Tai nạn lao đông và người lao động được gì

  • Thread starter Minhtamlu
  • Ngày gửi
M

Minhtamlu

Guest
Chào các anh chị. Công ty em có chị công nhân trên đường đi làm về chẳng may bị TNGT do bị thương nặng nên chị đã bị chết trên đường đi cấp cứu. Em được biết TNGT là TNLĐ khi chị công nhân đi tuyến đường, thời gian hợp lý và có biên bản của công an giao thông, khi đó được hưởng tiền mai táng phí= 10 tháng lương tối thiểu chung, không được tiền tuất hàng tháng ( do đóng BHXH <15 năm). Anh chị cho em hỏi thủ tục làm để được hưởng tiền mai táng phí.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
mimibe

mimibe

Cao cấp
21/7/11
973
150
43
Hà Nội
Ðề: Tai nạn lao đông và người lao động được gì

Chào các anh chị. Công ty em có chị công nhân trên đường đi làm về chẳng may bị TNGT do bị thương nặng nên chị đã bị chết trên đường đi cấp cứu. Em được biết TNGT là TNLĐ khi chị công nhân đi tuyến đường, thời gian hợp lý và có biên bản của công an giao thông, khi đó được hưởng tiền mai táng phí= 10 tháng lương tối thiểu chung, không được tiền tuất hàng tháng ( do đóng BHXH <15 năm). Anh chị cho em hỏi thủ tục làm để được hưởng tiền mai táng phí.

Bạn nghiên cứu đây nhé:

CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT


I – ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:
1/ Mai táng phí: Các đối tượng sau đây khi chết (hoặc tòa án tuyên bố là đã chết) thì thân nhân được hưởng mai táng phí:
- Đang đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian tham gia BHXH hoặc
- Đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc.
2/ Điều kiện hưởng tuất hàng tháng:
a/ Điều kiện về người chết:
- Có đóng BHXH > 15 năm nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần; hoặc
- Đang hưởng lương hưu; hoặc
- Chết do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; hoặc
- Đang hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động > 61%.
b/ Điều kiện về thân nhân:
- Cha mẹ đẻ (2 bên), người khác mà người này có trách nhiệm nuôi dưỡng: Từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; hoặc dưới 60 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ nhưng bị suy giảm khả năng lao động > 81%. (các đối tượng trên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung).
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên (chồng từ đủ 60 tuổi trở lên) hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động > 81% . (các đối tượng trên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung).
- Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động > 61%.
3/ Điều kiện hưởng tuất một lần:
Không thuộc đối tượng điều kiện về người chết của tuất hàng tháng hoặc người chết thuộc đối tượng quy định tại tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng.
II- QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:
1/ Mai táng phí:
Thân nhân được hưởng mai táng phí: Bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
2/ Tuất hàng tháng:
- Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất.
- Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp không còn người trực tiếp nuôi dưỡng).
- Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết.
3/ Tuất một lần:
a/ Trường hợp người lao động đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết:
Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm đóng BHXH tính bằng 1.5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Mức hưởng tối thiểu bằng 3 tháng lương bình quân.
b/ Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết:
Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
III – THỦ TỤC HỒ SƠ:
1/ Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất hàng tháng, gồm:
- Sổ BHXH (người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người chờ hưu) hoặc hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
- Giấy chứng tử (bản sao) hoặc Giấy báo tử (bản sao) hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết (bản sao);
- Tờ khai của thân nhân người chết (mẫu số 09A-HSB).
- Đối với trường hợp chết do tai nạn lao động thì có thêm Biên bản điều tra tai nạn lao động (trường hợp tai nạn giao thông xác định là TNLĐ thì kèm theo Biên bản tai nạn giao thông).
+ Nếu chết do BNN thì kèm theo bản sao Bệnh án điều trị BNN.
+ Con từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi còn đi học thì có thêm Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học;
+ Thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
2/ Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tuất một lần, gồm :
a) Sổ BHXH (người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người chờ hưu) hoặc hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
b) Giấy chứng tử (bản sao) hoặc Giấy báo tử (bản sao) hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết (bản sao);
c) Tờ khai của thân nhân người chết (mẫu số 9A-HSB);

d) Đối với trường hợp chết do tai nạn lao động thì có thêm Biên bản điều tra tai nạn lao động (trường hợp tai nạn giao thông xác định là TNLĐ thì kèm theo Biên bản tai nạn giao thông). Nếu chết do BNN thì kèm theo bản sao Bệnh án điều trị BNN.
 
Ðề: Tai nạn lao đông và người lao động được gì

Bạn có thể tham khảo nhé!
Theo điểm a, khoản 1, điều 63 Luật BHXH quy định: NLĐ đang đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu chung. - Khoản 3 điều 19 mục 3 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định trường hợp NLĐ bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý (trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc; tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại). Trường hợp bạn hỏi NLĐ bị TNGT trên đường đi làm về chết được xác định là tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại khỏan 2 Điều 64 (con chưa đủ 15 tuổi, con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học, con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; chồng từ đủ 60 tuổi trở lên, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; cha đẻ, mẹ đẻ, cha chồng, mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; cha đẻ, mẹ đẻ, cha chồng hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên). Nếu người chết không có thân nhân đủ điều kiện nhận tuất hàng tháng thì thân nhân sẽ được nhận tuất 1 lần. Ngoài ra nếu chết do TNLĐ thì ngoài mức trợ cấp tuất được hưởng thân nhân còn nhận được trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung. Hồ sơ giải quyết trợ cấp tuất do TNLĐ gồm : sổ BHXH; bản sao Giấy chứng tử hoặc bản sao Giấy báo tử; Biên bản điều tra TNLĐ; Biên bản tai nạn giao thông của Công an giao thông; Bản khai của thân nhân (mẫu 09A-HSB); bản sao sổ hộ khẩu thường trú hoặc bản xác nhận tạm trú (do bị TNGT trên đường đi làm về).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA