Sự tích bánh trung thu

  • Thread starter camchuong
  • Ngày gửi
camchuong

camchuong

Sơ cấp
17/10/04
11
0
1
HT- HN
Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và thổ địa công vào mỗi mùa Trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay.

Tương truyền vào thời đó, người Trung Nguyên không chịu nổi ách thống trị của người Mông Cổ, những người có chí khí đều muốn khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Để tập hợp được các lực lượng đấu tranh, nhưng trong điều kiện không thể truyền tin đi, Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một cách truyền tin rộng rãi và bảo đảm, đó là kêu gọi mọi người mua bánh trung thu ăn vào Tết Trung thu để tránh họa. Sau khi mọi người mua bánh về và cắt ra, nhìn thấy bên trong có giấu một mảnh giấy viết “đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa”, nhờ vậy người dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, và lật đổ được nhà Nguyên. Cũng từ đó, bánh trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào mỗi Tết Trung thu.

Tết Trung thu




Đã lâu lắm rồi, Việt Nam và một số nước Châu Á có tục lệ đón mừng Tết Trung thu vào rằm tháng 8 mỗi năm. Đây là thời điểm trăng đầy nhất, công việc đồng áng rảnh rang, còn thời tiết lại mát mẻ, trong lành. Ở Việt Nam, Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống, nhất là với trẻ em.




Cúng trăng (Tế nguyệt)

Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Ngắm trăng (Thưởng nguyệt)

Còn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành, thể hiện nhiều trong thơ ca thời này. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.

Sự tích Hằng Nga

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

(ST)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
camchuong

camchuong

Sơ cấp
17/10/04
11
0
1
HT- HN
Nhớ ngày còn ấu thơ, sắp đến ngày rằm trung thu, là lại cùng bạn bè chuẩn bị đèn ông sao, trống, ông tiến sĩ và làm kiệu để đến ngày rằm, cùng nhauu dong kiệu đi ra đường, ngắm trăng, rồi đợi phá cỗ lúc nửa đêm.

Ngày ấy mẹ đi chợ mua đồ ăn về nấu, lũ trẻ con chỉ mong tối đến thật nhanh, để tụ họp và cùng nhau khiêng đồ đi. Cái kiệu làm bằng những thân cây chuối, nhẹ và dễ bị bong ra, có lẽ do còn nhỏ nên làm không chắc chắn. Lũ con trai khiêng, lũ con gái đi phía sau trông chừng xem nải chuối đặt trên kiệu có bị nghiêng không, mấy cái oản nhỏ xinh có bị biến mất vì đường mấp mô, lắm ổ gà mà đèn đường thì chẳng có, chỉ có ánh trăng lấp lo sau những rặng chuối, lùm cây. Thế mà rồi vui biết nhường nào, thế mà rồi hồn nhiên biết bao.

Chuẩn bị cho ngày khiêng gánh kiệu nhỏ nhoi ấy, là bao nhiêu ngày tập dượt từ trước. Nào là chiều nay, đi chặt chuối làm kiệu nhé, chiều mai đến nhà tớ làm đèn ông sao, chiều nữa xin tiền mẹ đóng góp để chuẩn bị những quả gì có trên kiệu. Cứ ồn ào, chạy tới chạy lui. Vui quá!

Ngày ấy, ủy ban xã có đoàn thanh niên còn đứng ra tổ chức thi rước kiệu, xem kiệu nào đẹp nhất, đèn ông sao nào to nhất, trống nào đánh hay. Thôi thì, khắp từ đầu làng đến cuối làng, tưng bừng như có hội mà là hội vào buổi tối. Để khi tan kiệu, dòng người lũ lượt ra về, ầm ào và vui nhộn. Thoáng chốc nửa đêm, ai về nhà nấy, bố mẹ thì muốn ngủ mà lũ trẻ thì cứ đòi ra thềm nhà ngắm trăng, gọt bưởi, ăn quả na , quả hồng, và gối đầu vào lòng mẹ, thanh thản ngắm trăng, rồi giấc ngủ trẻ thơ với những giấc mơ hồng đến lúc nào không biết.

Vẫn nhớ cái lần đi thi rước kiệu, mấy đứa con nít nhỏ nhoi vì vô ý làm rơi nải chuối trên đường đi. Thế là chẳng được giải, về nhà ngồi khóc với nhau. Nghĩ lạo thật trẻ con và buồn cười.

Để rồi 1, 2,3 lần hồn nhiên trong trẻo, rồi sau đó, chẳng bao giờ còn được thế nữa.

Ấu thơ trong tôi là thế.!
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Vậy mà anh được nghe câu chuyện về Hậu Nghệ - Hằng Nga thế này này:
Hậu Nghệ ham mê săn bắn từ thủa nhỏ, tính tình phóng khoáng anh hùng. Hậu Nghệ đi theo phù tá Hình Thiên đánh đông dẹp bắc lập rất nhiều công lớn, giúp bá tánh trừ gian diệt bạo, an cơ lập nghiệp. 1 lần Hậu Nghệ vào rừng giết được 2 con Hổ lớn cứu được cô gái sinh đẹp tên là Hằng Nga. Hằng Nga vì nghĩa nên kết duyên vợ chồng với Hậu Nghệ. Hậu Nghệ yêu vợ nhưng không muốn ở yên 1 chỗ, chàng quyết theo Hình Thiên lập nhiều chiến công hiển hách nên bỏ lại vợ ở nhà 1 mình. Lúc bấy giờ Thiên Đế có để ý đến Hằng Nga nên quyết bắt nàng về làm vợ. Thiên Đế mới đem thuốc trường sinh xuống trần gian để dụ dỗ Hằng Nga. Hằng Nga nghe lời ngon ngọt của Thiên Đế nên mới bỏ Hậu Nghệ lên thiên giới.
Thiên Đế lúc bấy giờ sinh được 10 đứa con nhưng mãi vui thú với Hằng Nga nên bỏ bễ 10 đứa con. 10 đứa con của Thiên Đế hóa thành 10 mặt trời, đem sức nóng thiêu đốt nhân gian. Hậu Nghệ thấy vậy nên quyết đến bờ Minh Hải tìm cho được cây Băng Cung. Sau khi có được Băng Cung, Hậu Nghệ lên núi Côn Luân dùng thần lực của mình bắn chết 9 đứa con của Thiên Đế. Thiên Đế uất hận nên đã quyết đấu cùng Hậu Nghệ 3 ngày 3 đêm khiến cho trời long đất lở. Cuối cùng thì Thiên Đế cũng bại trận dưới tay Hậu Nghệ.
Sau khi chiến thắng, Hậu Nghệ mới biết vợ mình là Hằng Nga bị Thiên Đế dụ dỗ. Chàng nhận thấy đó cũng là lỗi do mình nên chỉ đầy Hằng Nga tới cung Quảng Hàn - quanh năm lạnh lẽo.
Đấy câu chuyện Hằng Nga - Hậu Nghệ, anh nghe được nó thế đấy(các cụ nhà ta có ai thích Hằng Nga đâu, vì Hằng Nga đại diện cho tính không chung thuỷ)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA