Một số Chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 12/2013

  • Thread starter ngoclan1123
  • Ngày gửi
N

ngoclan1123

Sơ cấp
18/2/14
0
0
0
39
Hà Nội
Từ cuối năm 2013 đến giờ đã có rất nhiều các chính sách mới được công bố. Dưới đây Đức Minh xin tổng hợp một số các chính sách đó cho các bạn đọc tham khảo




Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đại học; hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; 2 trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2013.




1. Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đại học
Theo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 10/12/2013, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Giảng viên được kéo dài thời gian làm việc nếu có các điều kiện: Có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.
Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
Hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2013, đối với người tham gia các khoá học nghề đến 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
Đối với người tham gia các khoá học nghề trên 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định nêu trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.
Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và nhu cầu của từng người lao động, nhưng không quá 6 tháng.

2 trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo
Nghị định quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo áp dụng đối với người học được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử đi học tập ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả chương trình giáo dục theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam); người học được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các Đề án đặt hàng đào tạo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Hướng dẫn về tài chính công đoàn
(DĐDN) - Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành có hướng dẫn chi tiết về tài chính công đoàn.
Theo đó, đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2014.
Các Dịch vụ của chúng tôi : Đào tạo kế toán thực tế, Dịch vụ báo cáo tài chính ,Dịch vụ quyết toán thuế


Liên hệ:
Học Viện Đào Tạo Kế Toán Đức Minh

ĐT/Fax: 04.668.36.337 - 0972.711.886 – 0948.854.888
Nick hỗ trợ online: ketoanducminh01 - ketoanducminh
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA