Doang thu ứng trước

  • Thread starter NGUYENTHIHOA
  • Ngày gửi
N

NGUYENTHIHOA

Sơ cấp
22/1/06
45
0
6
Đà Nẵng
wetech.vn
Các bạn giup mính định khoan nghiệp vụ này với. Khách hàng đã ứng 80% trên giá trị hợp đồng và yêu cầu công ty phải xuất hóa đơn. Hóa đơn đã xuất và đã kê khai thuế trong tháng nhưng chi phí phát sinh thì chưa có, vậy minh có kết chuyển doanh thu thuần cho số tiền 80% trên giá trị hợp đồng nay k? Nếu k kết chuyển DT thuần thì dịnh khoản thế nào cho đúng? Mong mọi người chỉ giúp.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Q

Quang Kim Son

Cao cấp
21/7/06
223
0
16
Thủ đô của Resort
Đã thế thì bạn sử dụng TK 3387 (doan thu nhận trước nhé).
Khi nào đủ điều kiện kết chuyển sang doanh thu thì hạch toán:
Nợ TK 3387
Có TK 511
 
Q

Quang Kim Son

Cao cấp
21/7/06
223
0
16
Thủ đô của Resort
Đã thế thì bạn sử dụng TK 3387 (doanh thu nhận trước) nhé.
Khi nào đủ điều kiện kết chuyển sang doanh thu thì hạch toán:
Nợ TK 3387
Có TK 511
 
N

NGUYENTHIHOA

Sơ cấp
22/1/06
45
0
6
Đà Nẵng
wetech.vn
Minh chưa gặp trường hợp này nên vẫn chưa thấy chưa thông lắm, bạn có thê định khoản rõ hơn giúp mình với. Trước đay khi họ ứng bằng chuyển khoản 80% trên tổng giá trị hợp đồng và minh đã đinh khoản vào
TK Nợ 112
Có 131
tháng sau họ yêu cầu cty mình xuất hóa đơn số tiền bằng giá trị 80% như họ đã ứng thì phải định khoản như thê nào ? Mong bạn chỉ giup
 
V

vicashuong

Guest
20/11/06
69
1
0
TP.HCM
NGUYENTHIHOA nói:
Các bạn giup mính định khoan nghiệp vụ này với. Khách hàng đã ứng 80% trên giá trị hợp đồng và yêu cầu công ty phải xuất hóa đơn. Hóa đơn đã xuất và đã kê khai thuế trong tháng nhưng chi phí phát sinh thì chưa có, vậy minh có kết chuyển doanh thu thuần cho số tiền 80% trên giá trị hợp đồng nay k? Nếu k kết chuyển DT thuần thì dịnh khoản thế nào cho đúng? Mong mọi người chỉ giúp.
Khi nào có phát sinh chi phí thì ghi giá vốn, đồng thời ghi doanh thu. Chưa phát sinh chi phí thì cứ treo trên 131 số tiền khách hàng ứng trước.
 
B

Black_rose

Guest
Theo mình thì khi họ ứng trước Bạn ghi
Nợ TK 112: 80% GTHĐ
Nợ TK 131: 20% GTHĐ
Có TK3387:100% GTHĐ chưa có thuế
Có TK: 3331: thuế
Khi giao hàng bạn kết chuyển doanh thu
Nợ TK3387/ có TK511
Trường hợp hạch toán có TK 131: (chi tiết khách hàng trả trước tiền hàng ) khi bạn nhận tiền nhưng chưa xuất hóa đơn thôi chứ nhỉ? Bạn xuất hóa đơn rùi thì bạn phải hạch toán thuế mà:
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
NGUYENTHIHOA nói:
Các bạn giup mính định khoan nghiệp vụ này với. Khách hàng đã ứng 80% trên giá trị hợp đồng và yêu cầu công ty phải xuất hóa đơn. Hóa đơn đã xuất và đã kê khai thuế trong tháng nhưng chi phí phát sinh thì chưa có, vậy minh có kết chuyển doanh thu thuần cho số tiền 80% trên giá trị hợp đồng nay k? Nếu k kết chuyển DT thuần thì dịnh khoản thế nào cho đúng? Mong mọi người chỉ giúp.
Bạn xuất hóa đơn như vậy là không đúng.
Khi nhận ứng trước tiền: N111, 112/C131
Khi giao hàng hoá. cung cấp Dvụ: N131/C511, 333111 (lúc này mới xuất hóa đơn).
 
N

NGUYENTHIHOA

Sơ cấp
22/1/06
45
0
6
Đà Nẵng
wetech.vn
Minh đã hạch toán thế này:
Khi ho ứng 80%/giá trị HĐ thì định khoản : Nợ TK: 112
Có TK: 131
Khi mình xuất hóa đơn 80%/ giá trị HĐ thì định khoản: Nợ TK : 131
Có TK : 3387
Có TK: 3331
Mình chờ khi nào thanh lý hợp đồng và xuất nốt số còn lại thì mói hạch toán vào doanh thu đẻ tính thuế thu nhập.
Các bạn thấy có ổn không.
 
L

L'amour

Trung cấp
11/12/06
199
3
18
43
Sans frontieres
Bạn hạch toán như vậy là ổn nhất rồi đó.Vì khi viết hóa đơn phải kê khai thuế đầu ra mà hàng lại chưa xuất nên chỉ có thể ghi nhận vào doanh thu nhận trước, khi xuất hàng mới kết chuyển sang TK511 được.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Theo mình làm như bạn là hợp lý nhất rồi.
 
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
Black_rose nói:
Theo mình thì khi họ ứng trước Bạn ghi
Nợ TK 112: 80% GTHĐ
Nợ TK 131: 20% GTHĐ
Có TK3387:100% GTHĐ chưa có thuế
Có TK: 3331: thuế
Khi giao hàng bạn kết chuyển doanh thu
Nợ TK3387/ có TK511
Trường hợp hạch toán có TK 131: (chi tiết khách hàng trả trước tiền hàng ) khi bạn nhận tiền nhưng chưa xuất hóa đơn thôi chứ nhỉ? Bạn xuất hóa đơn rùi thì bạn phải hạch toán thuế mà:

Bạn ơi, làm sao có định khoản nhiều nợ , nhiều có ...

Làm như bạn Hoa dưới đây là đúng.

NGUYENTHIHOA nói:
Minh đã hạch toán thế này:
Khi ho ứng 80%/giá trị HĐ thì định khoản : Nợ TK: 112
Có TK: 131
Khi mình xuất hóa đơn 80%/ giá trị HĐ thì định khoản: Nợ TK : 131
Có TK : 3387
Có TK: 3331
Mình chờ khi nào thanh lý hợp đồng và xuất nốt số còn lại thì mói hạch toán vào doanh thu đẻ tính thuế thu nhập.
 
T

thuquynh

Trung cấp
23/4/06
55
0
0
49
Ha Noi
Tiền đặt trước có được ghi nhận doanh thu ?

Xin WKT chỉ giúp mình :
Bên mình làm dịch vụ tư vấn, khách hàng đã đặt trước tiền dịch vụ tương ứng với công việc hoàn thành bước 1, khi nào kết thúc hợp đồng , khách hàng trả hết tiền thì mình mới xuất hoá đơn tài chính, như vậy tiền đặt trước này sếp mình bắt đưa vào doanh thu để có lãi trong tháng đó, làm thế có được ko
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
- Nhận trước tiền của khách hàng ko phải là Nghiệp vụ phát sinh bán hàng do đó ko hạch toán doanh thu
- Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng hoặc thời điểm xuất hóa đơn GTGT mới ghi nhận doanh thu
 
M

meo gia

Guest
21/3/07
3
0
0
Nhan chinh
Đã thế thì bạn sử dụng TK 3387 (doan thu nhận trước nhé).
Khi nào đủ điều kiện kết chuyển sang doanh thu thì hạch toán:
Nợ TK 3387
Có TK 511

Mình thấy ht vào TK 3387 là ko ổn, vì theo hướng dẫn chi tiết sd TK loại này thì sách có ghi là "ko hạch toán vào TK này số tiền nhận trước của người mua mà DN chưa cung cấp sp, hh, dvu". Minh thấy trong chuẩn mực 14 về DThu và Cphi có nói là hạch toán vào bên có của TK 131.

Bên mình cũng hay phải xuất HD tạm ứng theo tỷ lệ % đã ghi trên HD, cho minh hỏi, xuất HD VAT vào giữa năm tài chính thì hạch toán luôn vào 511 được ko, vì đến hết năm tài chính mình cũng đã có chi phí cho công trình đó rồi. Nhưng toàn bộ công trình đó vẫn chưa được nghiệm thu vào thời điểm cuối năm tài chính. Mình ko biết nên làm sao đây để phù hợp với luật thuế và luật kế toán.

Xin các bác chỉ giáo giúp mình với
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA