Cách sử lý 138 cho hợp lý

  • Thread starter shmily
  • Ngày gửi
shmily

shmily

Trung cấp
4/7/06
144
0
0
Việt nam
Nhà e có 1cty riêng, xin cho em hỏi năm 2005 có bị thủ quỹ làm mất 1số tiền đã hạch toán ở TK 138, hiện nay họ nghỉ việc và ko có khả năng chi trả,ko thể đòi đc, vậy để hợp lý e nên hạch toán số tiền trên TK 138 như thế nào cho hợp lý, ko lẽ cứ treo hết sang các năm? xin cho e chỉ dẫn với, e xin cảm ơn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,033
410
83
46
Ninh Thuận
Chào bạn,
Bạn có thể làm một trong hai cách sau đây:
1/ Bạn có thể nộp tiền mặt vào để bù vào khoản này.
2/ Làm thủ tục giảm vốn đăng ký kinh doanh (nhưng cách này phức tạp do phải làm thủ tuc giấy tờ và thay đổi trên giấy phép kinh doanh)
Thân
 
S

Song Huong

Cao cấp
shmily nói:
Nhà e có 1cty riêng, xin cho em hỏi năm 2005 có bị thủ quỹ làm mất 1số tiền đã hạch toán ở TK 138, hiện nay họ nghỉ việc và ko có khả năng chi trả,ko thể đòi đc, vậy để hợp lý e nên hạch toán số tiền trên TK 138 như thế nào cho hợp lý, ko lẽ cứ treo hết sang các năm? xin cho e chỉ dẫn với, e xin cảm ơn.
Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:
Nợ 139 - nếu doanh nghiệp đã lập dự phòng
Nợ 642 - nếu chưa lập dự phòng
Có 138.

Đồng thời ghi: Nợ 004

Thân
 
shmily

shmily

Trung cấp
4/7/06
144
0
0
Việt nam
E xin cảm ơn Mina va Song huong. Nhưng nếu nộp tiền mặt vào thì trên sổ sách kế toán sẽ thể hiện Nợ TK 111 Có TK 138 như vậy sau này nếu muốn truy cứu trách nhiệm thì lại ko đc, vì thể hiện họ đã trả.
E đang muốn làm theo cách của Song huong nhưng băn khoăn ko biết nếu cho khoản tài sản thiếu đó vào (642) chi phí hợp lý thì sau này có bị thuế bóc ra ko?vì số tiền thiếu này khá lớn.
Trời, đau đầu quá đi.
 
S

Song Huong

Cao cấp
shmily nói:
E xin cảm ơn Mina va Song huong. Nhưng nếu nộp tiền mặt vào thì trên sổ sách kế toán sẽ thể hiện Nợ TK 111 Có TK 138 như vậy sau này nếu muốn truy cứu trách nhiệm thì lại ko đc, vì thể hiện họ đã trả.
E đang muốn làm theo cách của Song huong nhưng băn khoăn ko biết nếu cho khoản tài sản thiếu đó vào (642) chi phí hợp lý thì sau này có bị thuế bóc ra ko?vì số tiền thiếu này khá lớn.
Trời, đau đầu quá đi.
Điểm 8, mục III, phần B thông tư 128/2003/TT-BTC của BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003: các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế

Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Nếu khoản nợ của công ty bạn thoả các qui định tại Điểm 3.1 mục II Thông tư 13/2006/TT-BTC của BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006 thì được tính vào chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế.
Thông tư 13/2006/TT-BTC của BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006
Điểm 3.1 mục II
Đối tượng và điều kiện: là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Điểm 3.2 mục II

-Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Thân
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA