Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền

  • Thread starter luatminhanh
  • Ngày gửi
L

luatminhanh

Guest
30/7/14
2
0
1
35
hà nội
Thương hiệu được bảo hộ khi đã được cấp giấy chứng nhận tại Cục sở hữu trí tuệ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ. Để được cấp giấy chứng nhận thương hiệu đã được bảo hộ thì điều kiện đầu tiên là thương hiệu này không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký trước đó cho cùng sản phẩm, dịch vụ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Thu-tuc-dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-doc-quyen-300x162.jpg

Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, như sau:
- Tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu:
Việc tra cứu thương hiệu là công việc cần thiết trước khi nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí tuệ để xác định thương hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ chưa, nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí cho doanh nghiệp;
- Đăng ký thương hiệu:
Đơn đăng ký thương hiệu chải qua 3 bước;
Bước 1. Thẩm định hình thức đơn: Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Ra thông báo chấp nhận/ từ chối chấp nhận đơn:
• Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
• Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 2. Công bố đơn: trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 3. Thẩm định nội dung đơn: trong vòng từ 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố. Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
• Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
• Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ, Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền:
• Giấy uỷ quyền theo mẫu;
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (photo sao y);
• Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (file hình hoặc hình vẽ);
• Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký bảo hộ;
Để giảm thiểu thời gian, Công sức tìm hiểu về các thủ tục pháp lý liên quan tới công việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, Tư vấn Minh Anh cung cấp đăng ký thương hiệu nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ cho Quý khách hàng, bao gồm:
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Đại diện Quý khách hàng nộp, theo dõi hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam;
- Theo dõi xâm phạm thương hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;
- Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các chủ đơn khác.
- Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng


lienhe.PNG
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA