Thanh toán bù trừ !!! Help

  • Thread starter hoabienxanh
  • Ngày gửi
H

hoabienxanh

Trung cấp
23/10/04
151
0
16
41
Ha Noi
Các anh chị cho em hỏi : cách lập bảng kê 12 và bảng kê 14 trong thanh toán bù trừ. Các khoản phải thu, phải trả trong thanh toán bù trừ là tổng vế Nợ hay vế Có của TK thanh toán bù trừ, khoản này thể hiện trên bảng kê 12, 14 như thế nào ? em hay bị nhầm phần này lắm lắm
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
hoabienxanh nói:
Các anh chị cho em hỏi : cách lập bảng kê 12 và bảng kê 14 trong thanh toán bù trừ. Các khoản phải thu, phải trả trong thanh toán bù trừ là tổng vế Nợ hay vế Có của TK thanh toán bù trừ, khoản này thể hiện trên bảng kê 12, 14 như thế nào ? em hay bị nhầm phần này lắm lắm

Liên quan đến nội dung này, Letrans đề nghị bạn tìm hiểu chi tiết tại Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

Có tại http://www.sbv.gov.vn/home/phaplytracuu.asp
(gõ vào nội dung tìm kiếm "457" --- click Tìm kiếm)

Thân,
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Letran ơ đọc 457 thì khó lắm.
Thực ra bản chất của vấn đề chỉ có thế này thôi:
bạn tập hợp tất cả các chứng từ thanh toán với từng ngân hàng vào các bảng kê 12 tương ứng. Ví dụ bảng kê 12 của NH1 bao gồm các chứng từ thanh toán với NH1 (cả UNT, UNC). Bảng kê 12 của NH2 bao gồm các chứng từ thanh toán với NH2.
Sau đó bạn lên bảng kê 14. Bảng kê 14 sẽ tổng hợp theo dòng ngang từng bảng kê 12.
Các bạn nộp bảng kê 14 cho Ngân hang chủ trì. NHCT sẽ căn cứ vào tất cả các bảng kê 14 của các ngân hàng thành viên để lên bảng kế 15 (kết quả thanh toán) cho từng ngân hàng và bảng kê 16 - bảng tổng hợp để kiểm tra.
Như vậy kết quả chênh lệch của 1 ngân hàng được lập từ tất cả các bảng kê 14 của các ngân hàng thành viên có thanh toán với ngân hàng này.
như vậy việc xác định tổng vế nợ và tổng vế có không chỉ căn cứ trên 1 bảng kê 14 mà phải trên tất cả các bảng kê 14 của các ngân hàng thành viên. để hiểu bản chất tốt nhất bạn nên đọc quyết định 181/QĐ-NHNN2 năm 1992 và công văn hướng dẫn (nếu tôi nhớ ko nhầm) sẽ nói rõ hơn vì 181 hướng dẫn làm tay nên nói kỹ hơn về bản chất và phương pháp. CÒn 457 thì áp dụng công nghệ thông tin rồi nên chỉ đưa ra quy định mang tính nguyên tắc
 
B

blueremembrance

Trung cấp
Manh_sbv nói:
Letran ơ đọc 457 thì khó lắm.
Thực ra bản chất của vấn đề chỉ có thế này thôi:
bạn tập hợp tất cả các chứng từ thanh toán với từng ngân hàng vào các bảng kê 12 tương ứng. Ví dụ bảng kê 12 của NH1 bao gồm các chứng từ thanh toán với NH1 (cả UNT, UNC). Bảng kê 12 của NH2 bao gồm các chứng từ thanh toán với NH2.
Sau đó bạn lên bảng kê 14. Bảng kê 14 sẽ tổng hợp theo dòng ngang từng bảng kê 12.
Các bạn nộp bảng kê 14 cho Ngân hang chủ trì. NHCT sẽ căn cứ vào tất cả các bảng kê 14 của các ngân hàng thành viên để lên bảng kế 15 (kết quả thanh toán) cho từng ngân hàng và bảng kê 16 - bảng tổng hợp để kiểm tra.
Như vậy kết quả chênh lệch của 1 ngân hàng được lập từ tất cả các bảng kê 14 của các ngân hàng thành viên có thanh toán với ngân hàng này.
như vậy việc xác định tổng vế nợ và tổng vế có không chỉ căn cứ trên 1 bảng kê 14 mà phải trên tất cả các bảng kê 14 của các ngân hàng thành viên. để hiểu bản chất tốt nhất bạn nên đọc quyết định 181/QĐ-NHNN2 năm 1992 và công văn hướng dẫn (nếu tôi nhớ ko nhầm) sẽ nói rõ hơn vì 181 hướng dẫn làm tay nên nói kỹ hơn về bản chất và phương pháp. CÒn 457 thì áp dụng công nghệ thông tin rồi nên chỉ đưa ra quy định mang tính nguyên tắc


Em nghĩ là bạn hoabienxanh đang thắc mắc khi nào có tổng vế nợ hay tổng vế có trong cách lập bảng kê 12 và 14 thôi.

- Về mặt lý thuyết (SGK),bạn sắp xếp các chứng từ và lập 2 liên bảng kê TTBT theo vế Nợ-vế Có cho từng NHTV có liên quan.

Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12) vế nợ là tổng của số tiền mà bạn phải thu từ NHTV có liên quan. Ví dụ: Khi bạn nhận UNT từ khách hàng nhờ thu số tiền là 20tr từ 1 tk KH của NH B, bạn đk: N tk 5012 NH B: 20tr, C tk 4211 KHA: 20 tr. Như vậy, bảng kê TT bù trừ vế nợ được hiểu là tổng số tiền được ghi Nợ tk TTBT.Nó sẽ tương đương với cột số phải thu trong bảng kê chứng từ TTBT mẫu 14 cho NHTV có liên quan đó.

Ngược lại với trường hợp của bảng kê TTBT mẫu 12 vế Có nhé.

Từ đó, ở bảng kê TTBT mẫu 14 bạn sẽ tìm được số tiền mà riêng NH mình phải trả hoặc phải thu với từng NHTV có liên quan trong phiên bù trừ.

- Trên thực tế, chỉ có UNC mới tham gia bù trừ thế này thôi. Nghĩa là bảng kê số 12 chỉ có đơn vị chuyển (vế Có) và bảng kê 14 chỉ có số tiền phải trả mà thôi.Và bạn làm như anh Manh sbv guide đó. Nhận được UNT, NH đó sẽ theo dõi ở ngoại bảng, ký nhận trong phiên TTBT rồi mới follow up. Cuối ngày, NH sẽ nhân được mẫu 15 để biết xem mình phải thu hay phải chi trong phiên bù trừ ngày hôm đó. Vì thế TTBT được đk theo kiểu 1 N - nhiều C.
Regards,
 
Sửa lần cuối:
H

hoabienxanh

Trung cấp
23/10/04
151
0
16
41
Ha Noi
Cám ơn các bác nhé. Em cũng hiểu ra được phần nào vấn đề. Nghĩa là ở đây, với NH lập Bkê 12, 14 thì tổng vế nợ của Bkê 14 là số phải thu, tổng vế có của Bkê 14 là số phải trả. Cuối phiên bù trừ, Nh chủ trì sẽ có thông báo về số chênh lệch phải thu, phải trả của từng NH thành viên. Số liệu mà NH chủ trì thông báo có khác với số liệu mà NH tự lập ở Bkê 12, 14 ko nhỉ ? Đối với NH nhận Bkê 12, 14 của NH đối tác, thì vế nợ trên Bkê lại là số phải trả với NH đối tác, và vế có là số phải thu đối với NH đối tác,phải ko các bác ?
To bác Manhsbv : em tìm QD 181 nhưng search trên bv.gov.vn mà ko thấy, có đúng số văn bản này ko hả bác
 
B

blueremembrance

Trung cấp
hoabienxanh nói:
Cám ơn các bác nhé. Em cũng hiểu ra được phần nào vấn đề. Nghĩa là ở đây, với NH lập Bkê 12, 14 thì tổng vế nợ của Bkê 14 là số phải thu, tổng vế có của Bkê 14 là số phải trả. Cuối phiên bù trừ, Nh chủ trì sẽ có thông báo về số chênh lệch phải thu, phải trả của từng NH thành viên. Số liệu mà NH chủ trì thông báo có khác với số liệu mà NH tự lập ở Bkê 12, 14 ko nhỉ ? Đối với NH nhận Bkê 12, 14 của NH đối tác, thì vế nợ trên Bkê lại là số phải trả với NH đối tác, và vế có là số phải thu đối với NH đối tác,phải ko các bác ?
To bác Manhsbv : em tìm QD 181 nhưng search trên bv.gov.vn mà ko thấy, có đúng số văn bản này ko hả bác

Về vế nợ, vế có trên bẳng kê bạn hiểu như vậy là ok rồi nhé.
Bảng KQTT BT cho từng NHTV (mẫu 15) và bảng tổng hợp kiểm tra KQTTBT (mẫu 16) đa phần có số liệu khác với bảng 12 và bảng 14.
Bạn xem lại cách lập của bảng 15 nhé. NH chủ trì lấy bảng TTBT của NHTV đó làm gốc để đưa số liệu vào mẫu 15 để rút chênh lệch phải thu phải trả, rồi lấy bảng TTBT của các NHTV có liên quan tới NH đó đưa vào dòng tiếp theo của mẫu 15 theo cách chuyển ngược vế. Ngược vế ở đây được hiểu là số phải thu trên của NHTV khác đưa vào số phải trả của mẫu 15 và ngược lại,để rút chênh lệch phải thu phải trả.Ở bảng mẫu 15, NHTV sẽ có số liệu tổng hợp về KQTTBT của NH mình với kết quả TTBT của các NHTV khác.
Ở mẫu 14, bạn chỉ manage được khi bạn là NH đi thôi. Khách hàng đến NH yêu cầu thanh toán, có check or UNC phù hợp thì bạn mới làm được bảng 14.

Mấy cái nghị định nghị quyết hỏi bác manh_sbv or bác letrans tiếp nghe. Mình sợ mấy cái đó lắm.
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
blueremembrance nói đúng rùi đấy. Bạn ko search được cái đó trên mạng đâu. Quyết định 181/QĐ-NHNN2 ban hành từ năm 1992. Về nguyên lý bạn có thể tham khảo quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy trình kỳ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. Nguyên lý đều như nhau mà. Còn bạn thực sự muốn quan tâm đến 181/QĐ-NHNN qua SBV tui đưa cho
 
H

hoabienxanh

Trung cấp
23/10/04
151
0
16
41
Ha Noi
bác có thể gửi cho em được ko ? nếu có bản word thì hay quá. để em đọc thêm

Thankiu bác nhé:biggrinda
 
hạnh chuột k13405

hạnh chuột k13405

Sơ cấp
5/10/18
2
0
1
28
anh chị cho em ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn về số tiền chênh lệch trong thanh toán bù trừ phải trả trong định khoản Nợ 5012 Có 1113 với ạ
 
C

cuongchevr

Sơ cấp
28/9/18
4
0
1
29
Theo quy định hiện hành, thanh toán chứng khoán được thực hiện qua Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thanh toán và phải tuân thủ nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA