Trả tiền thành viên rút vốn ( chuyển vốn góp)

  • Thread starter AC3K
  • Ngày gửi
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Công ty TNHH 2 Thành viên

A: 8 tỷ ( 80%)
B: 2 Tỷ.(20%)

Sau thời gian hoạt động. Ông B bán lại hầu như hòan toàn cho ông A chỉ còn giữ lại 1%.

Với sự thỏa thuận giữa A Và B, Ông A ( Cty ) tra cho ông B là 5 tỷ ( dĩ nhiên là dùng tài sản lưu động của cty để trả, cụ thể là tiền gửi NH).

Theo các bạn, tình huống trên có những bút toán hạch toán nào?

Xin chân thành cảm ơn !
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
levanton

levanton

Cao cấp
AC3K nói:
Công ty TNHH 2 Thành viên

A: 8 tỷ ( 80%)
B: 2 Tỷ.(20%)

Sau thời gian hoạt động. Ông B bán lại hầu như hòan toàn cho ông A chỉ còn giữ lại 1%.

Với sự thỏa thuận giữa A Và B, Ông A ( Cty ) tra cho ông B là 5 tỷ ( dĩ nhiên là dùng tài sản lưu động của cty để trả, cụ thể là tiền gửi NH).

Theo các bạn, tình huống trên có những bút toán hạch toán nào?

Xin chân thành cảm ơn !

Ông A dùng tài sản lưu động của công ty để trả cho ông B là sai. Việc mua bán này là thỏa thuận giữa 2 ông A và B, ông A phải dùng tiền riêng( tiền của cá nhân ông) để trả.
 
Gau bong

Gau bong

Trung cấp
6/9/06
182
1
18
47
Ha noi
Thực chất, đây là việc thay đổi từ Cty TNHH 2 thành viên thành chỉ còn 1 tv nhưng tv ấy không muốn thay đổi loại hình công ty thành công ty tư nhân.

Do vậy, để hạch toán bạn có thể làm như sau:

Nợ TK141A: 5.000.000.000
Có TK 111:

Trong trường hợp thông báo với Sở KH - ĐT là giảm vốn xuống còn : 7ty
Nợ TK 411
Có TK 141A : 3.000.000.000
( Mình chỉ tính số chẵn thôi nhé, số cụ thể bạn phải bớt đi khoản 1% của vốn dành lại cho B)

Trường hợp không thay đổi vốn điều lệ. Chỉ thay đổi cơ cấu vốn thì A sẽ phải trả tiền cho Cty
Nợ 111/112
Có 141A
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Gau bong nói:
Thực chất, đây là việc thay đổi từ Cty TNHH 2 thành viên thành chỉ còn 1 tv nhưng tv ấy không muốn thay đổi loại hình công ty thành công ty tư nhân.

Do vậy, để hạch toán bạn có thể làm như sau:

Nợ TK141A: 5.000.000.000
Có TK 111:

Trong trường hợp thông báo với Sở KH - ĐT là giảm vốn xuống còn : 7ty
Nợ TK 411
Có TK 141A : 3.000.000.000
( Mình chỉ tính số chẵn thôi nhé, số cụ thể bạn phải bớt đi khoản 1% của vốn dành lại cho B)

Trường hợp không thay đổi vốn điều lệ. Chỉ thay đổi cơ cấu vốn thì A sẽ phải trả tiền cho Cty
Nợ 111/112
Có 141A
Hi bạn,

Bạn cũng hiểu ý mình đó, tuy nhiên đây là trường hợp không giảm vốn kinh doanh mà chỉ chuyển nhượng giữa A và B

Với lại tài khoản 141 ở đây có vẻ không hợp lý lắm, nếu như ý bạn thì mình sẽ dùng tài khoản 138 có vẻ hợp lý hơn.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
AC3K nói:
Công ty TNHH 2 Thành viên

A: 8 tỷ ( 80%)
B: 2 Tỷ.(20%)

Sau thời gian hoạt động. Ông B bán lại hầu như hòan toàn cho ông A chỉ còn giữ lại 1%.

Với sự thỏa thuận giữa A Và B, Ông A ( Cty ) tra cho ông B là 5 tỷ ( dĩ nhiên là dùng tài sản lưu động của cty để trả, cụ thể là tiền gửi NH).

Theo các bạn, tình huống trên có những bút toán hạch toán nào?

Xin chân thành cảm ơn !

Đây là trường hợp B rút vốn do đó chỉ cần một biên bản thoả thuận trong hội đồng thành viên và bút toán giảm nguồn.

Nếu B mua luôn của A thì không thể trả bằng tài sản của công ty mà phải bằng tài sản riêng của B (giống ý anh levanton)
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Virgin nói:
Đây là trường hợp B rút vốn do đó chỉ cần một biên bản thoả thuận trong hội đồng thành viên và bút toán giảm nguồn.

Nếu A mua luôn của B thì không thể trả bằng tài sản của công ty mà phải bằng tài sản riêng của A (giống ý anh levanton)
Giải quyết cách này chính xác hơn đó AC3K, và cả 2 trường hợp đều phải có biên bản họp hội đồng thành viên và điều chỉnh lại nội dung trên ĐKKD
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Mình biết đây là chuyển nhượng vốn giữa A và B, và không giảm vốn.
Giấy phép kinh doanh thì chỉ thay đổi tỷ lệ góp vốn ( dĩ nhiên là phải có BBHHDTV vì như vậy mới làm được giấy phép)

Tuy nhiên mình vẫn có thể lấy tiền cty để trả cho ông B, nhưng vẫn ghi 1 khoản cho ông A vay. và hạch toán vào tài khoản 138 A, sau đó ông A trả tiền hoặc rút lợi nhuận thì hạch toán ngược lại.
 
Gau bong

Gau bong

Trung cấp
6/9/06
182
1
18
47
Ha noi
Đúng vậy, mình hoàn toàn đồng ý với AC3K
Quan trọng là nắm bắt được ý đồ của Cổ đông ( ông chủ) và vận dụng luật để giúp họ mà.
 
M

minhchi

Guest
23/5/06
9
0
0
Hà nội
AC3K nói:
Công ty TNHH 2 Thành viên

A: 8 tỷ ( 80%)
B: 2 Tỷ.(20%)

Sau thời gian hoạt động. Ông B bán lại hầu như hòan toàn cho ông A chỉ còn giữ lại 1%.

Với sự thỏa thuận giữa A Và B, Ông A ( Cty ) tra cho ông B là 5 tỷ ( dĩ nhiên là dùng tài sản lưu động của cty để trả, cụ thể là tiền gửi NH).

Theo các bạn, tình huống trên có những bút toán hạch toán nào?

Xin chân thành cảm ơn !

Theo ý kiến của mình thì:
- Khi nhận vốn do thành viên đóng góp, ghi:
Nợ 111, 112, 152, 156, 211, 213...:10 tỷ
Có 411: 10 tỷ

- Khi trả vốn cho ông B bằng tiền gửi(kèm theo BBhọp HHTV và phải thay đổi tỷ lệ vốn góp):
Nợ 411: 5 tỷ
Có 112: 5 tỷ

Nếu ông A muốn giữ hết thì khi đó phải dùng tiền riêng để trả cho ông B thôi.
 
Sửa lần cuối:
levanton

levanton

Cao cấp
AC3K nói:
Mình biết đây là chuyển nhượng vốn giữa A và B, và không giảm vốn.
Giấy phép kinh doanh thì chỉ thay đổi tỷ lệ góp vốn ( dĩ nhiên là phải có BBHHDTV vì như vậy mới làm được giấy phép)

Tuy nhiên mình vẫn có thể lấy tiền cty để trả cho ông B, nhưng vẫn ghi 1 khoản cho ông A vay. và hạch toán vào tài khoản 138 A, sau đó ông A trả tiền hoặc rút lợi nhuận thì hạch toán ngược lại.

Bạn đưa ra tình huống mật mờ, trong tình huống, bạn đưa ra là:...
Ông A ( Cty ) tra cho ông B là 5 tỷ ( dĩ nhiên là dùng tài sản lưu động của cty để trả, cụ thể là tiền gửi NH).
Như vậy là sai, bây giờ bạn nói khoản này hạch toán TK phải thu 138 A theo mình cũng sai luôn. Vì tiền gửi NH là của công ty, ông A trả cho ông B là tài sản riêng. Ông A nếu muốn mượn tiền của công ty để trả thì phải trả qua TK của ông A, hoặc cty viết séc cho ông A tạm mượn số tiền. Còn việc trả cho ông B là trách nhiệm của cá nhân ông A chứ ông A không thể với tư cách là chủ tịch HĐTV, hoặc tư cách giám đốc để trả được.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
minhchi nói:
Theo ý kiến của mình thì:
- Khi nhận vốn do thành viên đóng góp, ghi:
Nợ 111, 112, 152, 156, 211, 213...:10 tỷ
Có 411: 10 tỷ

- Khi trả vốn cho ông B bằng tiền gửi(kèm theo BBhọp HHTV và phải thay đổi tỷ lệ vốn góp):
Nợ 411: 5 tỷ
Có 112: 5 tỷ

Nếu ông A muốn giữ hết thì khi đó phải dùng tiền riêng để trả cho ông B thôi.
Hạch toán như vậy là giảm nguồn vốn kinh doanh, Trong đề bài này đã nói rõ là không thay đổi nguồn vốn kinh doanh bạn ạh
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
levanton nói:
Bạn đưa ra tình huống mật mờ, trong tình huống, bạn đưa ra là:...
Ông A ( Cty ) tra cho ông B là 5 tỷ ( dĩ nhiên là dùng tài sản lưu động của cty để trả, cụ thể là tiền gửi NH).
Như vậy là sai, bây giờ bạn nói khoản này hạch toán TK phải thu 138 A theo mình cũng sai luôn. Vì tiền gửi NH là của công ty, ông A trả cho ông B là tài sản riêng. Ông A nếu muốn mượn tiền của công ty để trả thì phải trả qua TK của ông A, hoặc cty viết séc cho ông A tạm mượn số tiền. Còn việc trả cho ông B là trách nhiệm của cá nhân ông A chứ ông A không thể với tư cách là chủ tịch HĐTV, hoặc tư cách giám đốc để trả được.
Có thể mình làm tắt quá mà bạn không hiểu.

Ông A, đứng ra mượn tiền vay của công ty (tiền gửi ngân hàng), và công ty trực tiếp chuyển khoản vào tài khoản của ông B. Không có gì là không được cả ( chỉ cần lập biên bản thỏa thuận là được)

Cụ thể, khi công ty chuyển khoản trả ông B (5 tỷ ) thì hạch toán như sau:
Nợ 138A: 5tỷ
Có 112 : 5 Tỷ ( rõ ràng là dùng Tài sản lưu động, hay tiền gửi của ngân hàng của cty trả cho ông B là gì)

Có gì sai nguyên tắc đâu nào?

Khi Ông A rút lợi nhuận, hoặc dùng tiền trả lại cho oông ty là chuyện trong tương lại, chỉ có thế thôi,

Mình nghĩ ở đây, chẳng có gì là sai nguyên tắc cả
 
tho moc

tho moc

thợ lành nghề
26/6/06
207
0
16
18
HN
Theo tôi AC3K ko hỏi mập mờ mà là hỏi có những bút toán nào và như vậy thì chúng ta phải làm sao cho nó đúng pháp luật thôi ---> đồng ý cách hạch toán như AC3K. :dzo:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA