Xác đinh KQ trong NH

  • Thread starter hoabienxanh
  • Ngày gửi
H

hoabienxanh

Trung cấp
23/10/04
151
0
16
41
Ha Noi
Các bác cho em hỏi :
1.Cách hạch toán khoản lợi nhuận/ lỗ của NH, khi hạch toán lãi / lỗ vào TK lợi nhuận năm nay, đến ngày đầu năm mới, chuyển sang TK lợi nhuận năm trước số lãi/lỗ. Vậy các bút toán trích lập quỹ cho năm nay ( nếu lãi ) thì hạch toán vào đầu năm sau à ? Trong giáo trình KT NH của HVNH có ĐK : Nợ TK lợi nhuận năm trước/ CÓ TK quỹ.
2. Các trường hợp nào thì được hạch toán giảm chi phí, giảm thu nhập. Có trường hợp nào về thực chất thì giảm thu nhập nhưng lại định khoản thông qua tăng chi phí không : ví dụ như khoản lãi dự thu nhưng không thu được, chi dự trả nhưng được giảm...
3. Cách hạch toán thanh lý TSCĐ của NH có khác với thanh lý TSCĐ của DN như thế nào : vì ở NH có bút toán : Nợ TK hao mòn TSCĐ/ Có TK TSCĐ . Số tiền hạch toán ở đây là giá trị còn lại của TSCĐ hay là số tiền hao mòn lũy kế trên TK hao mòn TSCĐ tính đến thời điểm thanh lý TSCĐ. Khoản giá trị còn lại của TSCĐ chưa khấu hao hết được bù đắp bằng khoản thu thanh lý hạch toán như thế nào .
4. Tại sao về phần CCDC, Vật liệu của NH lại sử dụng nhiều TK để hạch toán CCLD : TK CCLD đang dùng, TK CCLĐ đang dùng đã tính vào CP, TK chi phí về vật liệu. cái này phức tạp hơn trong DN nhiều ??
5. TK thanh toán bù trừ , TK liên hàng đi, Liên hàng đến, chuyển tiền đi, chuyển tiền đến khác nhau như thế nào ??
Em mới tìm hiểu KT NH nên có hơi nhiều thắc mắc. Mong các bác gỡ rối dùm em với ???:wall:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hoabienxanh

Trung cấp
23/10/04
151
0
16
41
Ha Noi
Có bác nào giải đáp dùm em được không nhỉ?????????:wall:
 
H

hoabienxanh

Trung cấp
23/10/04
151
0
16
41
Ha Noi
:wall: Bác Letrans ơi ! Bác đi đâu mà dạo này chẳng thấy tiếng bác nhỉ . Bác ra tay viết tiếp bài " Kế toán ngân hàng " chớ ??? và gỡ rối giúp em với :wall:
 
L
Dạo này Letrans đang bận quyết toán cuối năm nên hơi bận, không có nhiều thời gian online trả lời cho bạn. Mong bạn thông cảm. Lúc nào bạn trở thành một kế toán ngân hàng thì bạn sẽ hiểu về công tác quyết toán cuối năm.

hoabienxanh nói:
Các bác cho em hỏi :
1.Cách hạch toán khoản lợi nhuận/ lỗ của NH, khi hạch toán lãi / lỗ vào TK lợi nhuận năm nay, đến ngày đầu năm mới, chuyển sang TK lợi nhuận năm trước số lãi/lỗ. Vậy các bút toán trích lập quỹ cho năm nay ( nếu lãi ) thì hạch toán vào đầu năm sau à ? Trong giáo trình KT NH của HVNH có ĐK : Nợ TK lợi nhuận năm trước/ CÓ TK quỹ.

Về cách hạch toán KQKD. Cuối năm, vào ngày 31/12, kế toán thực hiện kết chuyển tất cả các khoản thu nhập/chi phí vào tài khoản lợi nhuận năm nay. Sang đầu năm sau (ngày 1/1), kế toán thực hiện chuyển lợi nhuận năm nay sang lợi nhuận năm trước và tiến hành trích lập các quỹ.

Bút toán thể hiện như sau:

- Kết chuyển thu nhập

Nợ Thu nhập
Có Lợi nhuận năm nay

- Kết chuyển chi phí

Nợ Lợi nhuận năm nay
Có Chi phí

- Ngày 1/1, chuyển lợi nhuận năm nay sang lợi nhuận năm trước

Nếu lãi:

Nợ TK Lợi nhuận năm nay
Có TK Lợi nhuận năm trước

Nếu lỗ: hạch toán ngược lại.

- Bút toán trích lập các quỹ như sau:

Nợ TK Lợi nhuận năm trước
Có TK Quỹ thích hợp

hoabienxanh nói:
2. Các trường hợp nào thì được hạch toán giảm chi phí, giảm thu nhập. Có trường hợp nào về thực chất thì giảm thu nhập nhưng lại định khoản thông qua tăng chi phí không : ví dụ như khoản lãi dự thu nhưng không thu được, chi dự trả nhưng được giảm...

Về thoái thu thoái chi, trên thực tế có một số nghiệp vụ như:

Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) khách hàng không trả được đúng hạn tổ chức tín dụng hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.

Tức là khi đã ghi thu nhập mà muốn giảm thu thì ghi vào chi phí (tăng chi phí): Điều này được quy định tại Chế độ tài chính đối với các TCTD (Nghị định 146/2006/NĐ-CP và Thông tư 12/2006/TT-BTC - Bạn tìm đọc thêm). Hơn nữa, quy định này cũng phù hợp với VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác

Còn về vấn đề ghi nhận thu nhập, bạn xem chi tiết tại VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác.

hoabienxanh nói:
3. Cách hạch toán thanh lý TSCĐ của NH có khác với thanh lý TSCĐ của DN như thế nào : vì ở NH có bút toán : Nợ TK hao mòn TSCĐ/ Có TK TSCĐ . Số tiền hạch toán ở đây là giá trị còn lại của TSCĐ hay là số tiền hao mòn lũy kế trên TK hao mòn TSCĐ tính đến thời điểm thanh lý TSCĐ. Khoản giá trị còn lại của TSCĐ chưa khấu hao hết được bù đắp bằng khoản thu thanh lý hạch toán như thế nào .
Về vấn đề kế toán thanh lý tài sản cố định, việc hạch toán kế toán tương tự như với kế toán doanh nghiệp. Nghĩa là

- Khi bán, kế toán phản ánh số tiền thu được và ghi:

Nợ TK thích hợp (số tiền thu được)
Có TK Thu nhập khác…

- Căn cứ Biên bản thanh lý, kế toán ghi:

Nợ TK khấu hao
Nợ TK Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK TSCĐ

- Các khoản chi phí phát sinh từ thanh lý được tập hợp vào TK Chi phí khác.

hoabienxanh nói:
4. Tại sao về phần CCDC, Vật liệu của NH lại sử dụng nhiều TK để hạch toán CCLD : TK CCLD đang dùng, TK CCLĐ đang dùng đã tính vào CP, TK chi phí về vật liệu. cái này phức tạp hơn trong DN nhiều ??

Câu hỏi tại sao thì Letrans sẽ không trả lời, nhưng đại thể, việc ghi nhận CCLD như NH đang làm đảm bảo theo dõi một cách an toàn hơn (vì thông qua nhiều TK để quản lý). Kế toán phần này sẽ được Letrans viết riêng tại bài viết về kế toán ngân hàng trong thời gian tới.

hoabienxanh nói:
5. TK thanh toán bù trừ , TK liên hàng đi, Liên hàng đến, chuyển tiền đi, chuyển tiền đến khác nhau như thế nào ??
Em mới tìm hiểu KT NH nên có hơi nhiều thắc mắc. Mong các bác gỡ rối dùm em với ???:wall:

Về các nghiệp vụ thanh toán, đây là một trong các vấn đề hơi khó nên cũng sẽ trình bày riêng. Trước hết, bạn có thể tham khảo trong giáo trình kế toán ngân hàng. Bởi theo mình biết, chương này trong giáo trình được viết bởi một chuyên gia hàng đầu về thanh toán đấy!

Cheers,
:banana:
 
H

hoabienxanh

Trung cấp
23/10/04
151
0
16
41
Ha Noi
Cám ơn letrans nhiều nha. Em đã hiểu thêm hơn về 1 số nghiệp vụ. Bác dạo này đang bận cuối năm quyết toán à. Bây giờ thì chắc đỡ bận hơn rồi đúng ko ? Bác có thời gian thì viết tiếp mục kế toán ngân hàng nhé, bà con đang mong lắm lắm:friend: :bigok:
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Đúng là nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng là một đề tài hay và nó tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
về có bản có thể hiểu thế này:
1- Thanh toán bù trừ là việc 4, 5 hoặc một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh thành phố hoặc có thể khu vực (khi điều kiện kỹ thuật cho phép - hiên nay có thanh toán điện tử liên ngân hàng có phạm vi tại 5 tỉnh TP) thực hiện thanh toán với nhau phần chênh lệch phải thu, hoặc phải trả trong thanh toán với nhau. Ví du
NHA có 10 lệnh chuyển có cho các ngân hàng khác và nhận về từ các ngân hàng khác là 15 lệnh; số chênh lệch giữa số tiền phải trả cho 10 lệnh chuyển đi và số tiền được nhận về của 15 lệnh là 500 tr chẳng hạn. Như vậy là NHa chỉ phải trả 1 lần 500 tr thay vì phải trả 10 lần và nhận về 15 lần. Cuối ngày số tiền 500tr này sẽ được trừ vào tài khoản tại NH chủ trì TTBT (thường là NHNN). Các ngân hàng khác cũng vậy. TTBT bắt nguồn tại Anh từ thế kỳ 19 gì đó hoặc lâu hơn nữa.
2- Về thanh toán liên hàng và chuyển tiền về cơ bản là một: do hiện nay có nhiều loại chuyển tiền khác nhau do khác biệt về công nghệ nên dùng các khái niệm khác nhau để dễ phân biệt thôi. Vả lại là các khái niệm này đánh dấu các mốc phát triển của công nghệ thanh toán.
chuyển tiền hay liên hàng được hiểu là chuyển từng khoản tiền. Từng khoản tiền này được ghi ngay vao TK tiền gửi khi thanh toán thay vì ghi số thực thu, thực chi (phân biệt với TTBT) .
Kỹ thuật này giúp cho an toàn vốn cao hơn, tránh được tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng vì nếu ko có đủ số dư trên tk thì ko chuyển được. Trong chuyển tiền có khái niệm chuyển tiền khẩn hay tổng tức thời được sử dụng đối với các chuyển tiền có giá trị cao (khả năng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán lớn) hoặc quan trọng thì được xử lý ngay khi lập lệnh chuyển tiền - và chuyển tiền theo lô hoặc chuyển tiền giá trị thấp tức là sau một khoảng thời gian cố định nào đó thì các lệnh chuyển tiền nhập vào trc đó mới được xử lý. Phương pháp này giảm chi phí giao dịch rất lớn nhưng ko đảm bảo tính tức thời (ngay lập tức).
Chúc Hoa Biển Xanh học tốt Kế toán - Thanh toán Ngân hàng nhé
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA