Xin mẫu biên bản hủy hóa đơn không dùng đến

  • Thread starter atcvietnam
  • Ngày gửi
A

atcvietnam

Sơ cấp
1/7/14
12
0
0
31
Hà Nội
Xin chào các bạn diễn đàn webketoan.

Hiện nay công ty mua hóa đơn trực tiếp trên cục thuế nhưng vì lý do không được sử dụng hóa đơn đó nên giờ muốn làm biên bản hủy hóa đơn không biết có những văn bản đi kèm nào để hủy hóa đơn nhờ các bạn giúp đỡ.

Cảm ơn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tuan84

Trung cấp
28/12/07
86
1
8
39
Quảng Ninh
Ðề: Xin mẫu biên bản hủy hóa đơn không dùng đến

Đây bạn này!
Doanh nghiệp lập báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Doanh nghiệp thực hiện hủy các hóa đơn tự in, đặt in hết giá trị sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
 
A

atcvietnam

Sơ cấp
1/7/14
12
0
0
31
Hà Nội
Ðề: Xin mẫu biên bản hủy hóa đơn không dùng đến

@tuan84 Thanks bạn. Vậy bạn cho mình hỏi là nếu hủy hóa đơn phải có 3 mẫu văn bản đó là:
1. BIÊN BẢN HUỶ HOÁ ĐƠN
2. BẢNG KIỂM KÊ HOÁ ĐƠN
3. QUYẾT ĐỊNH
V/v : Thành lập Hội Đồng huỷ hoá đơn GTGT

Vậy cho mình hỏi cái hội đồng thành viên hủy hóa đơn này cty mình chưa có kế toán thì hội đồng có cần thiết phải có kế toán không bạn ?

Cảm ơn.
 
T

tuan84

Trung cấp
28/12/07
86
1
8
39
Quảng Ninh
Ðề: Xin mẫu biên bản hủy hóa đơn không dùng đến

Bạn đọc công văn số:2010 /TCT-TVQT V/v Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì không thấy nói có ba biên bản trên đâu bạn thử đọc để biết thêm nhé!
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG CỤC THUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 2010 /TCT-TVQT Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014
V/v Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC





Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Ngày 31/3/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP. Để triển khai thực hiện Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Tổng cục Thuế hướng dẫn một số nội dung như sau:

I. Về bán hoá đơn do cơ quan thuế đặt in:
1. Hướng dẫn một số đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế (Điều 11) như sau:
1.1. Đối với tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu:
Trường hợp tổ chức kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trước khi Thông tư số 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành đã đặt in và gửi thông báo phát hành hoá đơn bán hàng đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì được tiếp tục sử dụng.
1.2. Đối với doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế
1.2.1. Các bước công bố công khai “Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế”:
Bộ phận Kiểm tra Chi cục Thuế thực hiện:
- Rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp đang sử dụng hoá đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang mua hoá đơn của cơ quan thuế do Chi cục Thuế quản lý, gồm các chỉ tiêu: tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh, dấu hiệu rủi ro (nêu cụ thể), thời gian phải chuyển sang mua hoá đơn của cơ quan thuế… trình Chi cục trưởng ký và gửi Cục Thuế trước ngày 5 hàng tháng.
- Gửi file excel “danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành” (theo mẫu kèm theo công văn này) sang phòng Kiểm tra được Cục Thuế giao làm đầu mối tổng hợp.


Phòng Kiểm tra Cục Thuế thực hiện:
- Rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp đang sử dụng hoá đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang mua hoá đơn của cơ quan thuế thuộc Cục Thuế quản lý, chuyển Phòng Kiểm tra được Cục Thuế giao làm đầu mối để tổng hợp.
- Phòng Kiểm tra (phòng được giao làm đầu mối tổng hợp) tổng hợp danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế của Chi cục Thuế và doanh nghiệp do Cục thuế quản lý; trình Cục trưởng Cục Thuế ký ban hành Quyết định kèm theo “danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành” (gồm các chỉ tiêu: Tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thời gian phải chuyển sang mua hoá đơn của cơ quan thuế…); gửi phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế và phòng/bộ phận Ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế.
- Gửi file excel “danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành” (theo mẫu kèm theo công văn này) sang phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế.
- Lập, in và gửi doanh nghiệp thông báo về việc dừng sử dụng hoá đơn tự in, đặt in và chuyển sang mua hoá đơn của cơ quan thuế chậm nhất là ngày 15 hàng tháng.
Phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế thực hiện:
Nhận, đăng tải “Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế” lên trang thông tin điện tử của Cục Thuế để đồng bộ hoá tự động lên trang thông tin điện tử Tổng cục Thuế. Thời hạn đăng tải chậm nhất là ngày 15 hàng tháng.
Trong thời gian chưa thực hiện được việc đồng bộ tự động lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế thực hiện gửi file excel Danh sách để Vụ Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tổng hợp, đăng tải “Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành” lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
1.2.2. Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in chuyển sang mua hoá đơn của cơ quan thuế thực hiện như sau:
- Kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu mua hoá đơn của cơ quan thuế, doanh nghiệp phải dừng việc sử dụng hoá đơn tự in, đặt in. Thời hạn dừng sử dụng hoá đơn tự in, đặt in và chuyển sang sử dụng hoá đơn mua của cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định và thông báo cho doanh nghiệp.
- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Cục trưởng Cục Thuế có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết, doanh nghiệp lập báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Doanh nghiệp thực hiện hủy các hóa đơn tự in, đặt in hết giá trị sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Cơ quan thuế có trách nhiệm bán hóa đơn cho doanh nghiệp để sử dụng ngay sau khi có thông báo cho doanh nghiệp về việc dừng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và nhận được đầy đủ hồ sơ mua hoá đơn của doanh nghiệp.
Căn cứ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu mua hóa đơn của cơ quan thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thông báo hóa đơn đặt in không còn giá trị sử dụng đối với những hóa đơn đặt in đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng của doanh nghiệp khi chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế
1.3. Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế phải thực hiện như sau:
- Khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế do có hành vi vi phạm về hóa đơn; cơ quan thuế ghi rõ tại Quyết định xử phạt thời điểm doanh nghiệp không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in mà phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế. Doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.
- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp hướng dẫn tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp lập báo cáo hoá đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Doanh nghiệp thực hiện hủy các hóa đơn tự in, đặt in hết giá trị sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Phòng/Bộ phận kiểm tra, thanh tra Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện:
Khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế do có hành vi vi phạm về hóa đơn; thực hiện chuyển cho phòng/bộ phận ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế ngay trong ngày.
Trường hợp nhận được thông báo của cơ quan có liên quan (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Công an và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật) về việc doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện kiểm tra, rà soát, ban hành văn bản thông báo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế và chuyển cho phòng/bộ phận ấn chỉ ngay trong ngày.
Phòng/bộ phận ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện:
Nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế do có hành vi vi phạm về hóa đơn và văn bản thông báo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế do phòng/bộ phận kiểm tra Cục Thuế/Chi cục Thuế chuyển sang.
Căn cứ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu mua hóa đơn của cơ quan thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thông báo hóa đơn đặt in không còn giá trị sử dụng đối với những hóa đơn đặt in đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng của doanh nghiệp khi chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế
2. Bán hoá đơn tại cơ quan thuế:
Phòng/Bộ phận Ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện:
- Nhận hồ sơ mua hóa đơn của tổ chức, cá nhân thuộc diện được mua hóa đơn. Kiểm tra lại các thông tin trong hồ sơ, nếu phát hiện sai sót phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị mua hóa đơn để bổ sung.
- Hồ sơ mua hóa đơn bao gồm:
+ Đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3, phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC);
+ Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân của người trực tiếp đến mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh uỷ quyền bằng giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật) còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.
+ Tổ chức, hộ, cá nhân mua hoá đơn lần đầu phải có Văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
+ Bảng kê hoá đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) đối với trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC đang tự in, đặt in hoá đơn chuyển sang mua hoá đơn của cơ quan thuế vẫn còn hoá đơn không tiếp tục sử dụng.
- Kiểm tra hồ sơ mua hoá đơn và thông tin để xác định là đối tượng mua hoá đơn của cơ quan thuế (thông tin về phương pháp tính thuế của người nộp thuế, tổ chức kinh doanh rủi ro cao về thuế chuyển sang mua hoá đơn của cơ quan thuế….).
- Loại hóa đơn được bán căn cứ vào phương pháp nộp thuế của tổ chức, cá nhân.
- Bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.
Số lượng hoá đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hoá đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hoá đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hoá đơn bán lần tiếp theo.
Đối với các lần mua hoá đơn tiếp theo, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hoá đơn trong đơn đề nghị mua hoá đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hoá đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hoá đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền.
- Hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hoá đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hoá đơn.
3. Doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC mua hoá đơn của cơ quan thuế trong thời gian 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, trường hợp doanh nghiệp chưa sử dụng hết hoá đơn mua của cơ quan thuế nếu có nhu cầu sử dụng thì được tiếp tục sử dụng đến hết.
Phòng/Bộ phận ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện:
Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hoá đơn, việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp (mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính); trong thời hạn 5 ngày làm việc, có văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự in, đặt in hoá đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn (mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

Trường hợp doanh nghiệp chuyển sang tự in, đặt in hoá đơn để sử dụng:
- Doanh nghiệp phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tự in, đặt in trên thông báo phát hành hoá đơn.
- Doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng kèm theo bảng kê hóa đơn không tiếp tục sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Thời hạn nộp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được sử dụng hóa đơn do doanh nghiệp tự in, đặt in theo thông báo phát hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện huỷ hoá đơn mua của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng và gửi Thông báo kết quả huỷ hoá đơn đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
II. Đối với hoá đơn tự in, đặt in của tổ chức kinh doanh
Phòng/Bộ phận Ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện:
- Khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in (mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp trước khi tự in, đặt in hoá đơn lần đầu:
Căn cứ vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng và các điều kiện để được tự in, đặt in; trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, Phòng/Bộ phận Ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế gửi Thông báo về việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in của doanh nghiệp (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
- Kể từ ngày Thông tư số 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành, khi nhận được thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp tự in, đặt in hóa đơn; căn cứ nhu cầu sử dụng hóa đơn và việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp; Phòng/Bộ phận Ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp. Trường hợp thông báo phát hành hóa đơn với số lượng vượt quá nhu cầu sử dụng hóa đơn từ 3 đến 6 tháng; trong thời hạn 5 ngày làm việc, phòng/bộ phận Ấn chỉ có văn bản thông báo để tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp điều chỉnh giảm thông báo phát hành hóa đơn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thông báo phát hành hoá đơn tự in, đặt in lần đầu; phòng/bộ phận Ấn chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng hoá đơn của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh, địa bàn, quy mô… tương tự để xác định số lượng hoá đơn được thông báo phát hành sử dụng từ 3 đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hoá đơn của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp.

III. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn:
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn.
Riêng doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo tháng.
Trường hợp doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo tháng thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý.
Trường hợp tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo có hai loại hoá đơn (hoá đơn do tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp tự in, đặt in và hoá đơn mua của cơ quan thuế) thì thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn trong cùng một báo cáo.
Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hoá đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hoá đơn theo mẫu 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC; trong đó không phải điền dữ liệu vào các cột chi tiết từ số đến số, chỉ điền dữ liệu vào các cột số lượng hóa đơn.

IV. Trường hợp tổ chức kinh doanh thay đổi tên, địa chỉ có các số hoá đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên hoá đơn
1. Đối với các số hoá đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hoá đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hoá đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) và được sử dụng ngay hoá đơn.
2. Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
2.1. Nếu tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng thì thực hiện như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi.
Đóng dấu địa chỉ mới lên hoá đơn, gửi bảng kê hoá đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC), thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến và được sử dụng ngay hoá đơn.
Trong thời gian chưa thực hiện được việc nâng cấp chương trình Quản lý ấn chỉ để nhập được bảng kê hoá đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC), thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) đến cơ quan thuế nơi chuyển đến; Phòng/bộ phận Ấn chỉ Cục Thuế/Chi cục Thuế nơi chuyển đến căn cứ vào thông tin trên các bảng kê nêu trên và thông báo phát hành hoá đơn đã nộp ở cơ quan thuế nơi chuyển đi để nhập thông báo phát hành những số hoá đơn đăng ký tiếp tục sử dụng vào chương trình Quản lý ấn chỉ.
2.2. Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số hoá đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện huỷ các số hoá đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả huỷ hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành hoá đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
V. Hoá đơn in trực tiếp từ máy tính tiền
Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để in và xuất hóa đơn cho khách hàng thì hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền phải có các chỉ tiêu và đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 14 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải gửi Thông báo phát hành hoá đơn kèm theo hoá đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, không phải đăng ký trước số lượng phát hành.
Kể từ ngày thông tư số 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hoá đơn in trực tiếp từ máy tính tiền thực hiện gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp đề nghị sử dụng hoá đơn tự in, đặt in (mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) thủ tục như đối với tự in, đặt in hoá đơn lần đầu (theo hướng dẫn tại Mục II công văn này).
Tổng cục Thuế đề nghị Cục thuế các tỉnh, thành phố phổ biến, quán triệt cho cán bộ thuế và tuyên truyền tới người nộp thuế trên địa bàn quản lý để thực hiện Thông tư số 39/2014/TT-BTC và một số nội dung nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị Cục thuế các tỉnh, thành phố phản ánh về Tổng cục Thuế để được giải quyết kịp thời./.

Nơi nhận: KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
- Các Vụ, đơn vị thuộc TCT;
- Đại diện VP TCT tại TP HCM;
- Lưu: VT, Vụ TVQT (AC).Huyen PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG


Da ky



Trần Văn Phu
 
A

atcvietnam

Sơ cấp
1/7/14
12
0
0
31
Hà Nội
Ðề: Xin mẫu biên bản hủy hóa đơn không dùng đến

@tuan84 nhưng mình đọc thông tư 39 trong điều 29 lại có mấy biên bản đó bạn à

Điều 29. Hủy hóa đơn
1. Hóa đơn được xác định đã hủy

- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hóa đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hóa đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.

- Hóa đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hóa đơn.

2. Các trường hợp hủy hóa đơn

a) Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.

b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

c) Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

d) Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh

a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.

b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.

Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.

c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:

- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);

- Biên bản hủy hóa đơn;

- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

4. Hủy hóa đơn của cơ quan thuế

Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn do Cục thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán hoặc chưa cấp nhưng không tiếp tục sử dụng.

Tổng cục Thuế có trách nhiệm quy định quy trình hủy hóa đơn do Cục thuế đặt in.
 
T

tuan84

Trung cấp
28/12/07
86
1
8
39
Quảng Ninh
Ðề: Xin mẫu biên bản hủy hóa đơn không dùng đến

Nhưng các biên bản đó lưu tại công ty, không phải nộp cho thuế, chỉ phải nộp mẫu 3.12 thôi. Công ty bạn đi thuê kế toán à, phải có kế toán chứ nhỉ? Mình nghĩ trên Biên bản phải có thủ trưởng, kế toán trưởng, người được bổ nhiệm giữ hoá đơn chứng từ ký (bạn đọc lại phần bạn trích dẫn nhé, có ghi cụ thể đó).
 
  • Like
Reactions: 3truong

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA