Mối quan hệ TSCĐ,TCKĐ và năng lực của Doanh nghiệp.

  • Thread starter huong_phamvan
  • Ngày gửi
H

huong_phamvan

Guest
Thưa các anh chị !Em là một S.V trường ĐH Nông nghiệp 1. Chuyên ngành Khoa học Cây trồng nhưng mà trong chương trình bắt buộc phải học môn Quản lý Doanh nghiệp. Không phải là môn chuyên ngành vì vậy mà rất khó khăn cho em. Em đang phải viết một bài luận với đề tài giả thích câu nói " TSCĐ thể hiện năng lực của Doanh nghiệp còn TSLĐ hỗ trợ cho năng lực đó". Em đang gặp bế tắc trong việc phân tích mối quan hệ trên và chưa hiểu năng lực của DN được thể hiện qua những gì ? Vậy mong Anh chị và các bạn chuyên ngành Quản trị giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt bài luận trên.
Xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ email : Mercury_agrivn@yahoo.com hoặc Mercury0907@gmail.com
Em xin trân trọng cảm ơn va mong sớm nhận được sự giúp đỡ của các anh chị !
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Thứ nhất, bạn xem lại định nghĩa thế nào là TSLĐ để có cái nhìn tổng quát hơn nó hỗ trợ cái gì và hỗ trợ như thế nào...
Thứ 2, bạn xem lại môn Thống kê doanh nghiệp vì môn này có phân tích khá kỹ về việc sử dụng tài sản cố định, khả năng quản lý và phân tích các chỉ số có liên quan.
Bạn xem lại thử nha:)
 
P

phamledung24

Guest
11/2/06
19
0
1
Ha Noi
Theo mình hiểu, Tài sản cố định có chức năng tạo ra doanh thu cho DN, còn TSLĐ giống như "máu" của DN. Nó có chức năng thanh khoản, thanh toán cho nhà cung cấp, dự trữ hàng hóa để bán. Việc phân tích cơ cấu TSCĐ và TSLĐ cần phải đặt trong mối quan hệ với nguồn vốn ( là nguồn hình thành nên TS. Nói đến nguồn vốn thực chất là nói đến tính sở hữu bởi chỉ có 2 loại nguồn vốn: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. ). Bạn hiểu ở đây năng lực của DN chính là khả năng tạo ra doanh thu của DN. Đó là chức năng vốn có của TSCĐ. VD: một Cty Vận tải Ôtô sẽ dùng Ôtô để vận chuyển hành khách, hàng hoá. Việc vận chuyển này sẽ tạo ra doanh thu. Tuy nhiên, DN có Dthu không có nghĩa là DN có tiền ngay, bởi sẽ nó sẽ chuyển một phần thành công nợ phải thu ( tất nhiên nếu họ thu tiền ngay thì họ sẽ có tiền mặt ). Công ty sẽ dùng số tiền này để mua xăng, dầu, trả nhà cung cấp và người lao động, mua sắm mới TSCĐ để mở rộng năng lực vận chuyển của DN ...Cứ như vậy, tài sản lưu động đã thực hiện được "một vòng quay". ( Quay càng ..tít thì càng tốt ). Quá trình chuyển hóa như vậy sẽ giúp củng cố và tăng cường TSCĐ tiếp tục tạo ra và mở rộng Dthu. Tuy nhiên tỷ trọng TSCĐ và TSLĐ nhưu thế nào cho phù hợp thì bạn nên tìm hiểu thêm thông qua khái niệm Vốn lưu động thuần ( còn gọi là vốn luân chuyển, net working Capital,.. ). Có lẽ việc phân tích này sẽ "thiên" về lĩnh vực tài chính nhiều hơn là Quản trị.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA