Bảo hiểm Y tế có chi trả cho thiệt hại về tai nạn lao động?

  • Thread starter sao2005
  • Ngày gửi
S

sao2005

Trung cấp
14/6/06
95
1
6
Bầu trời về đêm
Chào các bạn.
Công ty mình đang chuẩn bị làm thủ tục đóng bảo hiểm (BHXH và BH Y tế)cho Nhân viên. Sếp lại cẩn thận yêu cầu mình phải liên hệ cả dịch vụ bảo hiểm tai nạn lao động nữa (vì công nhân ở đây thường xuyên phải làm việc trên cao và tiếp xúc với điện).

Mình có một số thắc mắc là:
1.
Bảo hiểm Y tế của nhà nước hiện nay có trang trải cho công nhân viên của công ty những phí tổn phát sinh do bị tai nạn lao động không (trường hợp giật điện, ngã từ trên cao xuống, tai nạn giao thông trong khi đi làm nhiệm vụ...)?.
Nói cách khác là đã đóng BH Y tế 3% theo quy định (công ty 2%, công nhân 1% lương) thì có bắt buộc doanh nghiệp phải lo mua thêm dịch vụ bảo hiểm tai nạn lao động của 1 công ty bảo hiểm bên ngoài không?
2.
Nếu công ty phải mua thêm dịch vụ bảo hiểm tai nạn lao động kể trên thì mình nên chọn Dịch vụ của công ty nào. Hiện nay, mình có biết 1 số tổ chức như AIA, Prudential, Bảo Việt, Bảo Minh, BH Dầu khí... Nhưng quả thật, mình chưa biết nên chọn tổ chức nào. Khi đàm phán về dịch vụ thì thủ tục, các vấn đề cần lưu ý là gì?
À, công ty mình mới có 3 nhân viên và 20 công nhân thôi. Công ty mới mà.

Các bạn giúp mình nhé. Cảm ơn các bạn nhiều nhe.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Gau bong

Gau bong

Trung cấp
6/9/06
182
1
18
48
Ha noi
BHYT là chi trả cho các khoản viện phí, thuốc thang... có thể phát sinh do tai nạn hoặc ốm đau

BH tai nạn thông thường được hiểu là mức trợ cấp trả theo % tỷ lệ thương tật.

Do vậy, nếu Sep mà đồng ý cho mua cả 2 thì tốt quá. Người lao động sẽ có được nhiều lợi ích từ bảo hiểm hơn trong trường hợp bị rủi ro.

Bên BHiem họ rất là yêu mến khách hàng, bạn cứ nêu yêu cầu họ sẽ tới liền. Quyền lựa chọn là thuộc về bạn
Thân
 
T

thang152ba

Guest
26/7/06
17
0
1
34
21Quang Trung Nha trang
Bạn nên mua cả 2 loại bảo hiểm đã nêu. Vửa bảo đảm quyền lợi nhân viên, vừa tránh rủi ro cho Công ty, thuận tiện cho Công ty vì không phải lo chi phí bất ngờ cho những rủi ro về tai nạn khác.
Bạn có thể tham khảo:

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG - BỆNH NGHỀ NGHIỆP:

Điều kiện hưởng :
- Bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của chủ sử dụng lao động (CSLĐ).

- Bị tai nạn lao động ngoài nơi làm việc tại khi thực hiện công việc theo yêu cầu của (CSDLĐ).

- Bị tai nạn trên đường đi và từ nơi ở đến nơi làm việc.

- Mắc bệnh nghề nghiệp, bị tổn hại sứ khỏe do môi trường lao động có yếu tố độc hại (16 loại bệnh theo yêu cầu của Bộ Y Tế).

Mức trợ cấp :

Trợ cấp 1 lần :
Nếu thương tật, suy giảm khả năng lao động.
- Từ 5% - 10% được hưởng 4 tháng lương tối thiểu.
- Từ 11% - 20% được hưởng 8 tháng lương tối thiểu.
- Từ 21% - 30% được hưởng 12 tháng lương tối thiểu.
Trợ cấp hàng tháng :
- Thương tật từ 31% - 100% : Mỗi cấp độ 10% tăng thêm 0,2 tháng lương tối thiểu; mức thấp nhất là 0,4 tháng tiền lương tối thiểu đến mức tối đa là 1,6 tháng tiền lương tối thiểu.
- Được phụ cấp phục vụ = 80% lương tối thiểu nếu người lao động bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị cụt 2 chi, mù 2 mắt, liệt cột sống, hoặc tâm thần.
- Được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt.
- Được hưởng chế độ BHYT khi nghỉ việc.
_ Nếu chết khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả trong thời gian điều trị lần đầu), gia đình được trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất).
- Khi hưởng trợ cấp tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng vẫn được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH một lần (khi đủ điều kiện). Nếu đã nghỉ việc thì được hưởng chế độ BHYT.
Thủ tục hồ sơ :

- Công văn đề nghị của đơn vị (4 bản).
- Biên bản điều tra tai nạn lao động (4 bản) và biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu bị tai nạn trên đường giao thông).
- Nếu là bệnh nghề nghiệp thì thay bằng biên bản xác nhận môi trường lao động có yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp.
- Giấy ra viện (4 bản).
- Giấy chứng nhận tổn thương do tai nạn lao động.


QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Theo thông tư 17/1998/TT-BYT ngày 19/12/1998 của BỘ Y Tế.
Đối với thẻ BHYT bắt buộc

Người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh ngoại trú điều trị nội trú được:
Khám và làm các xét nghiệm, chiếu, chụp X-quang, các thăm dò chức năng phục vụ cho chẩn đoán và điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị .
Cấp thuốc trong danh mục theo quy định của Bô Y Tế; truyền máu, truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ điều trị; sử dụng các vật tư tiêu hao thông dụng, thiết bị y tế phục vu khám, chữa bệnh.
Làm các thủ thuật và phẫu thuật.
Sử dụng giường bệnh.
Người có thẻ BHYT được chọn một trong các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) ban đầu thuận lợi tại nơi cư trú hoặc nơi công tác theo hướng dẫn của cơ quan BHYT để được quản lý, chăm sóc sức khoẻ và KCB. Cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là cơ sở y tế được cơ quan BHYT ký hợp đồng khám và điều trị ngoại trú cho người có thẻ BHYT, bao gồm: phòng khám đa khoa của bệnh viện hoặc bệnh xá, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám của cơ quan bảo ve sức khỏe cán bộ, trạm y tế xã, phường, thị trấn, trạm y tế của cơ quan hoặc doanh nghiệp.

Người có thẻ BHYT có thể đề nghị cơ quan BHYT thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu vào cuối mỗi quý.
Trong trường hợp cấp cứu, người có thẻ BHYT được điều trị tại bất kỳ cơ sở y tế nào của nhà nước và được hưởng chế đô BHYT.
Khi tình trạng bệnh lý của người có thẻ BHYT vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB, người bệnh được chuyển tuyến điều trị theo quy đình của BỘ Y Tế.
Đối với thai sản:
Người có thẻ BHYT đăng ký khám, quản lý thai và đẻ tại cơ sở y tế thuộc Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trường hợp bệnh lý vượt khả năng chuyên môn nơi đăng ký quản lý thai, người bệnh được chuyển tuyến điều trị theo quy định của Bộ Y Tế Người có thẻ BHYT thực hiện đúng quy định trên được thanh toán viện phí theo chế độ BHYT khi sinh con thứ nhất và thứ hai.
Đối với các bệnh xã hội:
Người có thẻ BHYT điều trị các bệnh lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh được cơ quan BHYT thanh toán các chi phí cho KCB, trừ chi phí của các loại thuốc chuyên khoa đặc trị đã được ngân sách nhà nước cấp.
Đối với tai nạn sinh hoạt:
Người có thẻ BHYT được thanh toán theo chế độ BHYT.
Người có thẻ BHYT được hưởng chế độ BHYT khi sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng theo danh mục của BỘ Y Tế quy định.
Người có thẻ BHYT có quyền khiếu nại với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động, cơ quan BHYT. các cơ sở KCB không đảm bảo quyền lợi BHYT.
 
S

sao2005

Trung cấp
14/6/06
95
1
6
Bầu trời về đêm
thang152ba nói:
Bạn nên mua cả 2 loại bảo hiểm đã nêu. Vửa bảo đảm quyền lợi nhân viên, vừa tránh rủi ro cho Công ty, thuận tiện cho Công ty vì không phải lo chi phí bất ngờ cho những rủi ro về tai nạn khác.
Bạn có thể tham khảo:

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG - BỆNH NGHỀ NGHIỆP:

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề của mình.
Bạn có thể cho mình biết tài liệu về chế độ tai nạn lao động được lấy ở đâu? Theo như mình biết thì BHXH, Ytế bắt buộc sẽ được làm ở Phòng BHXH quận nơi đặt trụ sở chính. Còn BH tai nạn lao động thì sao? có phải là cũng liên hệ ở phòng BHXH quận không? hay là cty mình phải mua của 1 cty bảo hiểm chuyên nghiệp nào đó? Nếu nên mua của 1 cty bảo hiểm bên ngoài thì các bạn giới thiệu cho mình 1 vài công ty nhé.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA