iso
Guest
- 1/5/04
- 222
- 1
- 0
http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/20...04/06/3B9D3B38/
Các bác đang làm kiểm toán chắc quan tâm tới cái này
--------------------------
Cỗ xe kiểm toán leo dốc
Nhiều chuyên gia nhận định, lộ trình mở cửa lĩnh vực kiểm toán và tư vấn cho nước ngoài theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ bắt đầu vào năm tới đang tạo ra một cuộc cạnh tranh không cân sức ngay trên sân nhà.
Phản ứng của các công ty kiểm toán nước ngoài với Nghị định 105 về Kiểm toán độc lập (quy định doanh nghiệp hàng năm phải kiểm toán) là rất tích cực, bởi họ chờ đợi việc kiểm toán doanh nghiệp quốc doanh đã lâu. Trong khi đó, các công ty kiểm toán trong nước không che giấu sự lo ngại. Ông Nguyễn Quốc Chiến, Phó giám đốc Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC), nhận định: "Từ năm 2005, cạnh tranh trong ngành kiểm toán sẽ khốc liệt và trên quy mô lớn, không phải giữa các công ty tư nhân - quốc doanh với nhau, mà là giữa các công ty lớn vì đối tượng khách hàng đã khác. Nếu không nâng cao chất lượng dịch vụ, các công ty kiểm toán trong nước sẽ không đương đầu nổi".
Cho đến nay phần lớn các công ty kiểm toán trong nước chỉ kiểm toán doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, một số doanh nghiệp quốc doanh tự nguyện, kinh nghiệm cọ xát chưa bao nhiêu. Còn khách hàng của những công ty quốc tế như Pricewaterhouse Coopers, Ernst & Young, KPMG là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án trong nước, dự án Chính phủ, các ngân hàng quốc doanh.
"Chúng tôi đã từng đấu thầu kiểm toán những dự án quốc tế, nhưng không qua được các công ty kiểm toán nước ngoài", lãnh đạo một công ty kiểm toán không muốn nêu tên nói.
Ông này cũng nhận xét, "Lobby" (vận động hành lang) của các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong Chính phủ và các tổ chức quốc tế rất chuyên nghiệp. Hơn nữa, các dự án quốc tế đều có tài trợ và thường chọn các công ty kiểm toán nước ngoài. Công ty kiểm toán trong nước muốn tham gia phải qua sự thẩm định về năng lực của chủ đầu tư hay nhà tài trợ, chẳng hạn thẩm định về nhân sự, trình độ quản lý, kinh nghiệm, quy trình làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế và hầu hết đều bị "trượt".
Một quan chức Bộ Tài chính cho biết quy định kiểm toán doanh nghiệp nhà nước lẽ ra được ban hành chậm hơn vì khu vực kinh tế quốc doanh của Việt Nam có đặc thù riêng và lực lượng kiểm toán trong nước cần có thêm thời gian để chuẩn bị hội nhập. Thế nhưng áp lực quốc tế tại các vòng đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) yêu cầu phải kiểm toán, minh bạch hóa tình hình tài chính các doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn. Thêm vào đó, theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, năm 2005 lĩnh vực kiểm toán bắt đầu mở cửa (thực ra, một số công ty kiểm toán quốc tế đã có mặt ở Việt Nam từ nhiều năm nay, nhưng họ chỉ được kiểm toán các công ty có vốn đầu tư nước ngoài), được kiểm toán cả doanh nghiệp nhà nước, một lượng khách hàng khổng lồ - con số được tính tính bằng hàng ngàn, do đó số lượng các công ty kiểm toán quốc tế vào Việt Nam thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên.
Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), Công ty Kiểm toán Sài Gòn (AFC), AISC, Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A & C), Công ty Kiểm toán và Kế toán (AASC).
Một trong những thách thức mà các công ty kiểm toán trong nước đang phải đối mặt là nhân lực. Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có 850 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng chỉ khoảng 600 người trong số này thực sự làm việc trong ngành. Chừng đó kiểm toán viên thì làm sao đủ sức kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp? Đội ngũ kiểm toán viên của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) là đông đảo nhất, hơn 150 người. Các công ty Kiểm toán và tư vấn (A & C), Kiểm toán Sài Gòn (AFC), Kiểm toán và kế toán (AASC) và AISC mỗi đơn vị có khoảng 30 - 40 kiểm toán viên. Những công ty kiểm toán TNHH mới thành lập hai, ba năm gần đây, số lượng kiểm toán viên chỉ trên dưới 10 người, thậm chí 3-5 người. Ở các công ty nước ngoài, kiểm toán viên người Việt đang được gia tăng, nhưng những vị trí chủ chốt vẫn do người nước ngoài đảm trách. Họ là những người có bằng kiểm toán viên được quốc tế công nhận.
Theo ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ chế độ Kế toán (Bộ Tài chính) cho rằng, con số 600 kiểm toán viên tuy có ít, nhưng tương đối đáp ứng nhu cầu vì đây là những người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán. Một kiểm toán viên có thể phụ trách 5-6 nhân viên khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu nhân lực bị dàn mỏng như vậy, chất lượng kiểm toán sẽ khó đảm bảo. Vì vậy, tăng cường nhân lực đang là điều kiện sống còn của các công ty kiểm toán. Hàng năm các công ty trong nước đều nỗ lực đào tạo, gửi nhân viên đi học, đi thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên. Để có thể đi thi, ngoài bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế - tài chính, kiểm toán viên phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán tối thiểu năm năm, hoặc bốn năm làm trợ lý kiểm toán. Sau đó họ phải học và thi đậu tám môn chuyên ngành trong vòng một năm rưỡi đến hai năm. Vất vả thế, nhưng khi có chứng chỉ rồi, các kiểm toán viên chỉ làm việc cho công ty trong nước hai, ba năm, rồi chuyển sang các công ty nước ngoài hoặc ra lập công ty riêng.
Vấn nạn "chảy máu chất xám" đang làm các công ty kiểm toán trong nước đau đầu. Một công ty kiểm toán trong nước than họ có hơn 30 kiểm toán viên, nhưng ba năm qua hơn một nửa chuyển sang đầu quân cho công ty nước ngoài. Đã thế, cơ chế tiền lương của Nhà nước lại không hỗ trợ các công ty trong nước. Ở các công ty kiểm toán trong nước, tổng quỹ tiền lương bị giới hạn tối đa bằng 40% doanh thu, trong khi các công ty kiểm toán nước ngoài không bị khống chế quỹ lương và quỹ lương của họ thường chiếm 80-85% doanh thu. Vì thế, các công ty kiểm toán trong nước có lời, nhưng không có tích lũy cho đầu tư phát triển, trong khi công ty kiểm toán nước ngoài có doanh thu cao, nhưng thường lỗ. Thu nhập của một kiểm toán viên có bằng ở công ty nước ngoài tối thiểu là 500 đô-la Mỹ/tháng. Còn ở công ty trong nước, cộng cả phụ cấp, ăn trưa, làm thêm một kiểm toán viên chỉ nhận được chừng 3 triệu đồng/tháng.
Bắt đầu xuất hiện trên thương trường hơn một thập niên trở lại đây, ngành kiểm toán độc lập đang trong giai đoạn sung sức, nhưng tốc độ phát triển chưa thực xứng đáng với tầm quan trọng và vai trò trong nền kinh tế. Với những cơ hội mới, các doanh nghiệp kiểm toán trong nước đang cần sự hỗ trợ rốt ráo cuối cùng của Nhà nước về chính sách, cơ chế để vững vàng hội nhập quốc tế.
Các bác đang làm kiểm toán chắc quan tâm tới cái này
--------------------------
Cỗ xe kiểm toán leo dốc
Nhiều chuyên gia nhận định, lộ trình mở cửa lĩnh vực kiểm toán và tư vấn cho nước ngoài theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ bắt đầu vào năm tới đang tạo ra một cuộc cạnh tranh không cân sức ngay trên sân nhà.
Phản ứng của các công ty kiểm toán nước ngoài với Nghị định 105 về Kiểm toán độc lập (quy định doanh nghiệp hàng năm phải kiểm toán) là rất tích cực, bởi họ chờ đợi việc kiểm toán doanh nghiệp quốc doanh đã lâu. Trong khi đó, các công ty kiểm toán trong nước không che giấu sự lo ngại. Ông Nguyễn Quốc Chiến, Phó giám đốc Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC), nhận định: "Từ năm 2005, cạnh tranh trong ngành kiểm toán sẽ khốc liệt và trên quy mô lớn, không phải giữa các công ty tư nhân - quốc doanh với nhau, mà là giữa các công ty lớn vì đối tượng khách hàng đã khác. Nếu không nâng cao chất lượng dịch vụ, các công ty kiểm toán trong nước sẽ không đương đầu nổi".
Cho đến nay phần lớn các công ty kiểm toán trong nước chỉ kiểm toán doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, một số doanh nghiệp quốc doanh tự nguyện, kinh nghiệm cọ xát chưa bao nhiêu. Còn khách hàng của những công ty quốc tế như Pricewaterhouse Coopers, Ernst & Young, KPMG là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án trong nước, dự án Chính phủ, các ngân hàng quốc doanh.
"Chúng tôi đã từng đấu thầu kiểm toán những dự án quốc tế, nhưng không qua được các công ty kiểm toán nước ngoài", lãnh đạo một công ty kiểm toán không muốn nêu tên nói.
Ông này cũng nhận xét, "Lobby" (vận động hành lang) của các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong Chính phủ và các tổ chức quốc tế rất chuyên nghiệp. Hơn nữa, các dự án quốc tế đều có tài trợ và thường chọn các công ty kiểm toán nước ngoài. Công ty kiểm toán trong nước muốn tham gia phải qua sự thẩm định về năng lực của chủ đầu tư hay nhà tài trợ, chẳng hạn thẩm định về nhân sự, trình độ quản lý, kinh nghiệm, quy trình làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế và hầu hết đều bị "trượt".
Một quan chức Bộ Tài chính cho biết quy định kiểm toán doanh nghiệp nhà nước lẽ ra được ban hành chậm hơn vì khu vực kinh tế quốc doanh của Việt Nam có đặc thù riêng và lực lượng kiểm toán trong nước cần có thêm thời gian để chuẩn bị hội nhập. Thế nhưng áp lực quốc tế tại các vòng đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) yêu cầu phải kiểm toán, minh bạch hóa tình hình tài chính các doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn. Thêm vào đó, theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, năm 2005 lĩnh vực kiểm toán bắt đầu mở cửa (thực ra, một số công ty kiểm toán quốc tế đã có mặt ở Việt Nam từ nhiều năm nay, nhưng họ chỉ được kiểm toán các công ty có vốn đầu tư nước ngoài), được kiểm toán cả doanh nghiệp nhà nước, một lượng khách hàng khổng lồ - con số được tính tính bằng hàng ngàn, do đó số lượng các công ty kiểm toán quốc tế vào Việt Nam thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên.
Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), Công ty Kiểm toán Sài Gòn (AFC), AISC, Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A & C), Công ty Kiểm toán và Kế toán (AASC).
Một trong những thách thức mà các công ty kiểm toán trong nước đang phải đối mặt là nhân lực. Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có 850 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng chỉ khoảng 600 người trong số này thực sự làm việc trong ngành. Chừng đó kiểm toán viên thì làm sao đủ sức kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp? Đội ngũ kiểm toán viên của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) là đông đảo nhất, hơn 150 người. Các công ty Kiểm toán và tư vấn (A & C), Kiểm toán Sài Gòn (AFC), Kiểm toán và kế toán (AASC) và AISC mỗi đơn vị có khoảng 30 - 40 kiểm toán viên. Những công ty kiểm toán TNHH mới thành lập hai, ba năm gần đây, số lượng kiểm toán viên chỉ trên dưới 10 người, thậm chí 3-5 người. Ở các công ty nước ngoài, kiểm toán viên người Việt đang được gia tăng, nhưng những vị trí chủ chốt vẫn do người nước ngoài đảm trách. Họ là những người có bằng kiểm toán viên được quốc tế công nhận.
Theo ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ chế độ Kế toán (Bộ Tài chính) cho rằng, con số 600 kiểm toán viên tuy có ít, nhưng tương đối đáp ứng nhu cầu vì đây là những người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán. Một kiểm toán viên có thể phụ trách 5-6 nhân viên khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu nhân lực bị dàn mỏng như vậy, chất lượng kiểm toán sẽ khó đảm bảo. Vì vậy, tăng cường nhân lực đang là điều kiện sống còn của các công ty kiểm toán. Hàng năm các công ty trong nước đều nỗ lực đào tạo, gửi nhân viên đi học, đi thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên. Để có thể đi thi, ngoài bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế - tài chính, kiểm toán viên phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán tối thiểu năm năm, hoặc bốn năm làm trợ lý kiểm toán. Sau đó họ phải học và thi đậu tám môn chuyên ngành trong vòng một năm rưỡi đến hai năm. Vất vả thế, nhưng khi có chứng chỉ rồi, các kiểm toán viên chỉ làm việc cho công ty trong nước hai, ba năm, rồi chuyển sang các công ty nước ngoài hoặc ra lập công ty riêng.
Vấn nạn "chảy máu chất xám" đang làm các công ty kiểm toán trong nước đau đầu. Một công ty kiểm toán trong nước than họ có hơn 30 kiểm toán viên, nhưng ba năm qua hơn một nửa chuyển sang đầu quân cho công ty nước ngoài. Đã thế, cơ chế tiền lương của Nhà nước lại không hỗ trợ các công ty trong nước. Ở các công ty kiểm toán trong nước, tổng quỹ tiền lương bị giới hạn tối đa bằng 40% doanh thu, trong khi các công ty kiểm toán nước ngoài không bị khống chế quỹ lương và quỹ lương của họ thường chiếm 80-85% doanh thu. Vì thế, các công ty kiểm toán trong nước có lời, nhưng không có tích lũy cho đầu tư phát triển, trong khi công ty kiểm toán nước ngoài có doanh thu cao, nhưng thường lỗ. Thu nhập của một kiểm toán viên có bằng ở công ty nước ngoài tối thiểu là 500 đô-la Mỹ/tháng. Còn ở công ty trong nước, cộng cả phụ cấp, ăn trưa, làm thêm một kiểm toán viên chỉ nhận được chừng 3 triệu đồng/tháng.
Bắt đầu xuất hiện trên thương trường hơn một thập niên trở lại đây, ngành kiểm toán độc lập đang trong giai đoạn sung sức, nhưng tốc độ phát triển chưa thực xứng đáng với tầm quan trọng và vai trò trong nền kinh tế. Với những cơ hội mới, các doanh nghiệp kiểm toán trong nước đang cần sự hỗ trợ rốt ráo cuối cùng của Nhà nước về chính sách, cơ chế để vững vàng hội nhập quốc tế.