Kiểm toán leo dốc...

  • Thread starter iso
  • Ngày gửi
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/20...04/06/3B9D3B38/

Các bác đang làm kiểm toán chắc quan tâm tới cái này

--------------------------
Cỗ xe kiểm toán leo dốc


kiem-toan.jpg

Nhiều chuyên gia nhận định, lộ trình mở cửa lĩnh vực kiểm toán và tư vấn cho nước ngoài theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ bắt đầu vào năm tới đang tạo ra một cuộc cạnh tranh không cân sức ngay trên sân nhà.

Phản ứng của các công ty kiểm toán nước ngoài với Nghị định 105 về Kiểm toán độc lập (quy định doanh nghiệp hàng năm phải kiểm toán) là rất tích cực, bởi họ chờ đợi việc kiểm toán doanh nghiệp quốc doanh đã lâu. Trong khi đó, các công ty kiểm toán trong nước không che giấu sự lo ngại. Ông Nguyễn Quốc Chiến, Phó giám đốc Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC), nhận định: "Từ năm 2005, cạnh tranh trong ngành kiểm toán sẽ khốc liệt và trên quy mô lớn, không phải giữa các công ty tư nhân - quốc doanh với nhau, mà là giữa các công ty lớn vì đối tượng khách hàng đã khác. Nếu không nâng cao chất lượng dịch vụ, các công ty kiểm toán trong nước sẽ không đương đầu nổi".

Cho đến nay phần lớn các công ty kiểm toán trong nước chỉ kiểm toán doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, một số doanh nghiệp quốc doanh tự nguyện, kinh nghiệm cọ xát chưa bao nhiêu. Còn khách hàng của những công ty quốc tế như Pricewaterhouse Coopers, Ernst & Young, KPMG là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án trong nước, dự án Chính phủ, các ngân hàng quốc doanh.

"Chúng tôi đã từng đấu thầu kiểm toán những dự án quốc tế, nhưng không qua được các công ty kiểm toán nước ngoài", lãnh đạo một công ty kiểm toán không muốn nêu tên nói.

Ông này cũng nhận xét, "Lobby" (vận động hành lang) của các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong Chính phủ và các tổ chức quốc tế rất chuyên nghiệp. Hơn nữa, các dự án quốc tế đều có tài trợ và thường chọn các công ty kiểm toán nước ngoài. Công ty kiểm toán trong nước muốn tham gia phải qua sự thẩm định về năng lực của chủ đầu tư hay nhà tài trợ, chẳng hạn thẩm định về nhân sự, trình độ quản lý, kinh nghiệm, quy trình làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế và hầu hết đều bị "trượt".

Một quan chức Bộ Tài chính cho biết quy định kiểm toán doanh nghiệp nhà nước lẽ ra được ban hành chậm hơn vì khu vực kinh tế quốc doanh của Việt Nam có đặc thù riêng và lực lượng kiểm toán trong nước cần có thêm thời gian để chuẩn bị hội nhập. Thế nhưng áp lực quốc tế tại các vòng đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) yêu cầu phải kiểm toán, minh bạch hóa tình hình tài chính các doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn. Thêm vào đó, theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, năm 2005 lĩnh vực kiểm toán bắt đầu mở cửa (thực ra, một số công ty kiểm toán quốc tế đã có mặt ở Việt Nam từ nhiều năm nay, nhưng họ chỉ được kiểm toán các công ty có vốn đầu tư nước ngoài), được kiểm toán cả doanh nghiệp nhà nước, một lượng khách hàng khổng lồ - con số được tính tính bằng hàng ngàn, do đó số lượng các công ty kiểm toán quốc tế vào Việt Nam thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên.

Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), Công ty Kiểm toán Sài Gòn (AFC), AISC, Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A & C), Công ty Kiểm toán và Kế toán (AASC).

Một trong những thách thức mà các công ty kiểm toán trong nước đang phải đối mặt là nhân lực. Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có 850 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng chỉ khoảng 600 người trong số này thực sự làm việc trong ngành. Chừng đó kiểm toán viên thì làm sao đủ sức kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp? Đội ngũ kiểm toán viên của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) là đông đảo nhất, hơn 150 người. Các công ty Kiểm toán và tư vấn (A & C), Kiểm toán Sài Gòn (AFC), Kiểm toán và kế toán (AASC) và AISC mỗi đơn vị có khoảng 30 - 40 kiểm toán viên. Những công ty kiểm toán TNHH mới thành lập hai, ba năm gần đây, số lượng kiểm toán viên chỉ trên dưới 10 người, thậm chí 3-5 người. Ở các công ty nước ngoài, kiểm toán viên người Việt đang được gia tăng, nhưng những vị trí chủ chốt vẫn do người nước ngoài đảm trách. Họ là những người có bằng kiểm toán viên được quốc tế công nhận.

Theo ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ chế độ Kế toán (Bộ Tài chính) cho rằng, con số 600 kiểm toán viên tuy có ít, nhưng tương đối đáp ứng nhu cầu vì đây là những người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán. Một kiểm toán viên có thể phụ trách 5-6 nhân viên khác.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu nhân lực bị dàn mỏng như vậy, chất lượng kiểm toán sẽ khó đảm bảo. Vì vậy, tăng cường nhân lực đang là điều kiện sống còn của các công ty kiểm toán. Hàng năm các công ty trong nước đều nỗ lực đào tạo, gửi nhân viên đi học, đi thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên. Để có thể đi thi, ngoài bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế - tài chính, kiểm toán viên phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán tối thiểu năm năm, hoặc bốn năm làm trợ lý kiểm toán. Sau đó họ phải học và thi đậu tám môn chuyên ngành trong vòng một năm rưỡi đến hai năm. Vất vả thế, nhưng khi có chứng chỉ rồi, các kiểm toán viên chỉ làm việc cho công ty trong nước hai, ba năm, rồi chuyển sang các công ty nước ngoài hoặc ra lập công ty riêng.

Vấn nạn "chảy máu chất xám" đang làm các công ty kiểm toán trong nước đau đầu. Một công ty kiểm toán trong nước than họ có hơn 30 kiểm toán viên, nhưng ba năm qua hơn một nửa chuyển sang đầu quân cho công ty nước ngoài. Đã thế, cơ chế tiền lương của Nhà nước lại không hỗ trợ các công ty trong nước. Ở các công ty kiểm toán trong nước, tổng quỹ tiền lương bị giới hạn tối đa bằng 40% doanh thu, trong khi các công ty kiểm toán nước ngoài không bị khống chế quỹ lương và quỹ lương của họ thường chiếm 80-85% doanh thu. Vì thế, các công ty kiểm toán trong nước có lời, nhưng không có tích lũy cho đầu tư phát triển, trong khi công ty kiểm toán nước ngoài có doanh thu cao, nhưng thường lỗ. Thu nhập của một kiểm toán viên có bằng ở công ty nước ngoài tối thiểu là 500 đô-la Mỹ/tháng. Còn ở công ty trong nước, cộng cả phụ cấp, ăn trưa, làm thêm một kiểm toán viên chỉ nhận được chừng 3 triệu đồng/tháng.

Bắt đầu xuất hiện trên thương trường hơn một thập niên trở lại đây, ngành kiểm toán độc lập đang trong giai đoạn sung sức, nhưng tốc độ phát triển chưa thực xứng đáng với tầm quan trọng và vai trò trong nền kinh tế. Với những cơ hội mới, các doanh nghiệp kiểm toán trong nước đang cần sự hỗ trợ rốt ráo cuối cùng của Nhà nước về chính sách, cơ chế để vững vàng hội nhập quốc tế.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hong hot

Cao cấp
Không biết tác giả của bài báo này là ai nhưng nếu với tư cách thành viên WKT thì vào đây chắc bị anh em kiểm toán chửi cho vỡ mặt.

Nhà báo này chắc chỉ quen biết một số VIP trong mấy công ty KT và MOF thôi chứ thâm sâu về thực trạng nền KT VN thì chưa hẳn.

Trước hết, nói về thị trường kiểm toán VN ảnh hưởng như thế nào bởi hiệp định TMVM là vào năm 2005 VN sẽ mở cửa hoạt động này nhưng trên thực tế, chúng ta đã mở toác cửa từ năm nảo năm nao thuộc thế kỷ trước rồi chứ đâu phải là chuẩn bị đón thích khách.

Tiếp nữa "các DN kiểm toán chờ được kiểm toán các DN nhà nước đã lâu" có thật sự như vậy không? hoạt động kiểm toán đâu có phải như việc bán mấy mớ rau hay đắt tiền hơn một tý là cái xe máy, ô tô. Đứng trước một khách hàng mới, DN kiểm toán còn phải xem xét có chấp nhận kiểm toán hay không (tôi được biết có CTY từ chối khách hàng thẳng thừng do không chịu được rủi ro) mà rủi ro đối với các doanh nghiệp nhà nước thì các bạn chắc cũng biết, khỏi phải bàn nhiều. Các doanh nghiệp nhà nước bây giờ số thực sư làm ăn được, có nền tài chính lành mạnh và bộ máy quản lý trong sạch có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn lại phần lớn thì bi bét như là cái mụn trên người, mà nó cũng chẳng phải là cái mụn vì người ta chẳng có thể cắt phăng nó đi được.

Nhìn một cách tích cực hơn thì ND 105 có mở mang thị trường cho các cty KT trong nước vì họ tăng loại đối tượng kiểm toán bắt buộc, trong việc này tôi thấy quy trình quản lý của ta nó đi ngược thì phải vì kiểm toán độc lập chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng (trong nền KTTT) chứ đâu có phải do nhà nước bắt buộc, như vậy hóa ra tất cả mọi cuộc kiểm toán chỉ là để chống đối sao?

Lại còn chuyện bị thua thầu mới đau chứ, ở các gói thầu lớn, tôi không đề cập tới các công ty KT quá nhỏ (dạng chủ công ty là người mấy tháng trước ấm ức ra khỏi Cty KT để mở cty riêng) thì đấu thầu gói nhỏ cũng còn chật vật. chỉ tính các công ty KT lớn (local firm) thì hầu hết là thuộc nhà nước mà như vậy thì làm sao đảm bảo không bị chi phối bởi cha đẻ của nó, điều quan trọng nhất là tính độc lập đã không đảm bảo thì còn thắng thầu cái nỗi gì. Cũng may là sau bài học một loạt các dự án QTế lớn không được tham gia, VN đã có mấy chiêu để tách nhà nước ra khỏi hoạt động của công ty kiểm toán và lớn lao nhất là quy định về địa vị pháp lý của DN kiểm toán trong NĐ 105. Còn nếu nói foreign firm ảnh hưởng đến thị trường SOE thì quá nhầm đấy, họ chẳng thèm dây (xin lỗi nhé) dây phải cứt.

Về năng lực, tôi đã được xem mô tả kỹ thuật kiểm toán của mấy nhà thầu, nói thật là so với local firm thì international cũng chẳng hơn là mấy đâu, ở đây nhà báo nói đúng là vận động hành lang của ta không chuyên nghiệp. Nhưng tôi biết đây cũng là một khó khăn của các Cty KT sở hữu nhà nước vì bị ràng buộc cơ chế tài chính (cái này không bàn sâu). còn hiệu quả làm việc thật sự thì có khi local còn làm tốt hơn, đưa ra những ý kiến tư vấn thiết thực hơn chứ chẳng đùa.

Còn vấn đề thi KTV và chảy máu chất xám nội thì ít ra tôi cũng có đôi chút đồng tình nhưng nói kỹ hơn về nó thì chắc để dịp khác vậy.
 
H

hong hot

Cao cấp
Không biết tác giả của bài báo này là ai nhưng nếu với tư cách thành viên WKT thì vào đây chắc bị anh em kiểm toán chửi cho vỡ mặt.

Nhà báo này chắc chỉ quen biết một số VIP trong mấy công ty KT và MOF thôi chứ thâm sâu về thực trạng nền KT VN thì chưa hẳn.

Trước hết, nói về thị trường kiểm toán VN ảnh hưởng như thế nào bởi hiệp định TMVM là vào năm 2005 VN sẽ mở cửa hoạt động này nhưng trên thực tế, chúng ta đã mở toác cửa từ năm nảo năm nao thuộc thế kỷ trước rồi chứ đâu phải là chuẩn bị đón thích khách.

Tiếp nữa "các DN kiểm toán chờ được kiểm toán các DN nhà nước đã lâu" có thật sự như vậy không? hoạt động kiểm toán đâu có phải như việc bán mấy mớ rau hay đắt tiền hơn một tý là cái xe máy, ô tô. Đứng trước một khách hàng mới, DN kiểm toán còn phải xem xét có chấp nhận kiểm toán hay không (tôi được biết có CTY từ chối khách hàng thẳng thừng do không chịu được rủi ro) mà rủi ro đối với các doanh nghiệp nhà nước thì các bạn chắc cũng biết, khỏi phải bàn nhiều. Các doanh nghiệp nhà nước bây giờ số thực sư làm ăn được, có nền tài chính lành mạnh và bộ máy quản lý trong sạch có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn lại phần lớn thì bi bét như là cái mụn trên người, mà nó cũng chẳng phải là cái mụn vì người ta chẳng có thể cắt phăng nó đi được.

Nhìn một cách tích cực hơn thì ND 105 có mở mang thị trường cho các cty KT trong nước vì họ tăng loại đối tượng kiểm toán bắt buộc, trong việc này tôi thấy quy trình quản lý của ta nó đi ngược thì phải vì kiểm toán độc lập chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng (trong nền KTTT) chứ đâu có phải do nhà nước bắt buộc, như vậy hóa ra tất cả mọi cuộc kiểm toán chỉ là để chống đối sao?

Lại còn chuyện bị thua thầu mới đau chứ, ở các gói thầu lớn, tôi không đề cập tới các công ty KT quá nhỏ (dạng chủ công ty là người mấy tháng trước ấm ức ra khỏi Cty KT để mở cty riêng) thì đấu thầu gói nhỏ cũng còn chật vật. chỉ tính các công ty KT lớn (local firm) thì hầu hết là thuộc nhà nước mà như vậy thì làm sao đảm bảo không bị chi phối bởi cha đẻ của nó, điều quan trọng nhất là tính độc lập đã không đảm bảo thì còn thắng thầu cái nỗi gì. Cũng may là sau bài học một loạt các dự án QTế lớn không được tham gia, VN đã có mấy chiêu để tách nhà nước ra khỏi hoạt động của công ty kiểm toán và lớn lao nhất là quy định về địa vị pháp lý của DN kiểm toán trong NĐ 105. Còn nếu nói foreign firm ảnh hưởng đến thị trường SOE thì quá nhầm đấy, họ chẳng thèm dây (xin lỗi nhé) dây phải cứt.

Về năng lực, tôi đã được xem mô tả kỹ thuật kiểm toán của mấy nhà thầu, nói thật là so với local firm thì international cũng chẳng hơn là mấy đâu, ở đây nhà báo nói đúng là vận động hành lang của ta không chuyên nghiệp. Nhưng tôi biết đây cũng là một khó khăn của các Cty KT sở hữu nhà nước vì bị ràng buộc cơ chế tài chính (cái này không bàn sâu). còn hiệu quả làm việc thật sự thì có khi local còn làm tốt hơn, đưa ra những ý kiến tư vấn thiết thực hơn chứ chẳng đùa.

Còn vấn đề thi KTV và chảy máu chất xám nội thì ít ra tôi cũng có đôi chút đồng tình nhưng nói kỹ hơn về nó thì chắc để dịp khác vậy.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Hầy hóng hớt có vẻ bức xúc nhở. Số liệu bài báo đưa có gì sai đâu, họ phản ánh đúng 1 phần thực tế đấy chứ. Hay hóng hớt đang câu anh em vào thảo luận, anyway cứ ê a tý cho vui.

Tiếp nữa "các DN kiểm toán chờ được kiểm toán các DN nhà nước đã lâu" có thật sự như vậy không? hoạt động kiểm toán đâu có phải như việc bán mấy mớ rau hay đắt tiền hơn một tý là cái xe máy, ô tô. Đứng trước một khách hàng mới, DN kiểm toán còn phải xem xét có chấp nhận kiểm toán hay không (tôi được biết có CTY từ chối khách hàng thẳng thừng do không chịu được rủi ro) mà rủi ro đối với các doanh nghiệp nhà nước thì các bạn chắc cũng biết, khỏi phải bàn nhiều. Các doanh nghiệp nhà nước bây giờ số thực sư làm ăn được, có nền tài chính lành mạnh và bộ máy quản lý trong sạch có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn lại phần lớn thì bi bét như là cái mụn trên người, mà nó cũng chẳng phải là cái mụn vì người ta chẳng có thể cắt phăng nó đi được.

Bác cứ nêu ra vài trường hợp cụ thể để chứng minh cho cái chung thì không được rồi. Nhìn dưới góc độ người mua, kẻ bán thì kiểm toán là thằng bán dịch vụ, DN là thằng bỏ tiền ra mua. Đương nhiên thằng bán hàng nào chả muốn có nhiều khách hàng, thằng bán sẽ có nhiều loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thằng mua và thỏa mãn thằng mua. Mục tiêu của nó là lợi nhuận cho nên việc nó trông chờ vào việc được kiểm toán DN NN, một mảng lợi nhuận kỳ vọng không nhỏ là hoàn toàn đúng. Chính vì số các DNNN làm ăn kém hiệu quả nhiều, local auditing firm không đủ đáp ứng nên phải mở của cho thằng nước ngoài nhẩy vào, mục đích cho cùng là muốn cho các DN NN phải công khai, minh bạch tình hình tài chính. Qua đó mà có được đánh giá khách quan mà tìm biện pháp xử lý. Hơn thế, thật là vô lý khi đang trong quá trình hội nhập, mở cửa mà lại không cho các DN nước ngoài nhẩy vào thị trường làm ăn. Cứ cho nó nhẩy vào, DN kiểm toán trong nước phải gồng lên mà cạnh tranh về chất lượng và giá cả, thằng nào chết cứ chết nhưng thằng khách hàng sẽ là thằng có lợi nhất, muốn kiểm toán trong nước nâng tầm lên thì phải bắt nó cạnh tranh khốc liệt, thời gian o bế đóng cửa 10 năm đã quá đủ rồi.

Nhìn một cách tích cực hơn thì ND 105 có mở mang thị trường cho các cty KT trong nước vì họ tăng loại đối tượng kiểm toán bắt buộc, trong việc này tôi thấy quy trình quản lý của ta nó đi ngược thì phải vì kiểm toán độc lập chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng (trong nền KTTT) chứ đâu có phải do nhà nước bắt buộc, như vậy hóa ra tất cả mọi cuộc kiểm toán chỉ là để chống đối sao?

Sao lại ngược được, xét về phía Nhà nước là người quản lý toàn bộ nền KTQD thì việc cần nắm rõ thực trạng hoạt động của các DN là cần thiết cho việc kiểm soát, tạo ra các chính sách, cơ chế... Đối với thằng DN phải tạo được thói quen công khai hóa, minh bạch hóa tình hình tài chính, đây là điều hoàn toàn tốt mà các nước phương Tây họ đã làm từ lâu, vì thế mà nền TC của họ rất lành mạnh vững vàng. Còn giấu diếm, còn che đậy thì còn lâu mới tự thân phát triển được, nói gì đến chuyện hội nhập ra quốc tế đây. 1 cách gián tiếp, kiểm toán độc lập đương nhiên trở thành 1 công cụ kiểm soát khách quan cho Nhà nước nói chung và DN nói riêng. Việc bắt buộc kiểm toán về lâu về dài là hoàn toàn đúng đắn, nó dần dần sẽ góp phần tạo ra 1 môi trường kinh doanh công bằng hơn, bình đẳng hơn, hiệu quả hơn, khi đó các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước nó mới ném tiền vào để phát triển kinh tế chứ.

Về trình độ giữa ta và tây trong kiểm toán, ta có cái lợi của ta, tây có cái mạnh của tây nhưng công bằng mà nói cái đek gì ta chẳng học lại từ tây, chúng nó là người tạo ra các standard chung đã được thừa nhận worldwide.

Thế đã nhở.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Hầy hóng hớt có vẻ bức xúc nhở. Số liệu bài báo đưa có gì sai đâu, họ phản ánh đúng 1 phần thực tế đấy chứ. Hay hóng hớt đang câu anh em vào thảo luận, anyway cứ ê a tý cho vui.

Tiếp nữa "các DN kiểm toán chờ được kiểm toán các DN nhà nước đã lâu" có thật sự như vậy không? hoạt động kiểm toán đâu có phải như việc bán mấy mớ rau hay đắt tiền hơn một tý là cái xe máy, ô tô. Đứng trước một khách hàng mới, DN kiểm toán còn phải xem xét có chấp nhận kiểm toán hay không (tôi được biết có CTY từ chối khách hàng thẳng thừng do không chịu được rủi ro) mà rủi ro đối với các doanh nghiệp nhà nước thì các bạn chắc cũng biết, khỏi phải bàn nhiều. Các doanh nghiệp nhà nước bây giờ số thực sư làm ăn được, có nền tài chính lành mạnh và bộ máy quản lý trong sạch có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn lại phần lớn thì bi bét như là cái mụn trên người, mà nó cũng chẳng phải là cái mụn vì người ta chẳng có thể cắt phăng nó đi được.

Bác cứ nêu ra vài trường hợp cụ thể để chứng minh cho cái chung thì không được rồi. Nhìn dưới góc độ người mua, kẻ bán thì kiểm toán là thằng bán dịch vụ, DN là thằng bỏ tiền ra mua. Đương nhiên thằng bán hàng nào chả muốn có nhiều khách hàng, thằng bán sẽ có nhiều loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thằng mua và thỏa mãn thằng mua. Mục tiêu của nó là lợi nhuận cho nên việc nó trông chờ vào việc được kiểm toán DN NN, một mảng lợi nhuận kỳ vọng không nhỏ là hoàn toàn đúng. Chính vì số các DNNN làm ăn kém hiệu quả nhiều, local auditing firm không đủ đáp ứng nên phải mở của cho thằng nước ngoài nhẩy vào, mục đích cho cùng là muốn cho các DN NN phải công khai, minh bạch tình hình tài chính. Qua đó mà có được đánh giá khách quan mà tìm biện pháp xử lý. Hơn thế, thật là vô lý khi đang trong quá trình hội nhập, mở cửa mà lại không cho các DN nước ngoài nhẩy vào thị trường làm ăn. Cứ cho nó nhẩy vào, DN kiểm toán trong nước phải gồng lên mà cạnh tranh về chất lượng và giá cả, thằng nào chết cứ chết nhưng thằng khách hàng sẽ là thằng có lợi nhất, muốn kiểm toán trong nước nâng tầm lên thì phải bắt nó cạnh tranh khốc liệt, thời gian o bế đóng cửa 10 năm đã quá đủ rồi.

Nhìn một cách tích cực hơn thì ND 105 có mở mang thị trường cho các cty KT trong nước vì họ tăng loại đối tượng kiểm toán bắt buộc, trong việc này tôi thấy quy trình quản lý của ta nó đi ngược thì phải vì kiểm toán độc lập chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng (trong nền KTTT) chứ đâu có phải do nhà nước bắt buộc, như vậy hóa ra tất cả mọi cuộc kiểm toán chỉ là để chống đối sao?

Sao lại ngược được, xét về phía Nhà nước là người quản lý toàn bộ nền KTQD thì việc cần nắm rõ thực trạng hoạt động của các DN là cần thiết cho việc kiểm soát, tạo ra các chính sách, cơ chế... Đối với thằng DN phải tạo được thói quen công khai hóa, minh bạch hóa tình hình tài chính, đây là điều hoàn toàn tốt mà các nước phương Tây họ đã làm từ lâu, vì thế mà nền TC của họ rất lành mạnh vững vàng. Còn giấu diếm, còn che đậy thì còn lâu mới tự thân phát triển được, nói gì đến chuyện hội nhập ra quốc tế đây. 1 cách gián tiếp, kiểm toán độc lập đương nhiên trở thành 1 công cụ kiểm soát khách quan cho Nhà nước nói chung và DN nói riêng. Việc bắt buộc kiểm toán về lâu về dài là hoàn toàn đúng đắn, nó dần dần sẽ góp phần tạo ra 1 môi trường kinh doanh công bằng hơn, bình đẳng hơn, hiệu quả hơn, khi đó các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước nó mới ném tiền vào để phát triển kinh tế chứ.

Về trình độ giữa ta và tây trong kiểm toán, ta có cái lợi của ta, tây có cái mạnh của tây nhưng công bằng mà nói cái đek gì ta chẳng học lại từ tây, chúng nó là người tạo ra các standard chung đã được thừa nhận worldwide.

Thế đã nhở.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Có vẻ bị lỗi nhiều nhỉ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA