Sai sót trong báo cáo tài chính

  • Thread starter tuanhhello
  • Ngày gửi
T

tuanhhello

Sơ cấp
30/9/12
34
0
0
34
vinh
Năm 2013 doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, DN đã bị khởi kiện nhưng chưa xác định được mức phạt. Nam 2014 thì tòa phạt 50 trđ. Ngày 15/03/2014 thì DN phát hành BCTC
Sự kiện này xảy ra ảnh hưởng đến BCTC này như thế nào nếu tòa phạt vào ngày T2/2014 và T8/2014 thì ảnh hưởng BCTC ntn và phải sửa ntn
hiện nay khoản phạt do vi phạt do vi phạm hợp đồng có được tính vào chi phí tính thế TNDN k a?

Nhờ các a c giải đáp giúp e. Thanks
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

pephuong

Guest
25/8/10
1
0
0
34
da nang
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

Các khoản do vi phạm hợp đồng thường được tính vào chi phí thuế TNDN vì nó liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty mà bạn
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

Nếu trọng yếu thì sửa BCTC, ko trọng yếu thì hạch toán chi phí năm 2014 luôn.

Trường hợp an toàn thì trích trước chi phí phạt tại ngày 31/12/2013, riêng khoản phạt vào T2/2014 mà chưa phát hành BCTC thì có thể điều chỉnh trích trước tại ngày 31/12/2013 đúng bằng giá trị phạt luôn.

Khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng được tính vào chi phí hợp lý, riêng các khoản phạt vi phạm hành chính thì bị loại trừ.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

Năm 2013 doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, DN đã bị khởi kiện nhưng chưa xác định được mức phạt. Nam 2014 thì tòa phạt 50 trđ. Ngày 15/03/2014 thì DN phát hành BCTC
Sự kiện này xảy ra ảnh hưởng đến BCTC này như thế nào nếu tòa phạt vào ngày T2/2014 và T8/2014 thì ảnh hưởng BCTC ntn và phải sửa ntn
hiện nay khoản phạt do vi phạt do vi phạm hợp đồng có được tính vào chi phí tính thế TNDN k a?

Nhờ các a c giải đáp giúp e. Thanks

1. Nếu có phán quyết của Tòa vào T2/2014 thì hạch toán khoản này vào chi phí năm 2013.

2. Nếu tại ngày 15/03/2014 chưa có phán quyết của Tòa thì:

+ Trường hợp Doanh nghiệp biết chắc chắn sẽ bị phạt và có cơ sở để ước tính được tiền phạt (có thể tham vấn ý kiến luật sư), Doanh nghiệp cần lập dự phòng Nợ phải trả theo số ươc tính.

+ Trường hợp Doanh nghiệp không biết chắc chắn mình có bị phạt hay không và/ hoặc việc ước tính mức phạt là khó có thể ước tính, thì đây là khoản nợ tiềm tàng và Doanh nghiệp phải ghi trong Thuyết minh BCTC (Ví dụ: Công ty đang là bị đơn trong 1 vụ kiện về .... Tòa án TP. HCM đang thụ lý và dự định sẽ diễn ra vào tháng /2014...)

@ Tuy nhiên số tiền 50tr này không lớn, "để không phức tạp hóa vấn đề" theo mình khi nào nhận được quyết định của Tòa thì hạch toán vào chi phí tại thời điểm nhận quyết định.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

Năm 2013 doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, DN đã bị khởi kiện nhưng chưa xác định được mức phạt. Nam 2014 thì tòa phạt 50 trđ. Ngày 15/03/2014 thì DN phát hành BCTC
Sự kiện này xảy ra ảnh hưởng đến BCTC này như thế nào nếu tòa phạt vào ngày T2/2014 và T8/2014 thì ảnh hưởng BCTC ntn và phải sửa ntn
hiện nay khoản phạt do vi phạt do vi phạm hợp đồng có được tính vào chi phí tính thế TNDN k a?

Nhờ các a c giải đáp giúp e. Thanks

Theo quy định về Thuế TNDN hiện hành thì khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng không bị liệt kê vào các chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.

Nếu số tiền này là không trọng yếu: Hạch toán vào chi phí năm 2014.

Nếu số tiền này là trọng yếu

Nếu phát hiện sau ngày khóa sổ nhưng trước khi phát hành báo cáo tài chính (tháng 2/2014): Đây là sự kiện sau ngày khóa sổ cần điều chỉnh. Kế toán lập dự phòng phải trả cho khoản nợ này bằng bút toán: Nợ TK Chi phí/Có TK Dự phòng phải trả.

(@ amtich: Không trích trước được khoản nợ dự phòng phải trả về tiền phạt vì lúc đó chưa đủ điều kiện ghi nhận một khoản nợ phải trả (giá trị của khoản nợ được ước tính một cách đáng tin cậy), tại thời điểm khóa sổ nó mới là nợ tiềm tàng.

Nếu phát hiện vào tháng 8: Vận dụng cách xử lý như loại sai sót tự điều chỉnh: (Điều chỉnh số dư đầu năm, số liệu so sánh trên báo cáo năm 2014).

Bút toán điều chỉnh:

- Điều chỉnh số dư đầu năm:
Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối
Nợ TK Thuế TNDN phải nộp
Có TK Dự phòng phải trả

- Phản ánh nộp tiền phạt:
Nợ TK Dự phòng phải trả
Có TK Tiền
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

@Hien: Nếu là sai sót thì phải làm bút toán điều chỉnh như anh nói. Tuy nhiên, trong nội dung của chủ topic hỏi thì bạn này có ý nói là Tòa sẽ phán quyết vào tháng 8/2014 chứ không phải Tòa phán vào tháng 2/2014 nhưng đến tháng 8/2014 mới phát hiện là chưa ghi sổ, cho nên em nghĩ sẽ không có các bút toán điều chỉnh sai sót.

Trong trường hợp số tiền không trọng yếu, nhưng nếu có phán quyết của Tòa trước khi phát hành BCTC thì phải đưa vào Chi phí năm 2013, chứ không được đưa vào chi phí năm 2014. Nếu DN vẫn đưa vào năm 2014 thì đây là lỗi sai do cố ý rồi, cái này theo quy định trong Thông tư 20 năm 2006 cũng là phải điều chỉnh hồi tố.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

@Hien: Trong nội dung của chủ topic hỏi thì bạn này có ý nói là Tòa sẽ phán quyết vào tháng 8/2014 chứ không phải Tòa phán vào tháng 2/2014 nhưng đến tháng 8/2014 mới phát hiện là chưa ghi sổ đâu anh, cho nên em nghĩ sẽ không có các bút toán điều chỉnh sai sót.

Mình nói là áp dụng cách xử lý tương tự như đối với sai sót thôi chứ không phải là sai sót. Ngoài ra cũng có thể là công ty tiến hành điều chỉnh lại báo tài chính của năm 2013 theo các thông tin mới có được.

Các chuẩn mực kế toán hiện hành không có quy định về cách xử lý các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, nhưng chuẩn mực kiểm toán (ISA 560, VSA 560) yêu cầu kiểm toán viên cũng cần xem xét nếu công ty khách hàng có sửa báo cáo tài chính cũng như không sửa báo cáo tài chính (Theo ý hiểu của mình thì ngầm định là nếu sự kiện sau ngày phát hành báo cáo tài chính có ảnh hưởng trọng yếu thì cần sửa báo cáo tài chính).
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

Các chuẩn mực kế toán hiện hành không có quy định về cách xử lý các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Đúng như anh nói, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hạch toán các khoản như anh nêu ở trên.

Trong Chuẩn mực về Tài sản và Nợ tiềm tàng có đoạn ghi như sau: "26. Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổingoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy."

Em chưa hiểu cái đoạn bôi màu đỏ này, anh @Hien giải thích chỗ này giúp em với: Cái này hiểu là Kỳ kế toán mà DN có khả năng điều chỉnh hồi tố hay phải hiểu là Kỳ mà DN xác định được giá trị khoản nợ tiềm tàng 1 cách chắc chắn?
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

Đúng như anh nói, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hạch toán các khoản như anh nêu ở trên.

Trong Chuẩn mực về Tài sản và Nợ tiềm tàng có đoạn ghi như sau: "26. Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy."

Đoạn này của VAS 18 (IAS 37) nói về sự thay đổi của khả năng chắc chắn của sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai. Theo đó nếu trước đây một khoản nợ tiềm tàng được công bố trên BCTC nhưng sau đó khả có thể xảy ra (probable) khoản giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến một khoản nợ tiềm tàng thì cần ghi nhận khoản dự phòng phải trả vào kỳ mà có sự thay đổi, tức là kỳ mà khả năng có thể xảy ra đó chắc chắn hơn

Đây là ví dụ 10 trong IAS 37 (mình lười dịch nên copy - paste lại):

Example 10 A court case
After a wedding in 20X0, ten people died, possibly as a result of food poisoning from products sold by the entity. Legal proceedings are started seeking damages from the entity but it disputes liability. Up to the date of authorisation of the financial statements for the year to 31 December 20X0 for issue, the entity’s lawyers advise that it is probable that the entity will not be found liable. However, when the entity prepares the financial statements for the year to 31 December 20X1, its lawyers advise that, owing to developments in the case, it is probable that the entity will be found liable.
(a) At 31 December 20X0
Present obligation as a result of a past obligating event – On the basis of the evidence available when the financial statements were approved, there is no obligation as a result of past events.
Conclusion – No provision is recognised (see paragraphs 15 and 16). The matter is disclosed as a contingent liability unless the probability of any outflow is regarded as remote (paragraph 86).
(b) At 31 December 20X1
Present obligation as a result of a past obligating event – On the basis of the evidence available, there is a present obligation.
An outflow of resources embodying economic benefits in settlement – Probable.
Conclusion – A provision is recognised for the best estimate of the amount to settle the obligation (paragraphs 14–16).

Nếu vận dụng tương tự cho trường hợp xác định độ tin cậy của giá trị khoản nợ thì trong trường hợp của chủ Topic, nếu tòa phán quyết vào tháng 8/2014 thì khoản nợ phải trả được ghi nhận vào báo cáo của năm 2014! Nhưng khi đó không còn là khoản dự phòng phải trả nữa mà là khoản phải trả!
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Sai sót trong báo cáo tài chính

Như vậy bạn chủ topic đã có câu trả lời cho trường hợp bạn nêu rồi nhé.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA