Môt Số Vấn đề Về Trợ Cấp Thôi Việc Và Bhxh

  • Thread starter tamhuynh
  • Ngày gửi
T

tamhuynh

Guest
19/1/06
200
0
0
45
ho chi minh
Chào các anh chị

Anh chị có thể tư vấn cho mình mốt số vấn đề sau đây được không :

Theo luật LĐ, người LĐ làm trên 6 tháng nhưng chưa tới 1 năm : cty trợ cấp thôi việc 1/2 tháng lương

I, Vậy nhân viên chỉ làm mới 4 tháng, đã nộp BHXH đấy đủ thì được trợ cấp 1/4 tháng lương đúng không ạ?

2, Nhân viên trong giai đoạn thử việc ( 2 tháng ).Doanh nghiệp có trả BHXH/BHYT cho người Lđ không? Người Lđ có phải trích 6% từ lương cho BHYT, BHXH không ? Doanh nghiệp có bắt buộc ký HDLĐ thử việc ? Nếu không ký HĐ thì tiền lương chi trả nhân viên trong thời gian thử việc có được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN?

3,Nhân viên đã làm được 4 tháng, lương 3triệu đông / tháng vả đã nộp BHXH/BHYT trên mức lương này

Do làm việc tốt , giám đốc quyết định tăng lương thêm 400 ngàn đồng /tháng .Vậy mình có nên làm lại HDLĐ không ? Nếu làm lại thì rắc rối quá vì phài điều chỉnh BHYT đã nộp ( mình phải nộp trước 6 tháng).

4, Nhân viên mới vào làm 3 tháng thì sinh con .Vậy 5 tháng lương chi trả cho nhân viên này từ lúc sinh con là mức trung bình lương của 6 tháng liền kề chi trả BHXH đúng không ạ ?( lương trả bởi cty cũ : 3triệu/ tháng , luơng trả bởi cty mới 10triệu / tháng ). Nếu vậy, công ty mới phải trả thêm phần chênh lệch lương cho nhân viên và số tiền này có được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN đúng không ạ?

cám ơn các anh chị rất rất nhiều
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

Acc242

Cao cấp
4/5/04
285
1
18
HCMC
Truy cập trang
1. Về vấn đề này có thể bạn nhầm 1 tí: Theo Luật lao động thì người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên mới được trợ cấp thôi việc cứ 1 năm làm việc là 1/2 tháng lương. Còn thời gian lẻ được tính tròn như sau:
-Từ đủ 1 tháng đến 6 tháng tính 1/2 năm
-Từ đủ 6 tháng đến 12 tháng tính 1 năm
Do vậy, trường hợp bạn nêu lên nếu mới chỉ làm việc 4 tháng thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.
2. luật không bắt buộc trong thời gian thử việc đóng BHXH-YT. Tuy nhiên, nếu DN có policy như thế thì OK. Hợp đồng thử việc không bắt buộc ký nhưng phải có thông báo nhận việc và trong hợp đồng lao động chính thức sẽ có thời gian thử việc thì cơ quan thuế vẫn chấp nhận.
3. Tăng lương thì bạn không phải làm lại hợp đồng mà chỉ lập phụ lục hợp đồng từ ngày có hiệu lực tăng lương là OK. Còn đối với BHXH-YT thì không có gì rắc rối cả. BHYT bạn đóng trước 6 tháng chỉ là tạm nộp thôi bạn cứ lập các Form C47 điều chỉnh lương đóng BHXH-YT thì cuối quý lập bảng đối chiếu là OK.
4. Về chế độ thai sản hiện nay không quy định thời gian tối thiểu đóng BHXH và mức lương hưởng chế độ thai sản là lương của tháng liền kề trước khi thai sản. Do vậy, trường hợp này người lao động sẽ hưởng trợ cấp thai sản 5 tháng theo mức lương 10 triệu/tháng và trợ cấp này do cơ quan BHXH chi trả . Tuy nhiên, bạn cộng 4 tháng tiền trợ cấp thai sản vào thu nhập chịu thuế để tính thuế TNCN cho người này.
 
T

tamhuynh

Guest
19/1/06
200
0
0
45
ho chi minh
Bạn ACC242

Theo luật BHXH mới có hiệu lực từ 1/1/2007 thì có tính 6 tháng liền kề đấy ( điều 35) còn các quy đinh hiện tại thì mình không rành lắm


Còn việc không bắt buộc đóng BHXH trong thời gian thử việc, bạn có thể cho mình biết nằm ở trong qui định nào không ?

Cám ơn bạn rất nhiều
 
A

Acc242

Cao cấp
4/5/04
285
1
18
HCMC
Truy cập trang
Mình đang nói đến chế độ thai sản theo quy định hiện nay, còn theo Luật BHXH có hiệu lực từ 1/1/2007 thì có tính trung bình 6 tháng liền kề. Tuy nhiên, mức trợ cấp lại có khác: trợ cấp lương 4 tháng theo lương trung bình sáu tháng liền kề. Riêng trợ cấp thai sản (hay tên gì đại loại như thế) hiện tại được hưởng 1 tháng lương nhưng quy định mới là 2 tháng lương theo mức lương tối thiểu.

Về BHXH trong thời gian thử việc thì để mình xem lại nhưng theo cơ quan BHXH chỗ cty mình đóng thì họ căn cứ theo hợp đồng lao động và đăng ký sử dụng lao động từ lúc chính thức ký hợp đồng lao động
 
T

thang152ba

Guest
26/7/06
17
0
1
34
21Quang Trung Nha trang
Bạn có thể tham khảothêm:

CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN:

Điều kiện hưởng :

- Nghỉ việc đi khám thai.
- Sẩy thai.
- Sinh con.
- Không có khả năng sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp, dưới 4 tháng tuổi ( cá nam lẫn nữ).

Mức trợ cấp :

Khám thai, sẩy thai :
- Mức trợ cấp = số ngày được trợ cấp x 100% của tháng lương nộp BHXH trước khi nghỉ/26 ngày.

Khám thai : Trong thời gian có thai được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày. Trường hợp người lao động có thai làm việc xa tổ chức y tế hoặc thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
Sẩy thai : Được nghỉ hưởng trợ cấp 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, nghỉ 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.
Sinh con :
- Mức trợ cấp = số tháng nghỉ sinh theo quy định x 100% cúa tháng lương nộp BHXH và 1 tháng tiền trợ cấp khi sinh.


Sinh con :
- Nghỉ 4 tháng nếu làm việc trong điều kiện bình thường.
- Nghỉ 5 tháng nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.5 và 0.7, làm việc theo chế độ 3 ca.
- Nghỉ 6 tháng nếu làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1.
Sinh đôi trở lên : Cứ thêm mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
- Nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định của luật hôn nhân gia đình : Được nghỉ hưởng trợ cấp tới khi con đủ 4 tháng tuổi.
Con chết : Nghỉ 75 ngày kể từ ngày sinh (nếu con dưới 60 ngày tuổi. Nghỉ 15 ngày từ ngày con chết (Con từ 60 ngày tuổi trở lên). Thởi gian nghỉ tối đa như trường hợp con không bị chết.
Những tháng nghỉ sinh không phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH và được hưởng chế độ BHYT.
Thủ tục hồ sơ :
- Phiếu khám thai ( 1 bản).
- Giấy xác nhận nghỉ hưởng BHXH ( 1 bản) .
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc trích lục giấy khai sinh (1 bản). Nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp thì có 1 giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền xác nhận về nuôi con.
- Con chết có xác nhận của chính quyền địa phương, hoặc giấy chứng tử (nếu đã khai sinh cho con).
- Giấy xác nhận làm việc nặng nhọc, 3 ca (nếu có) (1 bản).
- Danh sách nghỉ hưởng trợ cấp BHXH (3 bản). Mẫu C04-BH
 
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
tamhuynh nói:
2, Nhân viên trong giai đoạn thử việc ( 2 tháng ).Doanh nghiệp có trả BHXH/BHYT cho người Lđ không? Người Lđ có phải trích 6% từ lương cho BHYT, BHXH không ? Doanh nghiệp có bắt buộc ký HDLĐ thử việc ? Nếu không ký HĐ thì tiền lương chi trả nhân viên trong thời gian thử việc có được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN?

4, Nhân viên mới vào làm 3 tháng thì sinh con .Vậy 5 tháng lương chi trả cho nhân viên này từ lúc sinh con là mức trung bình lương của 6 tháng liền kề chi trả BHXH đúng không ạ ?( lương trả bởi cty cũ : 3triệu/ tháng , luơng trả bởi cty mới 10triệu / tháng ). Nếu vậy, công ty mới phải trả thêm phần chênh lệch lương cho nhân viên và số tiền này có được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN đúng không ạ?

2- Trong Bộ luật lao động và BHXH có ghi rõ HĐ từ 3 tháng trở lên mới bắt buộc đóng BHXH.
Nên làm HĐ thử việc để đường hoàng tính vào CP hợp lý khi tính Thuế TNDN.

4-Trợ cấp thai sản : nghỉ 4 tháng nhận 5 tháng lương là do BHXH trả, doanh nghiệp có thể cho NLĐ ứng trước rồi bù trừ khi BHXH chuyển tiền về. Trong thời gian 4 tháng này cả NLĐ và DN không đóng BHXH cho người này.
Ngoài ra, tùy DN có ghi trong HDLĐ hoặc thỏa ước LĐTT mà trợ cấp thêm cho NLĐ (không bắt buộc).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA