Các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng

  • Thread starter hatuanh
  • Ngày gửi
hatuanh

hatuanh

Trung cấp
15/7/06
102
0
16
43
Hà Nội
Em đang tìm hiểu về kế toán ngân hàng và có một số vấn đề mong mọi người giúp đõ.
Thứ nhât, đó là các khái niệm về thương phiếu, cổ phiếu trái phiếu, chiết khấu thương phiếu. Khi ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu với phát hành giấy tờ có giá (tiến hành huy động vốn) thì bản chất vấn đề ở đây cụ thể là như thế nào? Ngoài ra còn cái khái niệm về bảo lãnh nữa. Em có nhờ đứa bạn mua hộ cho cuốn kế toán ngân hàng của học viện ngân hàng về đọc nhưng thực sự là các khái niệm trong này đọc rất khó hiểu. Còn nữa, cái hệ thống TK ngân hàng ở trong sách (xuất bản năm 2005) về phần hoạt động tín dụng có 5 tiếu khoản (tài khoản cấp 4) nhưng tài liệu đôm down về chỉ có 4 tiểu khoản thôi, cái nào đũng?
Thư hai, bản chất của vấn đề thanh toán liên hàng, theo em được hiểu thì các ngân hàng phải có một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, đảm bảo số dư để thực hiện việc thanh toán liên hàng, nhưng ngoài ra giữa các ngân hàng có trực tiếp có tài khoản thông nhau không? VÀ việc thanh toán giữa hai ngân hàng đơn lẻ thì ngân hàng nhà nuóc có vai trò như thể nào? Tái sao trong tài khoản ngân hàng lại có các loại tài khoản để phân biệt ngân hàng cùng địa bàn với khác địa bàn nhỉ? (không phải cùng hệ thống với khác hệ thống đâu nhé).
Còn nhiều vấn đề nữa mà em chưa hiểu, tối này về ngâm cứu rổi em pót tiếp mong các bác cao niên chỉ giùm. Với lại cho em hỏi một câu nữa: đó là khi làm bài thi tuyển dụng nếu không nhớ được số hiệu tài khoản thì có thể ghi tên tài khoản thì có bị mất điểm không?
Ví dụ
Nợ TK tiền mặt bằng VN đồng :100 tr
Có TK tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng bằng VN đồng : 100Tr
Cảm ơn các bác rất nhiều, bác nào pót nhiều bài cho em, sau này em trúng tuyển vào ngân hàng em sẽ biếu các bác đặc sản "cu đơ" quê em
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
hatuanh nói:
Em đang tìm hiểu về kế toán ngân hàng và có một số vấn đề mong mọi người giúp đõ.
Thứ nhât, đó là các khái niệm về thương phiếu, cổ phiếu trái phiếu, chiết khấu thương phiếu. Khi ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu với phát hành giấy tờ có giá (tiến hành huy động vốn) thì bản chất vấn đề ở đây cụ thể là như thế nào? Ngoài ra còn cái khái niệm về bảo lãnh nữa. Em có nhờ đứa bạn mua hộ cho cuốn kế toán ngân hàng của học viện ngân hàng về đọc nhưng thực sự là các khái niệm trong này đọc rất khó hiểu. Còn nữa, cái hệ thống TK ngân hàng ở trong sách (xuất bản năm 2005) về phần hoạt động tín dụng có 5 tiếu khoản (tài khoản cấp 4) nhưng tài liệu đôm down về chỉ có 4 tiểu khoản thôi, cái nào đũng?
Thư hai, bản chất của vấn đề thanh toán liên hàng, theo em được hiểu thì các ngân hàng phải có một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, đảm bảo số dư để thực hiện việc thanh toán liên hàng, nhưng ngoài ra giữa các ngân hàng có trực tiếp có tài khoản thông nhau không? VÀ việc thanh toán giữa hai ngân hàng đơn lẻ thì ngân hàng nhà nuóc có vai trò như thể nào? Tái sao trong tài khoản ngân hàng lại có các loại tài khoản để phân biệt ngân hàng cùng địa bàn với khác địa bàn nhỉ? (không phải cùng hệ thống với khác hệ thống đâu nhé).
Còn nhiều vấn đề nữa mà em chưa hiểu, tối này về ngâm cứu rổi em pót tiếp mong các bác cao niên chỉ giùm. Với lại cho em hỏi một câu nữa: đó là khi làm bài thi tuyển dụng nếu không nhớ được số hiệu tài khoản thì có thể ghi tên tài khoản thì có bị mất điểm không?
Ví dụ
Nợ TK tiền mặt bằng VN đồng :100 tr
Có TK tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng bằng VN đồng : 100Tr
Cảm ơn các bác rất nhiều, bác nào pót nhiều bài cho em, sau này em trúng tuyển vào ngân hàng em sẽ biếu các bác đặc sản "cu đơ" quê em

Tôi sẽ chia sẻ với bạn một số vấn đề vướng mắc như sau:

1. Thứ nhất: Về hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng: Hiện nay, hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được ban hành theo các quyết định sau của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
- 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004
- 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005
- 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006

Gộp 3 văn bản này, bạn sẽ có Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng (ngân hàng) hiện hành!

Cũng liên quan đến tài khoản, bạn thắc mắc là sách viết có 4 loại tài khoản cấp 4 ở nghiệp vụ tín dụng và giờ có nơi ghi 5 tài khoản cấp 4:
- Thứ nhất, theo quy định hiện hành thì tài khoản với 4 chữ số được gọi là tài khoản cấp III chứ không phải 4 số là cấp IV.
- Thứ hai, việc chuyển từ 4 tài khoản cấp III thuộc nhóm tài khoản tín dụng thành 5 tài khoản là do yêu cầu của Ngân hàng nhà nước về phân loại nợ trong hoạt động tín dụng (xem thêm Quyết định 493/2005/2005 ngày 22/4/2005 để biết thêm chi tiết). Như vậy, hệ thống tài khoản hiện hành, nhóm theo dõi hoạt động tín dụng có 5 tài khoản cấp III để theo dõi NỢ theo 5 nhóm nợ tương ứng!

2. Thứ hai là vấn đề về một số thuật ngữ như chứng khoán, thương phiếu ...: để nghị bạn xem thêm Luật các công cụ chuyển nhượng vừa được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ban hành.

3. Thứ ba là về hoạt động bảo lãnh: Do bạn mới làm quen với kế toán ngân hàgn, nên tôi sẽ nói đơn giản để bạn hiểu như sau:

Khi bạn tham gia các giao dịch kinh tế, có thể bạn không phải thực hiện thanh toán ngay va bạn có thể thực hiện thanh toán chậm sau khi hàng đựoc bàn giao. Tuy nhiên, đối tác cần bạn có một Thư bảo đảm từ phía ngân hàng rằng nếu trong trường hợp bạn không thanh toán đúng hợp đồngm, Ngân hàng có nghĩa vụ trả thay bạn. Khi đó, bạn đến ngân hàng và đề nghị với ngân hàng cấp cho bạn một Thư bảo lãnh với một số điều kiện nhất định. Khi đó, chúng ta nói NH đã thực hiện một cam kết bảo lãnh. Về kế toán nghiệp vụ này, khi ngân hàng đưa ra cam kết, Ngân hàng sẽ thực hiện theo dõi giá trị cam kết này trên tài khoản ngoại bảng. Đến hạn, nếu bạn thanh toán đúng hẹn, ngân hàng sẽ tất toán tài khoản ngoại bảng và thế là xong. Trong trường hợp ngân hàgn phải trả thay, họ sẽ hạch toán việc trả thay vào tài khoản nội bảng (tài khoản loại 2 - TK 24) và xem như một nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàgn.

4. Thứ tư là về bản chất của việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng: Giấy tờ có giá trong trường hợp này cần được xem là một công cụ nợ và như bạn nói, bản chất của việc phát hành này là NGân hàng thực hiện HUY ĐỘNG VỐN. Công cụ nợ có nghĩa là đơn vị phát hành phải chịu một nghĩa vụ về mệnh giá, lãi suất và thời hạn thanh toán nhất định ghi trên giấy tờ có giá đó.

5. Thứ năm là về vấn đề làm bài thi kế toán ngân hàng: Theo tôi, không có một người khảo thí nào lại yêu cầu bạn ghi đúng số hiệu tài khoản. Vì đơn giản thôi, bạn không thể nhớ chính xác được tất cả. Theo thống kê của mình, hiện tổng số tài khoản cấp III của ngân hàng trên dưới 900 tài khoản! Bạn có thể nhớ chính xác đựoc không (thậm chí người chấm cũng không nhớ hết)? Như vậy, giải pháp tôt nhất là bạn nên ghi tên tài khoản để đảm bảo về vấn đề bản chất là tốt lắm rồi!

Một số vấn đề khác tôi đề nghị bạn đọc thêm các bài viết khác của các thành viên tại chuyên mục này. Nếu vấn còn vướng mắc sẽ trả lời tiếp sau nhé.

Chúc thành công!
 
L

lequochung1

Guest
24/11/09
1
0
1
44
DN
Bài viết của bạn rất hay. Cảm ơn nhé
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA