Cách hạch toán của đơn vị đầu tư -xây dựng- kinh doanh

  • Thread starter Diep Quyen
  • Ngày gửi
D

Diep Quyen

Guest
Các bạn ơi giúp mình với:

Công ty mình đầu tư xây dựng và sau đó bán từng phần hoặc cho thuê. Mình đang phân vân ko biết tất cả các chi phí cho giai đoạn đầu tư (như CP giải phóng, san lắp, xây lắp ...) hạch toán vào 241 hay theo dõi bình thường như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu đưa vào 241 thì ko đúng vì cty mình xây dựng sau đó bán và ko thể hạch toán như các đơn vị chủ đầu tư .mình mong các bạn tư vấn giúp mình hạch toán như thế nào?

Xin cám ơn các bạn rất nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Bạn sử dụng các tài khoản sản xuất và chuẩn mực hàng tồn kho để hạch toán. Cụ thể, sử dụng các tài khoản loại 6 để tập hợp chi phí, kết chuyển vào 154. Chú ý chi phí tập hợp theo 3 giai đoạn:
1. Đền bù và giải phóng mặt bằng: Bao gồm các khoản chi phí bồi thường, đền bù, mua đất, thuế chuyển đổi mục đích SD đất, khảo sát thiết kế, đo đạc vẽ bản đồ hiện trạng v...v
2. Chi phí san lấp, xây dựng hạ tầng, cầu đường, cống rảnh, hệ thống điện, chiếu sáng công cộng, công viên, cấp thoát nước v...v Những hạng mục không gắn liền với tài sản xác định bằng quyền sở hữu tài sản (sổ đỏ) và phải chuyển giao quản lý cho các cơ quan nhà nước sau khi dự án hoàn thành.
3. Chi phí thi công các công trình: Nhà cửa, chung cư ....
Đối với các chi phí thuộc nhóm 1 và 2, bạn mở chi tiết theo yêu cầu quản lý, theo dự toán thi công, theo dõi đối tượng theo từng dự án và kết chuyển vào TK 154, nếu thuê các đơn vị thi công (bên B) thì tập hợp hết vào TK 154.
Chi phí sau khi tập hợp phân bổ theo diện tích đất được xác định là đất thổ cư (ngoài đất dùng cho đường sá và công trình công cộng) dựa trên bản vẽ quy hoạch 1/500 và sổ đỏ được cấp. Chi phí này hình thành giá trị "quyền SD đất của DN, 1 sổ đỏ chính là 1 đơn vị tập hợp chi phí.
Chi phí thuộc nhóm 3 mở chi tiết theo các nhóm NVL chính như các đơn vị thi công, như Xi măng, cát, gạch, sắt, đá (tham khảo các bài về chi phí xây dựng) phù hợp với bản vẽ dự toán. Đối tượng theo dõi là các công trình hoặc hạng mục công trình. Nếu thuê ngoài thì tập hợp chung vào 154. Sau khi công trình hoàn thành, bạn tiến hành thủ tục xin cấp sổ hồng, kết chuyển tất cả vào TK 155, chi tiết cho từng căn nhà.
Lúc này, giá trị chi phí bao gồm 2 phần: Giá trị QSD đất (1 + 2) và giá trị XD nhà (3).

Xuất hóa đơn: Vấn đề này chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Bạn tham khảo 1 số bài viết của tôi trong Box để thấy thêm vấn đề.
 
Sửa lần cuối:
D

Diep Quyen

Guest
Cám ơn những chỉ dẫn của a adam tran nha.
Có phải e hạch toán như đơn vị sản xuất kinh doanh chứ ko như đơn vị chủ đầu tư phai ko chi?
Hic hic e mới chuyển công ty làm về lĩnh vực này (lúc trước e làm đơn vị sản xuất kinh doanh) nên mù tịt luôn. Vậy là e làm sai hết rồi chị ơi, lúc trước giờ tất cả các chi phí cho đầu tư dự án em đều htoán vào TK 241 và làm như kế toán đơn vị chủ đầu tư.
Vậy chị chỉ cho em những văn bản, thông tư, tiêu đề sách để e tham khảo làm cho tốt hơn. (Hiện tại cty e mới thành lập nên chưa có kế toán trưởng nên e tạm thời phụ trách kế toán . hic hic bữa giờ em " lên bờ xuống ruộng" với kế toán chủ đầu tư và xây dựng chị ah).
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Diep Quyen nói:
Cám ơn những chỉ dẫn của a adam tran nha.
Có phải e hạch toán như đơn vị sản xuất kinh doanh chứ ko như đơn vị chủ đầu tư phai ko chi?
Hic hic e mới chuyển công ty làm về lĩnh vực này (lúc trước e làm đơn vị sản xuất kinh doanh) nên mù tịt luôn. Vậy là e làm sai hết rồi chị ơi, lúc trước giờ tất cả các chi phí cho đầu tư dự án em đều htoán vào TK 241 và làm như kế toán đơn vị chủ đầu tư.
Vậy chị chỉ cho em những văn bản, thông tư, tiêu đề sách để e tham khảo làm cho tốt hơn. (Hiện tại cty e mới thành lập nên chưa có kế toán trưởng nên e tạm thời phụ trách kế toán . hic hic bữa giờ em " lên bờ xuống ruộng" với kế toán chủ đầu tư và xây dựng chị ah).

Cho anh sang Thái Lan ... giải phẩu hồi nào vậy em :lol:

Văn bản hướng dẫn về kế toán cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhà thì không có đâu, có lẽ lĩnh vực đang còn mới nên chưa có hướng dẫn cụ thể. Trong Chuẩn mực BĐS đầu tư chỉ nói đại khái chuẩn mực BĐS đầu tư không áp dụng cho các công ty KD nhà. Trong hướng dẫn hạch toán TK 154, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC có đề cập đến câu là TK này sử dụng cho cả các DN XD, bao gồm cả DN đầu tư KD nhà. Do đó, bạn phải vận dụng kế toán và hạch toán cũng như chuẩn bị các chứng từ, hồ sơ tài liệu sao cho không mâu thuẩn với các quy định quản lý nhà đất. Để làm tốt thì cần tìm hiểu Luật đất đai, Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai, các thông tư văn bản hướng dẫn quản lý XD của các đơn vị đầu tư kinh doanh nhà... Các tài liệu này các công ty KD nhà phải thường xuyên cập nhật. Bạn hỏi phòng hành chánh xem.

Khi xuất hóa đơn, bạn phải làm công văn hỏi Cục thuế xem, vì mỗi nơi hướng dẫn mỗi khác. Luật thuế GTGT ghi rõ doanh thu chuyển quyền SD đất không chịu thuế GTGT. Luật thuế TNDN quy định rõ thu nhập của việc chuyển quyền SD đất phải chịu thuế TNDN bổ sung. Quyền SD đất không được trích khấu hao (trừ quyền SD có thời hạn theo hợp đồng thuê đất). Do đó, nếu bạn xuất hóa đơn 1 dòng bán nhà cho 1 DN nào đó mua nhà làm văn phòng, tính thuế GTGT và DN đưa vào TSCĐ (TK211) để tính khấu hao thì mâu thuẩn với các quy định trên. Nhưng nếu xuất làm 2 dòng thì thuế GTGT đầu vào các giai đoạn 1 và 2 không được khấu trừ!!!
 
Sửa lần cuối:
H

Hanoi

Guest
30/9/03
16
0
0
Diep Quyen nói:
Các bạn ơi giúp mình với:

Công ty mình đầu tư xây dựng và sau đó bán từng phần hoặc cho thuê. Mình đang phân vân ko biết tất cả các chi phí cho giai đoạn đầu tư (như CP giải phóng, san lắp, xây lắp ...) hạch toán vào 241 hay theo dõi bình thường như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu đưa vào 241 thì ko đúng vì cty mình xây dựng sau đó bán và ko thể hạch toán như các đơn vị chủ đầu tư .mình mong các bạn tư vấn giúp mình hạch toán như thế nào?

Xin cám ơn các bạn rất nhiều.

Co rat nhieu truong hop, Cac cong ty luc dau xac dinh muc dich dau tu XDCD la de phuc vu cho qua trinh SXKD sau nay cua minh. Nhung trong qua trinh dau tu do, co rat nhieu lý do mà không thể tiếp tục thuc hiện được d­ự án đầu t­­­­­­­u XD nũa đành phải bán từng phần hoặc cho thuê. O đây bạn nên xác định rõ mục đích của quá trình đầu tu nay là gì: Để bán hay để SXKD thì mới hạch toán rõ ràng đ­ược.
Thông cảm nhé. Ch­ua gõ quen nên có mất dấu. Có ai bảo tôi với
 
D

Diep Quyen

Guest
wow, adam tran la con trai hả.Vậy bỏ wa cho e nhé. Vậy anh cũng làm bên lĩnh vực như em phải ko.vậy làm phiền anh hướng dẫn chi tiết cho em được ko.
Về đầu tư XDCB như bên e có các chi phí bao gồm:
1.Chi phí xây lắp : Cp phá tháo dỡ, san lắp, xây dựng các hạng mục công trình, lắp đặt thiết bị...
2. CP thiết bị : CP mua sắm, vận chuyển...
3.CP khác : lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tuyên truyền quảng cáo, CP khởi công, đền bù, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, cp ban quản lí dự án, bảo hiểm, lãi vay,...
Nếu làm như a thì e hổng biết đưa các chi phí trên vào TK621,622,627 như thế nào cho hợp lí?
- E vừa xem lại QD 15, e thấy có dòng: :" ko htoán vào TK 154 chi phí đầu tư XDCB". e thật sự phân vân về vấn đề này.
- Có người chỉ e htoán như thế này: tất cả chi phí cho việc xây dựng căn nhà, khu chung cư cứ đưa hết vào TK 241 chi tiết theo từng mục phí. Sau khi quyết toán thì kết chuyển từ 241 sang TK 217"bất động sản đầu tư". Số dư nợ trên TK 217 xem như là giá vốn ( giống TK 154 trong SXKD). A cho e ý kiến về vấn đề này nhé.
Hichic.. e phải rạch ròi về vấn đề này để có hệ thống tk chuẩn để mua phần mềm. Vậy adam- tran giúp e nhé.
Dear HAnoi,
Mục đích của quá trình đầu tư của công ty mình là để bán nên bạn có ý kiến gì về vấn đề này thì giúp mình với.
Một lần nữa cám ơn adam-tran va ha noi đã bỏ chút thời gian trả lời những vướng mắc của e.
 
1

112

Trung cấp
2/10/03
132
0
16
Diep Quyen nói:
- E vừa xem lại QD 15, e thấy có dòng: :" ko htoán vào TK 154 chi phí đầu tư XDCB". e thật sự phân vân về vấn đề này.

Đâu nhỉ ở dòng nào thế.
 
T

tramnguyenkc3

Guest
12/10/06
12
0
1
39
tp.hcm
Bạn 112 thân mến, mình thấy dòng :" ko htoán vào TK 154 chi phí đầu tư XDCB" ở trong sách "Chế độ kế toán doanh nghiệp" của BTC-phần hạch toán TK này cần tôn trọng 1 số quy định sau, quy định số 8.
Anh adam_tran oi giup em với! Công ty em cũng đầu tư xd và sau đó bán từng phần hoặc cho thuê như công ty của bạn DiepQuyen vậy. Em có đọc hướng dẫn của anh nhưng chưa hiểu rõ việc tập hợp chi phí theo 3 giai đoạn vào TK chi phí 621, 622, 623, 627 như thế nào. Mong anh hướng dẫn cụ thể hơn để em hạch toán cho đúng.
Hiện nay em đang hạch toán giống bạn Diep Quyen đã hỏi anh (tất cả chi phí cho việc xây dựng căn nhà, khu chung cư cứ đưa hết vào TK 241 chi tiết theo từng mục phí. Sau khi quyết toán thì kết chuyển từ 241 sang TK 217"bất động sản đầu tư". Số dư nợ trên TK 217 xem như là giá vốn ( giống TK 154 trong SXKD).
Anh chỉ giúp em cách hạch toán trên có gì sai ko? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh adam_tran cũng như của các anh chị trong diễn đàn. Chân thành cảm ơn!
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Cách hạch toán của em như vậy là sai rồi. Về TK sử dụng, em vẫn sử dụng các tài khoản loại 6 sau đó KC vào 154. Để đơn giản anh chỉ sử dụng TK 154 (theo quyết định 144 hoặc theo QĐ 48 mới nhất cahẳng hạn)
Giai đoạn 1: Chi phí khảo sát, thiết kế, đo đạc, đền bù... em tập hợp vào 154 mở chi tiết theo yêu cầu quản lý. Gọn nhẹ thì em chỉ mở 1 sổ chi tiết chi phí cho 1 dự án/chi tiết cho các cột lương Ban quảnlý DA, lương phòng thiết kế hay chi phí thuê đo đạc thiết kế, chi phí đền bù. Sau giai đoạn này công ty được duyệt quy hoạch 1/2000 trong đó ghi rõ phần nào là đất thổ cư, phần nào đất công trình công cộng, phần nào đường sá.... cộng tất chi phí được A.
Giai đoạn 2: Chi phí giải phóng mặt bằng, san lấp, thi công hạ tầng. Ở giai đoạn này, em phải mở chi tiết cho từng hạng mục (mỗi hạng mục mỗi sổ). Thí dụ hạng mục công viên, hạng mục chiếu sáng, hạng mục cấp thoát nước v...v. Tất cả bám theo dự toán mà làm. Nếu em thuê bên B thi công thì... khỏe. Sau khi hoàn tất giai đoạn này, em sẽ được duyệt quy hoạch 1/500 trong đó ghi rõ chi tiết mỗi lô là bao nhiêu m2. Cùng với Quyết định duyệt quy hoạch em sẽ được cấp sổ đỏ theo bản đồ phân lô. Tổng chi phí giai đoạn này là B.
Sau đó em cộng chi phí cả 2 giai đoạn A+B, phân bổ theo diện tích đất thổ cư. Thí dụ dự án 4000 mét, đất thổ cư 2000 mét (đất ghi trên sổ đỏ, phần còn lại là đất cho giao thông và công trình công cộng), tổng chi phí A+B = 4 tỷ thì em có mỗi mét vuông đất thổ cư =4.000.000.000/2000m = 2tr/mét. Sau đó nhân lại với diện tích thực ghi tại sổ đỏ (nếu phần nào chưa được cấp sổ đỏ thì tạm tính theo diện tích của bản vẻ phân lô) để tính ra giá vốn của mỗi lô. Giả sử có 20 lô mỗi lô 100m, em "nhập kho" được 20 SPDD - tài khoản 154 mỗi SP có giá trị 200tr đồng. Như vậy là hoàn tất giai đoạn 1 và 2 cho chi phí hình thành quyền SD đất.
Giai đoạn 3 thì xây lô nào em tính cho lô đó, mỗi lô là 1 công trình. Chi phí XD tập hợp ở TK 154 chi tiết cho từng lô. Xây xong thì em "nhập kho" được 20 SPDD là 20 căn nhà. Như vậy em có đến 40 SPDD là 20 lô đất và 20 căn nhà. Sau khi được cấp sổ hồng, em KC từ TK154 sang TK155, kết quả em có 40 thành phẩm gồm 20 lô đất và 20 căn nhà.
Nếu bán nhà, em hạch toán như bán SP bình thường.
Nếu để vậy chờ giá lên (trong thời gian dài) hoặc cho thuê, em hạch toán Nợ TK 217 BĐS đầu tư/Có 155.
Nếu dùng làm nhà văn phòng... KC hạch toán Nợ 211/Có 155... Phần giá trị SD đất KC vào TK 213 TSCĐ vô hình!!!! (nghe có vẻ không hợp lý lắm).
Cứ tương tự như vậy. Chừng nào muốn bán trong tương lai gần lại KC giá trị còn lại về TK 155!
 
Sửa lần cuối:
T

tramnguyenkc3

Guest
12/10/06
12
0
1
39
tp.hcm
Chào anh Adam_tran và các anh chị Webketoan!
Vừa qua em có đọc QĐ 48- Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa, trong đó có đoạn:"Công ty TNHH, công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC".
Công ty em là công ty CP quy mô cũng khá lớn nên em xin hỏi các anh chị các chi phí em tập hợp vào TK 154 mà ko qua TK loại 6 có được ko? Các CP đền bù đất, khảo sát thiết kế, báo cáo tác động môi trường, đo vẽ bản đồ em theo dõi trên TK 627 có đúng không? Nhờ các anh chị hướng dẫn giúp em. Cảm ơn các anh chị rất nhiều!
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Đương nhiên rồi, chế độ kế toán em áp dụng QĐ15. Hướng dẫn của anh sử dụng có mỗi TK 154 cho nó dễ hiểu.
 
N

nguyendinhhuy

Guest
19/10/05
17
0
1
Bac ninh
Các ban cho mình hỏi. DN minh cũng là DN Xây lắp trong đăng ký kinh doanh có cả kinh doanh BĐS và chuyển quyền SDĐ. Vừa qua có trúng thầu lô đất xây dựng nhà chung cư nhưng việc thi công lại chia ra làm hai nhà thầu.
1. Một công ty chuyên san lấp mặt bằng
2. Một công ty lại xây nhà. Trong quá trình đó thì có quyết định của chủ tịch UB cho bán đất để tại vốn.
Vậy các bạn cho minh hoi việc hạch toán như thế nào? và việc bán đất luc này DN có được hạch toán theo chuẩn mực BĐS đầu tw không?
Giúp mình với!
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Được bán đất hay không được bán đất không liên quan gì đến kế toán cả. Bạn vẫn theo dõi ở các tài khoản 154-155 như tôi hướng dẩn ở trên. Nếu được phép bán đất, bạn chuyển số "tồn kho" 154 của các lô đất sang 155. Khi bán kết chuyển vào giá vốn như bình thường: Nợ 632/Có 155
 
Sửa lần cuối:
L

lostory_anve

Guest
25/1/05
6
0
0
43
da nang
Gửi Anh Adam_tran & các Anh chị làm ktoan BĐSĐT.
Em mới chuyển qua làm bên kinh doanh BĐS nên còn rất hoang mang nên rất mong giúp đỡ.
Công ty em kinh doanh về BĐS, đấu trúng thầu lô đất của nhà nước và xây dựng cao ốc 20 tầng bao gồm căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê ..v.v.., em muốn hỏi:
1. Các thủ tục để chuyển quyền sử dụng lô đất đó
2. Sau khi xây dựng hoàn thành thì mình bán căn hộ đó thì quyền sử dụng đất có chịu thuế thu nhập ko? (cty em được miến thuế TNDN trong 2 năm)
3. các khoảng chi phí trước khi thực hiện dự án xây dựng thì mình đưa vào đâu như: Chi phí thuê bảo vệ...
Mong các Anh chị giúp mình.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Mình nhất trí với cách hạch toán của Adam_Tran nhưng còn một thắc mắc nhỏ: trường hợp bán căn hộ và trường hợp cho thuê văn phòng trong cùng một công trình thì hạch toán khác nhau thế nào? Cái nào được ghi nhận là hàng hóa - cái nào được ghi nhận là tài sản? hay nó giống như trường hợp thuê mua tài sản?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Mình nhất trí với cách hạch toán của Adam_Tran nhưng còn một thắc mắc nhỏ: trường hợp bán căn hộ và trường hợp cho thuê văn phòng trong cùng một công trình thì hạch toán khác nhau thế nào? Cái nào được ghi nhận là hàng hóa - cái nào được ghi nhận là tài sản? hay nó giống như trường hợp thuê mua tài sản?

Thường trường hợp này chỉ xẩy ra khi công ty đầu tư vào cao ốc, chung cư, khu liên hợp... Lúc đó đơn vị theo dõi tài sản sẽ có nhiều unit nhỏ nữa anh ạ, thí dụ cho từng căn phòng/căn hộ. Cứ căn nào cho thuê thì đó là tài sản, căn nào để bán thì nó là hàng hóa. Nhưng đó chỉ là lý thuyết kế toán.
Thực tế phải bám vào cách quản lý, quản trị điều hành. Nó có thể tách ra riêng các bộ phận hay công ty con như: Cty quản lý điện/điện lạnh riêng (chuyên cung cấp dịch vụ điện, điện lạnh, nước, vệ sinh...) cho toàn bộ căn nhà. Xem như nó "outsource" phần này và đơn vị tài sản kèm theo cũng tách riêng ra. Theo mô hình quản lý của nước ngoài thì nó "xã hội hóa" hết, mỗi bộ phận chuyên trách sẽ xem như là 1 đơn vị hạch toán riêng, thí dụ PMH có riêng 1 công ty chăm sóc và cung cấp quản lý cây xanh!!! Một công ty chuyên cung cấp vận hành hạ tầng điện nước... Trở lại vấn đề 1 block nhà chung cư thì công ty mẹ có 2 cty con: Cty con A chuyên KD nhà sẽ bán nhà cho công ty con B chuyên làm hoạt động cho thuê nhà, chung cư... do đó, cty B sẽ lên plan bao nhiêu căn cho thuê, sau đó sẽ mua của cty A bao nhiêu căn v...v sẽ rất rõ ràng.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
OK, đó là cách làm rõ ràng và pro nhất, nhưng trong trường hợp gói chung trong cùng một công ty - chắc là ở Việt Nam vẫn có vì chưa đủ độ chuyên nghiệp và tổ chức quản lý tốt để phân cấp ra như vậy thì quả là mệt nếu phòng A1 là hàng hóa, Phòng B2 là tài sản, rồi ngày mai, khách hàng thuê rút lui, B2 lại trờ thành hàng hóa thì sao nhỉ? Đã tính trích hao mòn tài sản? Vậy chuyển hóa từ TSCĐ sang hàng hóa nó thế nào? Có những vướng mắc gì? Quả là phức tạp đây, ai có tưởng tượng ra cách giải quyết kô nhỉ?
 
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
OK, đó là cách làm rõ ràng và pro nhất, nhưng trong trường hợp gói chung trong cùng một công ty - chắc là ở Việt Nam vẫn có vì chưa đủ độ chuyên nghiệp và tổ chức quản lý tốt để phân cấp ra như vậy thì quả là mệt nếu phòng A1 là hàng hóa, Phòng B2 là tài sản, rồi ngày mai, khách hàng thuê rút lui, B2 lại trờ thành hàng hóa thì sao nhỉ? Đã tính trích hao mòn tài sản? Vậy chuyển hóa từ TSCĐ sang hàng hóa nó thế nào? Có những vướng mắc gì? Quả là phức tạp đây, ai có tưởng tượng ra cách giải quyết kô nhỉ?

Thực ra chả có gì phức tap cả nếu bạn có một chương trình kế toán dạng tương đối tốt và một phương pháp đặt mã hàng hóa phù hợp.
Việc xây dựng một mã cho phù hợp có thể giúp kế toán giảm nhẹ đi rất nhiều công việc theo dõi quản trị của mình.
Ví dụ với việc làm trên:
Đặt mã phòng là chữ P (các phòng thì là p1,p2....)
Đặt mã cho hàng hóa là HH (tương ứng với các phòng là DB1,DB2...)
Đặt mã cho loại hình tài sản TS (tương ứng là TS1, TS2....)
Phòng 1 đang cho thuê thì mã của nó là P1TS (lúc này nó là tài sản) đang nằm ở Nợ 211 với mã P1TS, và mình vẫn tính khấu hao như bt.

Khách hàng không thuê nữa, và mình muốn chuyển nó sang hàng hóa bán :
Nợ 156 mã P1HH (phòng 1 hàng hóa)
Nợ 214 (mã P1TS)
Có 211 (mã P1TS)
.....

Như vậy bạn có thể giải quyết các công việc một cách bình thường.

Quan trọng nhất ở đây là đặt được một phương pháp mã sản phẩm và hàng hóa một cách khoa học, hợp lý. Việc đặt ở đây tùy thuộc vào từng công ty, từng loại hình và từng câu hỏi quản lý của công ty.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Mình không thắc mắc cách định khoản, vấn đề là thủ tục để chuyển hoá từ cái này sang cái kia pháp luật có quy định gì không, khi nào thì chuyển từ tài sản sang hàng hoá và ngược lại, nên nhớ rằng nếu là tài sản thì phải tính trích hao mòn, trong khi là hàng hoá thì không, cái này ảnh hưởng tới chi phí và thuế TNDN đó.
 
T

thd6758

Cao cấp
4/5/07
2,280
119
63
Hà Nội
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là trước hết coi nó là tài sản và được phân thành từng căn hộ sử dụng riêng biệt. Sau đó cái nào cho thuê thì chuyển thành bất động sản đầu tư, cái nào đem bán thì coi như bán tài sản, cái nào đưa vào sử dụng thì chuyển tài sản cố định. Trường hợp chưa sử dụng gì cả thì để thành tài sản chưa sư dụng.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA