Những câu hỏi thường gặp về Chứng từ, sổ sách kế toán

  • Thread starter proboy1011
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Chào mọi người, để việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn, mình lập topic này nhằm Tổng hợp những câu hỏi thường gặp có liên quan đến Chứng từ, sổ sách kế toán.

Các câu hỏi sẽ được đăng ở bài này, và phần trả lời sẽ ở các bài bên dưới (các bạn lưu ý vấn đề này để tìm kiếm nhanh hơn).

Topic này chỉ đăng những câu hỏi và câu trả lời liên quan nên mình sẽ khóa lại để tránh những comment khác làm loãng topic. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, các bác có thể inbox cho mình hoặc lập 1 topic riêng để hỏi về trường hợp đặc thù tại Công ty.

Danh sách câu hỏi:
1. Chi phí được trừ khi mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn (trang 1, bài 2) < vị trí tìm bài trả lời trong topic
2. Hỏi đáp về hóa đơn, chứng từ (trang 1, bài 3)
3. Những khoản không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (trang 1, bài 4)
4. Công việc kế toán cần làm khi DN mới thành lập (trang 1, bài 5)
5. Hóa đơn trên 20tr thanh toán bằng tiền mặt trước ngày 01/08/2014 (trang 1, bài 6)
6. Vay vốn cá nhân cần thủ tục gì? (trang 1, bài 7)
7. Chia sẻ kinh nghiệm sắp xếp hồ sơ chứng từ kế toán hợp lý nhất! (trang 1, bài 8)
8. Phân biệt: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại (trang 1, bài 9)
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Thanh Nam
Khóa học Quản trị dòng tiền
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
1. Chi phí được trừ khi mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn

Căn cứ theo khoản 2.4, điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN

Các nghiệp vụ liên quan:
- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Điều kiện để chi phí phát sinh được trừ: Lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này và Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ.

Các thông tin bổ sung:
- Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.
- Không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
2. Hỏi đáp về hóa đơn, chứng từ (nguồn: Hội Tư vấn thuế Việt Nam)

Câu 1: Trường hợp hóa đơn bên bán và bên mua đã kê khai thuế nhưng chỉ sai thông tin về địa chỉ, tên công ty, MST thì có được lập biên bản điều chỉnh hay không? Hóa đơn điều chỉnh được lập như thế nào? Có kê khai thuế GTGT cho hóa đơn điều chỉnh này hay không?

Hội tư vấn thuế xin trả lời như sau:

- Căn cứ Khoản 5, Điều 10, Chương II, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Căn cứ Điều 20, Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trường hợp người bán và người mua đã kê khai thuế, nhưng trên hóa đơn ghi sai tên, địa chỉ, MST thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Vì không thay đổi tiền thuế phải nộp nên công ty chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi kèm tài liệu giải thích.

Đồng thời hai bên lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản và người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.Hóa đơn điều chỉnh ghi đúng tên, địa chỉ, MST của người mua và ghi rõ thay thế cho hóa đơn số.... ngày...tháng ...năm....Hóa đơn điều chỉnh được kê khai vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra ( Mẫu 01-1/GTGT) , tại cột ghi chú công ty ghi đã kê khai thuế trong tháng...năm...và không phải kê khai thêm tiền thuế GTGT nữa.
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
3. Những khoản không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
(Nguồn: Cộng Đồng Kế Toán DN Nhật Bản)

1.Trợ cấp chuyển vùng (điểm b.9, khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN)
- Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

2.Tiền thuê nhà (điểm đ.1, khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN)
- Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.

3.Khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí (không quá 300.000 VNĐ/ngày công tác trong nước, không quá 2 lần mức B phụ cấp công tác tại Phụ lục Thông tư 102/2012), điện thoại, trang phục (điểm đ.4.3, khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN)
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.

4.Tiền ăn giữa ca, ăn trưa (điểm g.5, khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN): 680.000 đồng/người/tháng (Thông tư 10/2012/TT-BLĐTBXH)

5.Vé máy bay khứ hồi về phép (điểm g.6, khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN)
- Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
- Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.

6.Tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài (điểm g.7, khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN)
- Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

7.Các khoản thanh toán để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động (điểm g.9, khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN)
- Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.
- Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.
Ví dụ 1: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.

8.Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ (điểm i, khoản 1, điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN)
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

9. Tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện
(điểm 2.6, Công văn 8817/BTC-TCT triển khai thực hiện các quy định có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của Luật thuế TNCN sửa đổi)
- Các tổ chức, doanh nghiệp có mua hoặc đóng hộ cho người lao động các khoản tiền phí tích luỹ mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích luỹ đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện thì không cộng các khoản này vào thu nhập chịu thuế trong kỳ để xác định số thuế TNCN phải khấu trừ của cá nhân.
- Trước khi trả tiền bảo hiểm, tiền lương hưu cho cá nhân, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% đối với khoản tiền phí tích luỹ, tiền tích lũy đóng góp quỹ tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 (khoản 2đ, Nghị định 65/2013/NĐ-CP).
 
pizzakt

pizzakt

Trung cấp
Công việc kế toán cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập

4. Công việc kế toán cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập

Đối với các công ty mới thành lập, sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, kế toán cần chú ý thực hiện các công việc sau:

Bài viết sau Kế Toán Hà Nội xin được chia sẻ cùng bạn đọc bài viết chi tiết về các công việc kế toán cần làm cho một công ty mới thành lập.

1/ KHAI THUẾ MÔN BÀI
- Đối với công ty mới thành lập mà có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thời hạn khai và nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập (theo giấy phép ĐKKD).
- Đối với công ty mới thành lập mà chưa có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thời hạn khai và nộp thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày thành lập theo giấy phép ĐKKD.
Chú ý là phải nộp cả tờ khai thuế và nộp tiền thuế môn bài .
Văn bản tham khảo: Thông tư 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 hướng dẫn thuế Môn bài và Thông tư 42/2003/TT-BTC ngày 07/05/2003 sửa đổi bổ sungTT 96/2002.

2/ KHAI THUẾ GTGT

- Doanh nghiệp mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp KHẤU TRỪ (mới thành lập từ dự án đầu tư hoặc là chi nhánh của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; hoặc có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên): gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế theo PP Khấu trừ (mẫu 06/GTGT) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với hồ sơ đăng ký thuế.

- Doanh nghiệp mới thành lập khác thì áp dụng phương pháp tính TRỰC TIẾP

- Cả 2 phương pháp tính thuế GTGT, doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

Xem bài Hướng dẫn kê khai thueo phương pháp trực tiếp

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 1/2014 thì từ kỳ khai thuế tháng 1/2014 đến kỳ khai thuế tháng 12/2014, doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2014 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2015 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý.

- Thông thường công ty mới thành lập thì chưa phát sinh các nghiệp vụ mua bán, nhưng đối với thuế GTGT thì không phát sinh vẫn phải nộp tờ khai. Chính vì thế, kế toán đặc biệt chú ý là ngay tháng thành lập thì phải lập và nộp tờ khai thuế GTGT rồi, chậm nhất là ngày 20 tháng sau. Đối với DN áp dụng phương pháp khấu trừ thì khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT, phương pháp trực tiếp thì mẫu 04/GTGT.

Văn bản tham khảo: Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành ND 209/2013 và luật thuế GTGT

3/ KHAI THUẾ TNDN


- Cũng như thuế GTGT, thuế TNDN không phát sinh thì vẫn nộp tờ khai, cho nên chú ý là ngày 30 của tháng đầu quí sau so với quí thành lập, kế toán phải lập và nộp tờ khai thuế TNDN đầu tiên cho cơ quan thuế, theo mẫu 01A/TNDN.
- Cuối năm nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN.
Văn bản tham khảo: Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 hướng dẫn NĐ 218/2013 về thuế TNDN.

4/ KHAI THUẾ TNCN:

- Đối với thuế TNCN, không phát sinh thì không phải nộp tờ khai tháng/quí (mẫu 02/KK-TNCN), nhưng chú ý là vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN)
- Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể như sau:

+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.

Ví dụ 2: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo quý thì năm 2014 Công ty A thuộc diện khai thuế TNCN theo quý, không phân biệt trong năm 2014 Công ty A thực tế có phát sinh khấu trừ thuế TNCN trên 50 triệu đồng hay dưới 50 triệu đồng.

Ví dụ 3: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 03/KK-TNCN là 50 triệu đồng (hoặc lớn hơn 50 triệu đồng); Các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 02/KK-TNCN và 03/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng thì Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2. Từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo tháng.

Văn bản tham khảo: Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn NĐ 65/2013/NĐ-CP về thuế TNCN

5/ HÓA ĐƠN:

- Đối với DN mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký thuế GTGT theo PP Khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận thì: tiến hành đặt in hóa đơn GTGT để sử dụng, sau đó làm thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng ít nhất là 5 ngày. Kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn, thì mỗi tháng phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu BC26/AC), chậm nhất là ngày 20 tháng sau. Sau 12 tháng kể từ ngày thành lập thì doanh nghiệp mới đủ điều kiện chuyển sang nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quí.
- Đối với DN mới thành lập nộp thuế GTGT theo PP Trực tiếp thì phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng và kể từ ngày mua, cũng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như trường hợp trên.
Văn bản tham khảo: Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 Hướng dẫn NĐ 51/2010 và 04/2014 về hóa đơn

6/ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG:
- Mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng vì theo quy định hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và chi phí tính thuế TNDN mới được trừ.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số TK ngân hàng cho cơ quan thuế theo mẫu 08/MST.
Văn bản tham khảo: Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.

7/ LAO ĐỘNG VÀ BHXH:
- Nếu DN ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: kế toán liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên.
Văn bản tham khảo: Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

8/ BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU

- Nếu là doanh nghiệp có tính chất sản xuất thì phải lập Bảng định mức nguyên vật liệu cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp. Riêng qui định nộp cho cơ quan thuế bảng định mức này đã được bãi bỏ kể từ ngày 01/01/2014.
Văn bản tham khảo: Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 hướng dẫn NĐ 218/2013 về thuế TNDN.

9/ THÔNG BÁO PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TSCĐ
- Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ kể từ ngày phát sinh TSCĐ.
Văn bản tham khảo: Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2014 hướng dẫn chế đổ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Riêng, các thủ tục đăng ký khác như: đăng ký chế độ kế toán áp dụng (theo QĐ 15 hay 48), hình thức kế toán, phương pháp hàng tồn kho, đăng ký KTT... cho cơ quan thuế khi DN mới thành lập thì một số nơi áp dụng

Chú ý: các biểu mẫu tờ khai thuế tham khảo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.

Công ty kế toán Hà Nội chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế với bộ chứng từ sống (Chứng từ của các doanh nghiệp đang hoạt động). Công ty duy nhất tại Việt Nam cho phép học viên học không giới hạn thời gian, có thể học ngay trên chứng từ của công ty học viên.

Mời bạn tham khảo chương trình đào tạo kế toán thực tế của chúng tôi tại đây.

Xem thêm bài cùng chủ đề tại đây: http://dichvuketoanthanhxuan.com

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Kế Toán Hà Nội
Phòng Đào Tạo – Dịch vụ
Hotline : 0966694823
Tel : 01688 597497 (Mr Thành)
Bài viết của bạn: Vua Lê Chúa Trịnh
(cập nhật theo các qui định mới nhất của pháp luật)
 
Sửa lần cuối:
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
5. Hóa đơn trên 20tr thanh toán bằng tiền mặt trước ngày 01/08/2014

Câu hỏi: Kính gửi ban biên tập: Tôi có một vấn đề muốn hỏi về thông tư 78/2014/TT-BTC như sau: Tại điều 6 khoản 1: Thông tư có quy định các điều kiện được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, và trường hợp phải giảm trừ ở kỳ tính thuế sau nếu thanh toán bằng tiền mặt.Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này. Vậy các trường hợp như hóa đơn trên 20 triệu, phát sinh từ ngày 01/01/2014 đến 31/07/2014 chúng tôi thanh toán bằng tiền mặt thì có được tính vào chi phí được trừ ko ạ. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:
Về nguyên tắc, Luật số 32/2013 và Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2014, theo đó, các khoản mua vào có Hoá đơn với tổng trị giá 20 triệu đồng/hoá đơn kể từ ngày 01/01/2014 trở đi phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Theo thẩm quyền được giao, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2014 với các quy định cụ thể hơn, có lợi hơn cho DN và có tính đến thực tế của DN,… và thời gian có hiệu lực của Thông tư kể từ ngày 02/8/2014.

Tại cuối điểm c, khoản 1, điều 6 của Thông tư số 78/2014 có quy định: “Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.” Với quy định này thì trường hợp các hoá đơn có tổng trị giá từ 20 triệu đồng/hoá đơn trở lên mà DN đã trót thanh toán bằng tiền mặt trước ngày 02/8/2014 thì:

+ DN không được khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào ghi trên các hoá đơn này;

+ DN được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với tổng trị giá thanh toán ghi trên các hoá đơn này (bao gồm cả tiền thuế GTGT không được khai khấu trừ).

(Nguồn: Bộ Tài Chính)
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
6. Vay vốn cá nhân cần thủ tục gì?

Nghị định 222/2013/NĐ-CP thanh toán bằng tiền mặt
Chương 2, điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
= > Vậy kể từ ngày 1/3/2014 các doanh nghiệp ko được giao dịch trong việc góp vốn, mua bán chuyển nhượng phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt sẽ bị sai luật.
= > Giao dịch cho , mượn tiền nếu dùng tiền mặt ko bằng tiền gửi đều ko hợp pháp theo quy định của luật này.
= > Theo điều trên chỉ nghiêm cấm các doanh nghiệp và hạn chế doanh nghiệp trong hoạt động rữa tiền => Nghị định này ra đời.

Vậy nếu doanh nghiệp âm tiền mượn của cá nhân thì sao?
- Hợp đồng vay mượn tiền không lãi.
- Phiếu thu tiền nếu chuyển khoản càng tốt.
- Biên bản kiểm kê tiền mặt (kỉêm đếm số lựơng).

Cá nhận ko phải là pháp nhân nên ko bị chịu ràng buộc về mặt pháp lý như doanh nghiệp = > cá nhân có quyền sử lý và sử dụng tài sản của mình và các mục đích chủ quan và khách quan khác => trường hợp này dùng tiền mặt vẫn đựơc chấp thuận.

Vậy đối với cá nhân thì việc: cho vay, cho mượn, biếu tặng...bằng tiền mặt thì đều vẫn chấp nhận bình thường, chỉ cấm vận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa cơ quan tín dụng với doanh nghiệp.

Với cá nhân nếu cho vay mà hàng tháng doanh nghiệp có trả lãi thì:
Trước khi trả lãi cho cá nhân đó thì phải giữ lại 5% thuế TNCN nộp cho cơ quan thuế với Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%.

(Nguồn: chudinhxinh)
 
  • Like
Reactions: Candypham2015
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA