Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

  • Thread starter ngayngodaikho
  • Ngày gửi
ngayngodaikho

ngayngodaikho

Trung cấp
18/11/11
57
9
8
Đến mà hỏi
Mời các bác cùng thảo luận quy định thuế suất đối với các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến theo thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2013 của Bộ tài chính.

* Trường hợp 1
Nghiệp vụ 1: Công ty trồng trọt A bán Ngô cho Cty thương mại B. Theo khoản 1 điều 4 thì Ngô do A tự trồng trọt ra nên mặt hàng Ngô là đối tượng không chịu thuế.
Bán: 10.000 kg x 8.000 đ/kg = 80.000.000 đồng

Nghiệp vụ 2: Công ty thương mại B bán cho Công ty thương mại C (nộp thuế GTGT theo pp khấu trừ). Theo khoản 5 điều 5 thì mặt hàng Ngô ở khâu kinh doanh thương mại nên thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Bán: 10.000 kg x 8.100 đ/kg = 81.000.000 đồng

Nghiệp vụ 3: Công ty thương mại C bán cho hộ chăn nuôi X (Hoặc bán cho Công ty thương mại B nộp thuế GTGT theo pp trực tiếp). Theo khoản 5 điều 10 thì mặt hàng Ngô thuộc đối tượng chịu thuế 5%
Bán: 10.000 kg x 8.200 đ/kg = 82.000.000 đồng
Thuế GTGT 5% tương ứng là: 4.100.000 đồng.
Như vậy hộ chăn nuôi X phải thanh toán thêm số tiền thuế GTGT mà Công ty C phải nộp cho nhà nước là 4.100.000 đồng. Và nhà nước thu được 4.100.000 đồng.

* Trường hợp 2
Công ty trồng trọt A bán trực tiếp cho hộ chăn nuôi X thì lúc này mặt hàng Ngô thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Và nhà nước không thu được đồng tiền thuế GTGT nào cả.

* Nhận xét:

1. Cùng một mặt hàng Ngô hạt nhưng qua từng khâu lại thuộc hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. => Quá rắc rối và rất rễ gây nhầm lẫn đặc biệt trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh rất nhiều ngành hàng và ở nhiều khâu vừa là người trực tiếp trồng trọt vừa là doanh nghiệp thương mại vừa là người tiêu dùng.

2. Người bán phải quan tâm đến phương pháp kê khai thuế GTGT của khách hàng để xác định mặt hàng này có chịu thuế 5% hay thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. => Tồn tại nhiều rủi ro nếu như phía khách hàng cố tình cung cấp thông tin không chính xác.

3. Theo chuỗi cung ứng như trường hợp 1. Thì số thuế đầu ra hộ chăn nuôi X phải nộp toàn bộ. Trong khi đó thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ ở bất kỳ doanh nghiệp nào.
Công ty trồng trọt A bán sản phẩm không chịu thuế nên ko được khấu trừ.
Hộ chăn nuôi X chắc chắn sản phẩm bán ra là con vật nuôi cũng sẽ ko được khấu trừ.

4. Theo 2 trường hợp việc tổ chức phân phối sản phẩm khác nhau dẫn đến số thuế GTGT thu về của nhà nước là khác hẳn nhau. Theo trường hợp 1 thì thuế GTGT này đánh trực tiếp vào hộ chăn nuôi X. => Điều này mâu thuẫn với điều 2 luật thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

5. Qua các ý trên tôi chưa thấy được chính sách thuế ưu đãi thuế đối với lĩnh vực trồng trọt này ngược lại còn quá rắc rối cho các doanh nghiệp.

Các bác nghĩ như thế nào về vấn đề này ?
Xin cám ơn sự quan tâm, chia sẻ!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

Lucky Lan

Trung cấp
6/3/13
63
0
6
34
TP.HCM
Ðề: Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

Mình cũng thấy chính sách thuế của nước ta rất phức tạp
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ðề: Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

TT219 đọc đi đọc lại, có lúc tưởng là hiểu, nhưng ai dè mình chẳng hiểu ý của người lập TT muốn gì. Thực sự quá khó để hiểu cách tính thuế.
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Theo mình, bản chất của thuế GTGT là phần thuế đánh trên giá trị tăng thêm và đánh vào người tiêu dùng cuối cùng (trường hợp ở đây là Hợp tác xã).

Nếu HTX sử dụng Ngô này, tiếp tục bán cho DN hoặc người dân, thì sẽ được khấu trừ phần thuế đầu vào khi mua hàng.

Trong chuỗi cung ứng này, Luật thuế đã giảm đi một số đối tượng chịu thuế nhằm mục đích:
- Giảm tổng giá trị thanh toán khi lưu thông hàng hóa > kích thích việc mua bán hàng hóa Nông nghiệp.
- Giảm một phần giá trị tăng thêm ở mỗi khâu trung gian (phần thuế GTGT) > giảm thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng cuối cùng.
 
anle2075

anle2075

Guest
Ðề: Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

Ở những nước mà thu nhập từ thuế TNCN và thuế TNDN thấp (nước kém phát triển) thì thuế GTGT phát huy thế mạnh của nó, giúp nhà nước tăng thu nhập;

Ở trường hợp 2, chính phủ dù muốn thu thuế cũng khó bởi vì khó có thể quản lý được 2 ông nông dân chơi với nhau,

Ở các trường hợp còn lại, tất nhiên là chính phủ không tha dù trực tiếp hay khấu trừ gì, thì chỉ cần có thằng kế toán dính vô là oánh thuế được rồi!
 
ngayngodaikho

ngayngodaikho

Trung cấp
18/11/11
57
9
8
Đến mà hỏi
Ðề: Re: Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

Theo mình, bản chất của thuế GTGT là phần thuế đánh trên giá trị tăng thêm và đánh vào người tiêu dùng cuối cùng (trường hợp ở đây là Hợp tác xã).

Nếu HTX sử dụng Ngô này, tiếp tục bán cho DN hoặc người dân, thì sẽ được khấu trừ phần thuế đầu vào khi mua hàng.

Trong chuỗi cung ứng này, Luật thuế đã giảm đi một số đối tượng chịu thuế nhằm mục đích:
- Giảm tổng giá trị thanh toán khi lưu thông hàng hóa > kích thích việc mua bán hàng hóa Nông nghiệp.
- Giảm một phần giá trị tăng thêm ở mỗi khâu trung gian (phần thuế GTGT) > giảm thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng cuối cùng.

Bạn có thể lấy ví dụ cho dễ hiểu về Hợp tác xã không.
Theo mình 2 mục đích của bạn đưa ra đều ko ổn.
- Giảm tổng giá trị thanh toán khi lưu thông hàng hóa -> Kích thích mua bán hàng hóa Nông Nghiệp. Như 2 trường hợp tôi đưa ra ở trên thì việc Công ty trồng trọt bán trực tiếp cho người tiêu dùng là ko phải nộp thuế. Như vậy là hạn chế việc mua bán. Cái này là hạn chế sự chuyên nghiệp hóa. Người trồng trọt phải trực tiếp tổ chức khâu vận chuyển và bán hàng.
- Giảm một phần giá trị tăng thêm ở mỗi khâu trung gian (phần thuế GTGT) -> giảm thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Cũng theo phân tích ở trên ta thấy thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng ko hề giảm mà còn cao hơn. Khâu trồng trọt không chịu thuế nên toàn bộ thuế đầu vào sẽ được ghi nhận là giá thành, giá thành quyết định giá bán. Thuế GTGT tính trên giá bán. Như vậy thì thuế GTGT sẽ tăng chứ ko phải giảm.
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Re: Ðề: Re: Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

- Giảm tổng giá trị thanh toán khi lưu thông hàng hóa -> Kích thích mua bán hàng hóa Nông Nghiệp. Như 2 trường hợp tôi đưa ra ở trên thì việc Công ty trồng trọt bán trực tiếp cho người tiêu dùng là ko phải nộp thuế. Như vậy là hạn chế việc mua bán. Cái này là hạn chế sự chuyên nghiệp hóa. Người trồng trọt phải trực tiếp tổ chức khâu vận chuyển và bán hàng.

Bạn tham khảo thêm tại thông tư 219 nhé, trong ví dụ 19:
Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
---> người tiêu dùng cuối cùng sẽ chịu thuế GTGT. Các trung gian khác trong chuỗi cung ứng này: HTX, cty thương mại, môi giới, ... xem như trung gian, thuế phát sinh mua vào được khấu trừ, thuế bán ra phải nộp (nhưng đối tượng chịu thuế ở đây là đối tượng mua vào sau đó).

- Phần chênh lệch giữa thuế GTGT bán ra và thuế GTGT mua vào, sẽ được luân chuyển qua các bên trung gian, và cuối cùng, người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ khoản thuế này. Thế nên chính sách thuế mới đưa ra, chuyển các bên trung gian thành đối tượng không chuyển thuế, sẽ làm giảm đi các khoản chênh lệch này.

Có thể vì cách giải thích của mình không cụ thể nên bạn không hiểu được, và đây cũng là quan điểm của cá nhân nên chưa chắc đã chính xác.

Lý thuyết về thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng cuối cùng được giải thích rất rõ trong cuốn F3, ACCA. Bạn có thể tham khảo ở đây.
 
Sửa lần cuối:
ngayngodaikho

ngayngodaikho

Trung cấp
18/11/11
57
9
8
Đến mà hỏi
Ðề: Re: Ðề: Re: Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

Bạn tham khảo thêm tại thông tư 219 nhé, trong ví dụ 19:
---> người tiêu dùng cuối cùng sẽ chịu thuế GTGT. Các trung gian khác trong chuỗi cung ứng này: HTX, cty thương mại, môi giới, ... xem như trung gian, thuế phát sinh mua vào được khấu trừ, thuế bán ra phải nộp (nhưng đối tượng chịu thuế ở đây là đối tượng mua vào sau đó).

- Phần chênh lệch giữa thuế GTGT bán ra và thuế GTGT mua vào, sẽ được luân chuyển qua các bên trung gian, và cuối cùng, người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ khoản thuế này. Thế nên chính sách thuế mới đưa ra, chuyển các bên trung gian thành đối tượng không chuyển thuế, sẽ làm giảm đi các khoản chênh lệch này.

Có thể vì cách giải thích của mình không cụ thể nên bạn không hiểu được, và đây cũng là quan điểm của cá nhân nên chưa chắc đã chính xác.

Lý thuyết về thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng cuối cùng được giải thích rất rõ trong cuốn F3, ACCA. Bạn có thể tham khảo ở đây :D

Trường hợp tại ví dụ 19 Công ty lương thực B là doanh nghiệp đi thu mua chứ không phải là công ty trồng trọt. Cho nên khi Công ty lương thực B bán cho trực tiếp người tiêu dùng sẽ chịu 5% thuế.

Mình ở đây không bàn về lý thuyết của thuế GTGT mà đang bàn về một số đối tượng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi được quy định tại thông tư 219/2013.

Nếu bạn đã đọc được sự giải thích rất rõ trong cuốn F3, ACCA thì bạn có thể chỉ ra sự vận dụng nó ở trong trường hợp này như thế nào được không? Xin cảm ơn bạn!
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Hj, có lẻ mình đã hiểu sai vấn đề mà bạn đang muốn đề cập đến.

Thật sự, về
một số đối tượng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi được quy định tại thông tư 219/2013
, mình cũng rất mập mờ và không rõ về vấn đề này.

Mình chỉ muốn chia sẻ hiểu biết về thuế GTGT (có thể không chính xác) của mình đối với vấn đề này. Tất cả những gì mình biết đều đã trình bày ở trên rồi. ^^
 
ACC4RUM

ACC4RUM

Cao cấp
2/3/09
1,667
314
83
Đà Lạt
Ðề: Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

Mình thống nhất với phân tích của Bạn proboy1011. Thuế GTGT dù có qua bao nhiêu khâu thì người thực sự chịu thuế vẫn là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ như giá thị trường chấp nhận của 1 sản phẩm nào đó là 15, nếu giá bán ở khâu sản xuất bán ra là 10, phân phối đến người tiêu dùng cuối - giá được thị trường chấp nhận - thì thuế GTGT Nhà nước thu được là 1,5. Nếu trong khoảng giá bán từ 10 đến 15 đó phải qua 2, 3 hay 4 khâu trung gian, chẳng hạn qua mỗi khâu thương mại trung gian tăng lên 1 đi, thì qua các khâu đều được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (hoặc không phải kê khai tính nộp thuế GTGT), cuối cùng thì tổng số thuế GTGT Nhà nước thu được cộng lại cả 2, 3 hay 4 khâu thương mại trung gian đó cũng chỉ là 1,5; nếu đó là sản phẩm hàng hóa không phải kê khai tính nộp thuế GTGT thì khi DN bán cho người tiêu dùng cuối thì Nhà nước cũng thu được thuế GTGT là 1,5. Mà Nhà nước không thu thêm thì người nộp thuế cũng không phải nộp thêm gì cả.
 
ngayngodaikho

ngayngodaikho

Trung cấp
18/11/11
57
9
8
Đến mà hỏi
Ðề: Thuế GTGT đối với mặt hàng trồng trọt, chăn nuôi

Mình thống nhất với phân tích của Bạn proboy1011. Thuế GTGT dù có qua bao nhiêu khâu thì người thực sự chịu thuế vẫn là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ như giá thị trường chấp nhận của 1 sản phẩm nào đó là 15, nếu giá bán ở khâu sản xuất bán ra là 10, phân phối đến người tiêu dùng cuối - giá được thị trường chấp nhận - thì thuế GTGT Nhà nước thu được là 1,5. Nếu trong khoảng giá bán từ 10 đến 15 đó phải qua 2, 3 hay 4 khâu trung gian, chẳng hạn qua mỗi khâu thương mại trung gian tăng lên 1 đi, thì qua các khâu đều được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (hoặc không phải kê khai tính nộp thuế GTGT), cuối cùng thì tổng số thuế GTGT Nhà nước thu được cộng lại cả 2, 3 hay 4 khâu thương mại trung gian đó cũng chỉ là 1,5; nếu đó là sản phẩm hàng hóa không phải kê khai tính nộp thuế GTGT thì khi DN bán cho người tiêu dùng cuối thì Nhà nước cũng thu được thuế GTGT là 1,5. Mà Nhà nước không thu thêm thì người nộp thuế cũng không phải nộp thêm gì cả.

Rất cảm ơn bạn! Nhưng ở đây mình không bàn về lý thuyết mà bàn về một số đối tượng cụ thể như tiêu đề của topic.

Như phân tích trên của bạn nếu giá bán cuối cùng là 15 với thuế suất VAT là 10% thì nhà nước thu được tiền thuế cuối cùng là 1,5. Nhưng ở khâu sản xuất đầu vào sẽ được khấu trừ nên nhà nước sẽ không thu được cả 1,5 đồng. Theo phân tích trên ta chỉ tính được nhà nước sẽ thu được tiền thuế GTGT trong khâu phân phối là: (15-10)*10%=0,5. (Không xác định được thuế GTGT nhà nước thu được trong khâu sản xuất do thiếu dữ kiện)

Phải không bạn ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA