Business Analysis và cuộc sống!

  • Thread starter quynhduong19
  • Ngày gửi
Q

quynhduong19

Sơ cấp
8/10/12
20
1
1
HN
Trưa nay, trong bữa trưa với một người bạn là Giám đốc kiểm toán của một Công ty nhỏ, tôi nghe cậu ấy nói về việc chỉ thực hiện được có 3 trong số 7 thói quen để làm việc hiệu quả; thậm chí ngay cả thói quen đầu tiên là “Lập kế hoạch công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng năm” cậu ấy cũng không thực hiện nổi. Tôi đã thực sự ngạc nhiên đến cực độ. Làm sao một Giám đốc kiểm toán có thể làm việc không kế hoạch? “Cậu có biết ngày này của tuần sau, tháng sau mình sẽ làm gì không?” – “ Có, tất nhiên là tớ biết chứ, đã nghĩ chứ, nhưng không viết xuống.” Trời đất! Cậu nghĩ cái gì là kế hoạch? Cứ phải “đao to búa lớn” mới là kế hoạch công việc sao? Tại sao không nghĩ mọi việc đơn giản nhỉ? Như nội dung của P3 – Business Analysis cũng vậy.

P3 – Business analysis là môn học ở cấp độ P trong hệ thống chương trình của ACCA. Trong các chương trình đào tạo của ICAEW, CPA Australia,… , môn học này hoặc các môn học tương tự thế này luôn có trong cấp độ cao như thế. Có lẽ vì vậy, rất nhiều người nghĩ đây là một môn học rất khó, một môn học về những điều gì đó rất cao siêu và khó hiểu. Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Tôi thích câu: “Business Strategy is as much an art as it is a science” bởi vì nghệ thuật không chỉ khơi dậy niềm đam mê mà còn giúp chúng ta cân bằng hơn trong cuộc sống. Business Analysis là môn học như vậy.

Nội dung của Business Analysis sẽ hệ thống hóa những vấn đề, những cách thức mà bạn đã từng gặp, đã từng đối mặt, và đã từng sử dụng hoặc thấy người khác sử dụng trong cuộc sống với cách nhìn nhiều chiều và sâu sắc. Chiến lược ư? Khi chúng ta bước qua tuổi 20, ai chưa từng có một lần lập và thực hiện chiến lược cho riêng mình? Chỉ khác là bạn có bao giờ viết xuống, hoặc bao giờ nghĩ nó như một chiến lược. Bản thân tôi, từ những năm cấp 3 đã xác định phải thi đỗ đại học. Và ngay khi nhận ra lợi thế của mình là các môn tự nhiên, tôi lựa chọn thi khối A, chọn các trường tuyển sinh khối A, và theo các bạn đi học luyện thi... Tất cả, việc bạn xác định mục tiêu, nhân diện lợi thế, lựa chọn khối thi, sắp xếp thời gian đi luyện thi và tự học,… đều là những ví dụ thực tế nhất trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược – nội dung chủ yếu và xuyên suốt của P3. Càng học, càng hiểu sâu về các nội dung của P3, chúng ta càng có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nguyên nhân thành công hay thất bại của mình trong quá khứ. Từ đó, bạn sẽ thấy rõ khả năng và ước muốn của bản thân và hiểu được làm thế nào để mình có thể vững vàng hơn việc lựa chọn và đi tiếp con đường của mình.

Nội dung của Business Analysis cũng chứa đựng nhiều vấn đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Đó là các vấn đề về quản lý dự án, quản lý nhân sự, quản lý sự thay đổi, công nghệ,… Có bao giờ bạn nghĩ về thời điểm mình nhận được giấy báo đỗ đại học và chuẩn bị nhập học chưa? Ngày đó, bạn có ước ao chương trình giáo dục của Việt Nam có lớp 13 để mình được học với hội bạn lớp 12 hay được ở nhà cùng bố mẹ không? Bạn có bao giờ nhớ cái cảm giác lo lắng khi các thầy cô luôn nói về phương pháp học đại học khác cấp 3 không? Những lo lắng, ao ước mà các bạn trải qua cũng là những cảm xúc bình thường mà mọi người thường gặp khi đối mặt với sự thay đổi. P3 không chỉ giúp bạn biết về sự tồn tại tất yếu của những lo lắng mà còn giúp bạn biết làm thế nào để đối mặt. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy cân bằng hơn trong cuộc sống. Ngồi trong lớp học môn Perspective of Managing Change của giáo sư Cynthia Hardy tại trường Đại học Tổng hợp Melbourne, tôi đã từng ước gì mình được học môn này sớm hơn để mình không phải khóc òa vì lo lắng ngay trong ngày đầu tiên đặt chân đến Úc.
Đến hôm nay, tôi vẫn nhớ quan điểm mà Cynthia từng chia sẻ: Điều thú vị nhất của môn học là ngày hôm nay, bạn luôn có thể lồng ghép kinh nghiệm sống của chính bạn vào từng kiến thức được học, để rồi ngày mai, bạn có thể đem chính những kiến thức ấy để trải nghiệm, để giải quyết các vấn đề mới mà bạn chuẩn bị đối mặt. Vì vậy, nếu có cơ hội được lựa chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn học chương trình Thạc sỹ Thương mại về Phân tích kinh doanh và hệ thống tại trường Đại học Tổng hợp Melbourne, Úc. Tôi rất mừng bởi mình đã có khoảng thời gian đủ dài để chiêm nghiệm lại những tháng năm làm kiểm toán cũng như xây dựng cơ sở vững chắc để nhận ra và thực hiện niềm đam mê với dịch vụ tư vấn với cương vị Chuyên viên tư vấn cao cấp về Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, Dịch vụ tư quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro doanh nghiệp trong suốt nhiều năm sau đó.
*Cynthia Hardy is Laureate Professor in the Department of Management and Marketing at the University of Melbourne, Australia. The position of Laureate Professor is designed to recognise and reward a Professor of the University who is internationally acknowledge
d to be of the highest academic distinction.

Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Ngân, giám đốc công ty JVEX, giảng viên môn P3 tại AFA.

http://www.afa.edu.vn/course/acca-p3-business-analysis/
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA