Công việc của KẾ TOÁN XÂY DỰNG

  • Thread starter dinh.thuy.52
  • Ngày gửi
D

dinh.thuy.52

Guest
<&><$><&> <&><$><&> Công việc của KẾ TOÁN XÂY DỰNG
************************************* *************************************
Theo đề xuất của một số học viên chuẩn bị bước sang làm lĩnh vực xây dựng, Tôi xin chia sẻ một số công việc cụ thể của một cán bộ làm công tác Kế toán xây dựng với hi vọng các bạn có cái nhìn tổng quan hơn đối với vị trí mình đang làm để từ đó có thể áp dụng những cái đã học, tư duy về quản lý để có thể làm tốt hơn nữa công việc của mình và là bước đệm cho việc phát triển trong tương lai.
Đối với ngành xây dựng là ngành đặc thù, thế nên ngoài các mẫu biểu theo quy định của nhà nước, để phục vụ báo cáo nội bộ, các bạn cần tạo ra các mẫu biểu báo cáo mới sao cho sát với tình hình thực tế, cần nắm được định mức của từng hạng mục, và đặc biệt phải học tập để đọc được dự toán về công trình xây dựng…
Về cơ bản công việc của Kế toán xây dựng bao gồm:
- Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, cần nắm bắt được được chi tiết từng Hợp đồng xây dựng về giá trị, thời gian và các hạng mục hoàn thành…
- Cần đọc kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng… đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp giữa tình trạng thực tế với định mức có trong dự toán.
- Giá của công trình xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, thế nên kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh có công trình xây dựng đó.
- Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vậy khi hạch toán chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó.
- Lập bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng.
- Tập hợp chi phí cho từng hạng mục, từng công trình XD. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành hạng mục công trình, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, điều đó đòi hỏi kế toán xây dựng phải có những cách thức quản lý, theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độ thi công và sự phân bổ chi phí cho từng giai đoạn hoàn thành. Bên cạnh đó phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị công trình xây dựng trong tương lai.
- Bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
- Trích lập dự phòng bảo hành công trình vào giá thành và hạch toán chi phí bảo hành (nếu có)
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc
- Sắp xếp, lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán một cách khoa học(theo từng hạng mục, công trình, hợp đồng…) Làm các công việc khác, do cán bộ lãnh đạo phân công
- Thường xuyên cập nhật các văn bản của nhà nước liên quan đến lĩnh vực xây dựng như: Giá đất đền bù, định mức chi phí, định mức tiêu hao NVL…
Dưới đây là các công việc cụ thể của Kế toán xây dựng, tuy nhiên đối với mỗi quy mô, doanh nghiệp nó lại có sự đặc thù về trọng tâm quản lý. Căn cứ vào đặc điểm từng doanh nghiệp các bạn cần có những vận dụng sáng tạo giúp cho việc kiểm soát chi phí và làm công việc kế toán xây dựng được hiểu quả hơn.
Địa chỉ: số 10/139, ngõ 52, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Sdt: 0936. 943.619
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
YOYO CL

YOYO CL

Trung cấp
Ðề: Công việc của KẾ TOÁN XÂY DỰNG

Bạn ơi cho hỏi: Công ty thực hiện 1 lúc nhiều Dự án, Dự án A thời gian thực hiện từ Tháng 1 đến T5, lương phân bổ theo chi phí của dự án, T1 DA_A phát sinh chi phí thì phân bổ lương tương ứng với khoản chi phí đó nhưng các tháng sau không phát sinh chi phí thì tiền lương mình phân bổ thế nào cho DA_A (Cty thực hiện cùng lúc nhiều DA). Cám ơn!
 
E

erp2011

T&G Tư vấn quản trị tài chính chiến lược
Tiêu chí phân bổ chi phí lương là " tổng chi phí thực tế phát sinh" của từng dự án, vì vậy các tháng sau dự án A không phát sinh chi phí thì không cần phân bổ chi phí lương nữa.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA