đúng thật, chỉ có xác định điểm hoà vốn sản phẩm thôi mà chưa thấy điểm hoà vốn của công ty đâu cả. Ko biết buổi sau có được học ko nhỉ????
 
V

vietquang

Guest
21/2/06
5
0
0
Sài Gòn
Có thể tính được doanh thu hòa vốn của công ty

Có thể tính được điểm hòa vốn cho công ty với điều kiện kết cấu hàng bán (sale mix) cố định. Kết cấu hàng bán là tỉ trọng của doanh thu từng loại sp trên tổng doanh thu của công ty. Nếu kết cấu này thay đổi trong điều kiện mọi thứ khác (đơn giá bán, biến phí đơn vị, tổng định phí...) không thay đổi thì doanh thu hòa vốn cũng thay đổi. Tóm lại có thể phát biếu như sau: "Công ty sẽ hòa vốn ở mức doanh thu 500triệu với điều kiện trong đó doanh thu của sàn phẩm A chiếm x%, B chiếm Y% C chiếm Z%...(Tổng x+y+z+...phải bằng 100%). Còn nếu không đảm bảo cơ cấu nói trên thì doanh thu hòa vốn sẽ là một số khác hơn 500triệu"
Mong có dịp trao đổi thêm với các bác.
 
V

vietquang

Guest
21/2/06
5
0
0
Sài Gòn
Có thể tính được doanh thu hòa vốn của công ty

Có thể tính được điểm hòa vốn cho công ty với điều kiện kết cấu hàng bán (sale mix) cố định. Kết cấu hàng bán là tỉ trọng của doanh thu từng loại sp trên tổng doanh thu của công ty. Nếu kết cấu này thay đổi trong điều kiện mọi thứ khác (đơn giá bán, biến phí đơn vị, tổng định phí...) không thay đổi thì doanh thu hòa vốn cũng thay đổi. Tóm lại có thể phát biếu như sau: "Công ty sẽ hòa vốn ở mức doanh thu 500triệu với điều kiện trong đó doanh thu của sàn phẩm A chiếm x%, B chiếm Y% C chiếm Z%...(Tổng x+y+z+...phải bằng 100%). Còn nếu không đảm bảo cơ cấu nói trên thì doanh thu hòa vốn sẽ là một số khác hơn 500triệu"
Mong có dịp trao đổi thêm với các bác.
 
T

tien1007

Guest
Các bác ơi, tính BEP của công ty thì chúng ta chỉ tính được dựa vào tổng doanh thu thôi. Tuy nhiên, về cái phần biến phí ấy mà, thì tùy thuộc vào mục đích tính chất chi phí tại từng doanh nghiệp cụ thể thì mới xác định được thôi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA