D
Trong suốt vòng đời kinh doanh của doanh nghiệp (DN), trước sau gì cũng gặp chuyện bị một hay nhiều khách hàng không trả tiền hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp, vì nhiều lý do khác nhau. Làm thế nào để có thể thu được một phần hay toàn bộ số nợ khó đòi một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém nhất thì không phải DN nào cũng hiểu rõ
Hiện có một số cách thức thu hồi nợ khó đòi phổ biến như: xóa nợ; giảm một phần nợ với điều kiện con nợ phải trả ngay số nợ còn lại; bán nợ cho DN chuyên mua bán nợ (factoring); nhờ dịch vụ thu hồi nợ; thuê luật sư khởi kiện DN con nợ; yêu cầu tuyên bố phá sản DN con nợ; hay thuê xã hội đen đòi nợ. Việc chọn một trong các cách thức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cơ chế pháp lý cho phép thực hiện, khả năng trả nợ của con nợ, chi phí thu hồi nợ, dòng tiền của DN chủ nợ…. Một sự lựa chọn không hợp lý có thể làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật của DN, kéo dài thời gian thu hồi nợ và làm phát sinh các chi phí không cần thiết mà chưa chắc đã giúp DN thu hồi được toàn bộ số nợ.
“Thanh toán sau”, “trả chậm”, “nợ” là những thuật ngữ quen thuộc trong sản xuất, kinh doanh mà dù muốn hay không mọi doanh nghiệp cũng đều phải đối mặt. Trong bối cảnh khó khăn, lạm phát, lãi suất cao như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng mong muốn sớm thu hồi được công nợ. Song không phải lúc nào mong muốn cũng có thể trở thành hiện thực vì công nợ luôn là câu chuyện mâu thuẫn dài kỳ không có hồi kết giữa một bên luôn muốn thu hồi thật nhanh và một bên luôn muốn kéo dài, càng lâu càng tốt!
Trong những trường hợp này, “con nợ...” luôn tìm mọi cách để hứa hẹn, trì hoãn việc thanh toán và dần dần họ sẽ có ý định chiếm đoạt số tiền nợ, buộc các “chủ nợ” phải chọn một giải pháp tốt nhất để có thể thu hồi được những khoản nợ khó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Có những DN vì thiện chí và muốn duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp để “gỡ gạc” nên để tình trạng nợ kéo dài, số nợ ngày càng tăng và thời hạn khởi kiện thu hồi nợ đã hết đành phải chấp nhận mất khoản tiền mà lẽ ra DN mình phải được nhận.
Hoặc vì tin tưởng nên các chứng từ cần thiết để chứng minh cho khoản nợ không được thu thập đầy đủ dẫn đến khi tranh chấp phát sinh thì không có cơ sở yêu cầu thanh toán….
Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần có phương án thu hồi nợ triệt để đối với các khoản nợ khó đòi.
Hiện có một số cách thức thu hồi nợ khó đòi phổ biến như: xóa nợ; giảm một phần nợ với điều kiện con nợ phải trả ngay số nợ còn lại; bán nợ cho DN chuyên mua bán nợ (factoring); nhờ dịch vụ thu hồi nợ; thuê luật sư khởi kiện DN con nợ; yêu cầu tuyên bố phá sản DN con nợ; hay thuê xã hội đen đòi nợ. Việc chọn một trong các cách thức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cơ chế pháp lý cho phép thực hiện, khả năng trả nợ của con nợ, chi phí thu hồi nợ, dòng tiền của DN chủ nợ…. Một sự lựa chọn không hợp lý có thể làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật của DN, kéo dài thời gian thu hồi nợ và làm phát sinh các chi phí không cần thiết mà chưa chắc đã giúp DN thu hồi được toàn bộ số nợ.
“Thanh toán sau”, “trả chậm”, “nợ” là những thuật ngữ quen thuộc trong sản xuất, kinh doanh mà dù muốn hay không mọi doanh nghiệp cũng đều phải đối mặt. Trong bối cảnh khó khăn, lạm phát, lãi suất cao như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng mong muốn sớm thu hồi được công nợ. Song không phải lúc nào mong muốn cũng có thể trở thành hiện thực vì công nợ luôn là câu chuyện mâu thuẫn dài kỳ không có hồi kết giữa một bên luôn muốn thu hồi thật nhanh và một bên luôn muốn kéo dài, càng lâu càng tốt!
Trong những trường hợp này, “con nợ...” luôn tìm mọi cách để hứa hẹn, trì hoãn việc thanh toán và dần dần họ sẽ có ý định chiếm đoạt số tiền nợ, buộc các “chủ nợ” phải chọn một giải pháp tốt nhất để có thể thu hồi được những khoản nợ khó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Có những DN vì thiện chí và muốn duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp để “gỡ gạc” nên để tình trạng nợ kéo dài, số nợ ngày càng tăng và thời hạn khởi kiện thu hồi nợ đã hết đành phải chấp nhận mất khoản tiền mà lẽ ra DN mình phải được nhận.
Hoặc vì tin tưởng nên các chứng từ cần thiết để chứng minh cho khoản nợ không được thu thập đầy đủ dẫn đến khi tranh chấp phát sinh thì không có cơ sở yêu cầu thanh toán….
Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần có phương án thu hồi nợ triệt để đối với các khoản nợ khó đòi.