Khó_khăn_mong_mọi_người_giúp_đỡ!

  • Thread starter danglocvn
  • Ngày gửi
D

danglocvn

Guest
9/8/06
23
0
0
42
thanh xuan ha noi
Cách đây 3 tháng cty tôi có nhận thầu xây dựng một nhà công trình. Cty đã khoán gọn cho một cty khác thi công. Tuy nhiên do những sai lầm trong quản lý nên phát sinh một số khó khăn như sau:
- Hợp đồng với cty B' (đơn vị thi công) không có hiệu lực, B' từ chối xuất hóa đơn cho ty tôi, trong khi bên tôi đã thanh toán hết.
- Cty tôi đã xuất hóa đơn cho chủ đầu tư, trong khi những tài liệu chứng từ sổ sách lại gần như thiếu hết.
Khó khăn:
- Phải nộp khoản thuế thu nhập rất lớn vào cuối năm.
- không biết phải giải trình với cán bộ thuế như thế nào về hóa đơn GTGT đã xuất ra!
Mong những thành viên có bề dày kinh nghiệm giúp đỡ nhằm tháo gỡ những khó khăn và giảm thiểu những thiệt hại về vật chất.
Những vấn đề khó khăn trên nên định hướng giải quyết như thế nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
danglocvn nói:
Cách đây 3 tháng cty tôi có nhận thầu xây dựng một nhà công trình. Cty đã khoán gọn cho một cty khác thi công. Tuy nhiên do những sai lầm trong quản lý nên phát sinh một số khó khăn như sau:
- Hợp đồng với cty B' (đơn vị thi công) không có hiệu lực, B' từ chối xuất hóa đơn cho ty tôi, trong khi bên tôi đã thanh toán hết.
- Cty tôi đã xuất hóa đơn cho chủ đầu tư, trong khi những tài liệu chứng từ sổ sách lại gần như thiếu hết.
Khó khăn:
- Phải nộp khoản thuế thu nhập rất lớn vào cuối năm.
- không biết phải giải trình với cán bộ thuế như thế nào về hóa đơn GTGT đã xuất ra!
Mong những thành viên có bề dày kinh nghiệm giúp đỡ nhằm tháo gỡ những khó khăn và giảm thiểu những thiệt hại về vật chất.
Những vấn đề khó khăn trên nên định hướng giải quyết như thế nào?

Do ràng buộc trong HĐ không chặt chẽ hoặc do công ty bạn (B) vi phạm hợp đồng ... dẫn đến HĐ không có hiệu lực. Nhưng chắc chắn HĐ không phải vô hiệu toàn phần mà chỉ vô hiệu một số điều khoản. Những điều khoản đã thực hiện xong, hai bên đã cùng nhận/chia sẽ những trách nhiệm và quyền lợi liên quan thì phải được xem là có hiệu lực và 2 bên phải tiến hành giải quyết hậu quả.
Trong trường hợp B' đã nhận tiền và thi công 1 phần nào đó, B' phải xuất hoá đơn cho B, dựa trên khối lượng thi công mà 2 bên nghiệm thu. B' từ chối xuất hoá đơn là hoàn toàn sai.
Tôi xin đưa ra 1 ví dụ: Luật quy định chế độ 1 vợ 1 chồng, nhưng giả sử ông chồng lại "loạng quạng" với 1 phụ nữ khác. Đương nhiên mối quan hệ này là "vô hiệu" hay cả 2 đề vi phạm luật hôn nhân gia đình. Người phụ nữ kia không có bất cứ quyền lợi gì cũng như ông này không có bất cứ trách nhiệm gì đối với người phụ nữ. Nhưng nếu 2 người có con thì là chuyện khác, người đàn ông phải chịu trách nhiệm với đứa con của mình, và người phụ nữ kia hoàn toàn có quyền yêu cầu người đà ông phải có trách nhiệm, chẳng hạn cung cấp tiền nuôi con, các yêu cầu về thừa kế tài sản v....v
Nếu B' căng thẳng, bạn nên tìm luật sư để tư vấn và hướng dẫn các thủ tục cần thiết. Tất nhiên phải cân nhắc hơn thiệt vì tôi không biết vì sao mà HĐ vô hiệu nên khó đưa ra lời khuyên cụ thể.
 
D

danglocvn

Guest
9/8/06
23
0
0
42
thanh xuan ha noi
Xin cảm ơn Adam_Tran!
Trong trường hợp cụ thể của cty tôi thì hợp đồng 100% không có hiệu lực. Điều đó là khẳng định chính xác. Thực tế tôi mới vào làm tại cty này và cũng không hiểu tại sao cty lại mắc những sai lầm ngớ ngẩn đến như thế! Hiện tại tôi lại phải giải quyết những vấn đề này, nhưng rất phân vân vì chưa tìm ra hướng giải quyết.
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Theo tôi thì:

Hợp đồng giữa B và B' sẽ không được cơ quan thuế chấp nhận. Nếu bên B không đủ năng lực thi công thì không được phép nhận thầu rồi bán thầu. >>> chống tiêu cực trong hoạt động xây lắp.

Do đó mà bên B' sẽ không thể và không dám xuất hóa đơn cho bên bạn.

Hướng giải quyết có thể là:

Lập lại các hợp đồng thời vụ, thuê ngoài (lấy 1 cá nhân đứng ra nhận, phải có thỏa thuận với nhau mới làm được).

Lập lại danh sách lao động, chấm công... để xác định chi phí nhân công.

Nếu có nguyên vật liệu thì phải yêu cầu bên B' giao hóa đơn nguyên vật liệu cho mình.

...

Sai lầm của DN bạn bắt đầu ở chỗ: Vào xây lắp phải biết một số tính đặc thù của xây lắp (đôi khi chủ DN là dân xây dựng hoặc kiến trúc mới vào tham gia kinh doanh lần đầu tiên nên không rành mấy vụ này), bên bạn thanh toán tiền cho bên B' căn cứ vào cái gì mà chi vậy??? Chỉ sợ chi ra hết rồi nếu không có làm ăn với nhau lâu dài thì khó làm lại mấy cái thủ tục kia.

Bài viết này có thể bị xóa vì 1 trong 2 lý do: Hướng dẫn không đúng hoặc hướng dẫn bạn lách luật.
 
Sửa lần cuối:
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
danglocvn nói:
Xin cảm ơn Adam_Tran!
Trong trường hợp cụ thể của cty tôi thì hợp đồng 100% không có hiệu lực. Điều đó là khẳng định chính xác. Thực tế tôi mới vào làm tại cty này và cũng không hiểu tại sao cty lại mắc những sai lầm ngớ ngẩn đến như thế! Hiện tại tôi lại phải giải quyết những vấn đề này, nhưng rất phân vân vì chưa tìm ra hướng giải quyết.
Nếu B không được phép bán thầu nhưng thực tế B đã bán thầu, thì việc bán thầu của B đương nhiên phải có hiệu lực và phải giải quyết: Nộp phạt = tiền hoặc các hình thức phạt khác quy định tại HĐ với A hoặc với Luật. Theo tôi được biết thì những quy định tại Luật không đến nổi quá khắt khe trong trường hợp này, trừ khi có dấu hiệu hình sự trong những sai phạm của B. Còn B đối với A thì chỉ áp dụng những điều ràng buộc tư pháp, có nghĩa là những điều khoản có thể thay đổi bằng thương lượng. Trạng chết Chúa cũng băng hà, chắc A không thể để B chết chìm.
Nếu HĐ giữa B và B' không có hiệu lực toàn bộ, đương nhiên B' phải trả lại toàn bộ tiền cho B. Nhưng mà B' đã xây rồi thì không thể có chuyện vô hiệu toàn bộ HĐ, trừ khi bạn "cân nhắc hơn thiệt" và quyết định xem như B' không tồn tại trên đời (chứ không phải B' từ chối xuất hóa đơn như bạn nói từ đầu). Như thế bạn phải áp dụng những biện pháp "sửa sai" theo cách của anh OldNTV.
 
Sửa lần cuối:
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Vâng, nó như thế, hiện nay không chấp nhận cái gọi là B' mặc dù trong hoạt động xây lắp nó vẫn tồn tại nhưng tồn tại không công khai trên giấy tờ. Do đó nếu B và B' làm căng với nhau quá thì không có lợi cho bên nào cả vì khi đó cả B lẫn B' đều sẽ bị phạt. Do đó, để tránh bị phạt vì kiện tụng nhau (vạch áo cho người xem lưng) thì tốt hơn là 2 bên nên hợp tác "sửa sai".
 
H

hoahong

Guest
16/10/06
7
0
0
nghệ an
cho em hỏi xen một tý nha , biết là công ty của đó đã sai nhưng mà khi xuất tiền để thanh toán cho công ty B' thì ít nhất cũng phải có phiếu chi chứ , nên dựa vào đó mà yêu cầu họ đưa cho mình những hóa đơn tối thiểu phải có về nguyên vật liệu , nhân công VV,đó là ràng buộc mà . còn phần còn lại còn thiếu thì nên mua khống vài hóa đơn , lập lại bảng thanh toán tiền nhân công , chi phí tiếp khách ... he he nói chung ngành xây dựng thì phải chi ảo nhiều lắm nên mới phải bớt xén công trình. em nói là nói chung thế chứ không có ý chi mô nha vì thế các công ty mới cần kế toán giỏi
xin chỉ giáo thêm
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Nói chung phải biết nguyên nhân cụ thể. Ngay cả luật sư bạn cũng phải trình bày hết mọi chuyện người ta mới giải quyết được.

Nếu bạn ngại những thông tin nhạy cảm, bản có thể gửi tin nhắn hoặc email cho tôi: adam.tranvn@gmail.com
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
hoahong nói:
nhưng mà khi xuất tiền để thanh toán cho công ty B' thì ít nhất cũng phải có phiếu chi chứ, nên dựa vào đó mà yêu cầu họ đưa cho mình những hóa đơn tối thiểu phải có về nguyên vật liệu , nhân công VV,đó là ràng buộc mà
Ràng buộc gì khi tiền đã trao? he he

hoahong nói:
còn phần còn lại còn thiếu thì nên mua khống vài hóa đơn
Cái này chắc không cần bạn chỉ. Mà ai lại chỉ toẹt ra thế.

hoahong nói:
nói chung ngành xây dựng thì phải chi ảo nhiều lắm nên mới phải bớt xén công trình.
Vấn đề ở đây là kế toán xử lý sổ sách, còn chuyện bớt xén thì đố bạn xén được các công trình của tư nhân. Muốn bớt xén một công trình không dễ, thông thường phải có sự bắt tay giữa chủ đầu tư - thi công - giám sát. Nếu chủ đầu tư dùng tiền túi (tiền mồ hôi, tiền máu mủ) của mình để đầu tư thì đừng hòng nhá.

Có 1 Cty A ngoài quốc doanh đầu tư xây nhà máy, thuê Cty B thi công, thuê Cty C giám sát. Cty A chống rút ruột bằng cách, luân phiên cử nhân viên ở trực tiếp tại hiện trường giám sát công khai Cty C, đồng thời bí mật thuê Cty D (thám tử) giám sát Cty C (giám sát bên giám sát). Bắt buộc Cty C phải thay đổi cán bộ giám sát liên tục, mỗi người không làm quá 15 ngày phải thay người khác luân phiên nhau. Và đặc biệt, chi đẹp cho nhân viên của mình làm công việc giám sát nhân viên Cty C hàng ngày đến bữa bao ăn, chiều đến bao nhậu, thích kiểu nào chiều kiểu đó, không để bọn Cty B (thi công) có điều kiện tiếp xúc nhân viên giám sát (Cty C). Chơi cỡ đó.
 
Sửa lần cuối:
D

danglocvn

Guest
9/8/06
23
0
0
42
thanh xuan ha noi
Cảm ơn các anh chị đã chỉ bảo tận tình!
Trên thực tế quả là còn nhiều thông tin chưa nói hết được vì nhiều lí do hết sức tế nhị!
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các anh chị!
 

Similar threads

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA