So sánh xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ giữa TT219 và TT119 cũng như cách hạch toán

  • Thread starter An Tâm
  • Ngày gửi
A

An Tâm

Guest
19/9/14
0
2
3
30
Tp.HCM
ketoanantam.com
A. Thông tư 219/2013: Điểm 4 Điều 7 của TT219:
Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.(Không đề cập đến xuất thành phẩm hoặc hàng hóa cho bộ phận trong Công ty sử dụng, nhưng TT119 đã thêm điểm này, đọc TT119 phần bên dưới)

Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Giá tính thuế GTGT là 1.000.000 x 50 = 50.000.000 đồng.
Đơn vị A lập hoá đơn GTGT ghi giá tính thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT là 5.000.000 đồng. Đơn vị A được kê khai, khấu trừ thuế đối với hoá đơn xuất tiêu dùng nội bộ.

⇒ Theo TT 219 thì hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ (Lấy sản phẩm hoặc hàng hóa xuất cho bộ phận công ty sử dụng) thì xuất hóa đơn theo giá bán lẻ và tính thuế bình thường thì cách hạch toán (Theo TT244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán) như sau:

  • Nghiệp vụ 1: Doanh thu nội bộ
Nợ Chi phí (TK 627; 641;642); Nơ 142; Nợ 242 Hoặc Nợ 211
Có 512 (doanh thu tiêu dùng nội bộ)

  • Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán
Nơ 632 (Giá vốn hàng bán)
Có 155;156 (Thành phẩm, hàng hóa)

  • Nghiệp vụ 3: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Nợ 133 (Thuế GTGT đầu vào)
Có 33311 (Thuế VAT đầu ra)

B. Thông tư 119/2014: Căn cứ vào TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này.

Căn cứ vào TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 (Sửa đổi TT39 nhưng bổ sung cho TT219 về vấn đề xuất hóa đơn).
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại điểm b, c khoản 1 Điều 16 như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

⇒ Nhận xét về sửa đổi TT119 về TT219 và TT39 như sau:

  • Vậy căn cứ vào TT119/2014 sửa đổi T219 và TT39 thì đối với hàng hóa (Thành phẩm và hàng hóa) mà Cty xuất cho các bộ phận trong CÔNG TY SỬ DỤNG thì vẫn xuất hóa đơn nhưng KHÔNG TÍNH THUẾ GTGT THÔI (tức là dòng thuế xuất gạch chéo). Điều này sẽ phù hợp hơn so với thông tư 219 vì trước đây thì vẫn tính thuế GTGT và hạch toán Nợ 133 và Có 33311 thì vừa hạch toán đầu vào và vừa hạch toán đầu ra nên doanh nghiệp cũng không phải nộp thuế=> Dẫn đến bút toán này bị thừa.
  • Tuy nhiên, nếu không xuất hóa đơn nữa thì sẽ hay hơn vì xuất hóa đơn đã làm tăng thêm 1 công đoạn xuất và thêm 1 bút toán hạch toán doanh thu. Nhưng thông tư 119 vẫn yêu cầu xuất hóa đơn nhưng không tính thuế GTGT.
  • Vậy giá xuất hóa đơn trong trường hợp này là theo giá bán thị trường hay theo giá vốn?. Theo quan điểm của mình là xuất theo giá vốn (Xuất theo giá vốn thì nó phù hợp về cách hạch toán đúng theo TT244). Mặt khác, xuất theo giá vốn vì không tính thuế GTGT nên xuất theo giá nào thì cũng chỉ được tính vào chi phí bằng giá vốn (Nếu chúng ta xuất theo giá bán thị trường thì doanh thu tiêu dùng nội bộ đã bằng với chi phí của bộ phận, trừ trường hợp không đưa thẳng vào chi phí bộ phận mà đưa qua 211 hoặc 142;242 thì lúc này phát sinh 1 khoản lãi ảo nhưng nếu xét về mặt tổng thể thì không đổi). Cụ thể cách hạch toán theo TT244/2009 và theo TT119/2014 mới như sau:
Khi xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ (Tức là xuất hàng hóa và thành phẩm) cho bộ phận công ty sử dụng thì xuất hóa đơn theo giá vốn và DÒNG THUẾ SUẤT GẠCH CHÉO. Kế toán dựa vào hóa đơn này hạch toán 2 nghiệp vụ sau:

  • Nghiệp vụ 1: Doanh thu tiêu dùng nội bộ
Nợ Chi phí (627;641;642);Hoặc 142; Hoặc 242; Hoặc 211: Ghi giá trên hóa đơn tài chính=Giá vốn hàng bán
Có 512 (Doanh thu tiêu dùng nội bộ): Ghi giá trên hóa đơn tài chính=Giá vốn hàng bán

  • Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán
Nợ 632: Giá vốn hàng bán: Theo giá vốn
Có 155 (Thành phẩm);156 (Hàng hóa): Theo giá vốn

  • Nghiệp vụ 3: Không có
 
  • Like
Reactions: amtich
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Về bản chất nghiệp vụ tiêu dùng nội bộ không tạo ra doanh thu.

Chế độ kế toán DN Việt Nam thuộc loại liên kết khá chặt chẽ với thuế. (Các dạng quan hệ giữa kế toán và thuế xem trong hình dưới)
2014bd188957-6897-4024-b866-e64d0a8acb7b.png


Các quy định trong chế độ kế toán Việt Nam từ trước đến nay gắn chặt với các quy định của thuế nên có nhiều quy định mâu thuẫn với thông lệ kế toán chung (chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán VN là Việt hóa chuẩn mực quốc tế). Do đó các quy định của thuế đã thay đổi thì không nên bám vào các quy định cũ của kế toán làm chi cho mệt:)

Thông tư 119 không quy định phải tính thuế GTGT hàng tiêu dùng nội bộ, cũng không phải tính thuế TNDN đối với hàng tiêu dùng nội bộ. Vậy thì hạch toán doanh thu nội bộ làm gì cho nhọc xác đây: Vừa phức tạp khi hạch toán, vừa phức tạp khi quyết toán thuế TNDN.

Về bản chất kế toán thì không phải cứ xuất hóa đơn là tính doanh thu kế toán. Kể cả các quy định của thuế TNDN hiện hành trong một số trường hợp doanh thu không nhất thiết phù hợp với số tiền trên hóa đơn (cho thuê tài sản trả trước/sau,...). Cách hạch toán đơn giản nhất với trường hợp tiêu dùng nội bộ là: Nợ TK Chi phí/Có TK Hàng tồn kho.
 
  • Like
Reactions: An Tâm
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Mình cũng đồng ý với quan điểm hạch toán này, đối với giá trên HĐ thì xuất theo giá vốn theo qui định TT244 (ngoài ra do Thuế đã bỏ qui định xuất theo giá thị trường).
@Hien: Em xem trong QĐ 15 thì hàng KM vẫn phải có bút toán hạch toán doanh thu nội bộ, mặc dù từ trước đến nay hoạt động này không phát sinh doanh thu tính thuế TNDN. Nên em nghĩ hiện nay tiêu dùng nội bộ vẫn cần bút toán này cho đúng qui định, mặc dù em cũng thấy nó không có ý nghĩa mấy. Và thực tế khá nhiều DN áp dụng hạch toán thẳng Nợ TK CP/Có TK Hàng tồn kho
 
  • Like
Reactions: An Tâm
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
@amtich : Không nên quá máy móc khi áp dụng chế độ kế toán. Một số quy định trong chế độ kế toán không hợp lý. Những cái không hợp lý thì tự nó sẽ bị cuộc sống đào thải thôi (các doanh nghiệp không áp dụng).

Cái khổ ở Việt Nam là tư duy ôm đồm của Nhà nước đối với kế toán và tư duy chờ đợi hướng dẫn hạch toán chi tiết đến từng tài khoản... của người làm kế toán.
 
  • Like
Reactions: An Tâm
A

An Tâm

Guest
19/9/14
0
2
3
30
Tp.HCM
ketoanantam.com
Về bản chất nghiệp vụ tiêu dùng nội bộ không tạo ra doanh thu.

Chế độ kế toán DN Việt Nam thuộc loại liên kết khá chặt chẽ với thuế. (Các dạng quan hệ giữa kế toán và thuế xem trong hình dưới)
2014bd188957-6897-4024-b866-e64d0a8acb7b.png


Các quy định trong chế độ kế toán Việt Nam từ trước đến nay gắn chặt với các quy định của thuế nên có nhiều quy định mâu thuẫn với thông lệ kế toán chung (chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán VN là Việt hóa chuẩn mực quốc tế). Do đó các quy định của thuế đã thay đổi thì không nên bám vào các quy định cũ của kế toán làm chi cho mệt:)

Thông tư 119 không quy định phải tính thuế GTGT hàng tiêu dùng nội bộ, cũng không phải tính thuế TNDN đối với hàng tiêu dùng nội bộ. Vậy thì hạch toán doanh thu nội bộ làm gì cho nhọc xác đây: Vừa phức tạp khi hạch toán, vừa phức tạp khi quyết toán thuế TNDN.

Về bản chất kế toán thì không phải cứ xuất hóa đơn là tính doanh thu kế toán. Kể cả các quy định của thuế TNDN hiện hành trong một số trường hợp doanh thu không nhất thiết phù hợp với số tiền trên hóa đơn (cho thuê tài sản trả trước/sau,...). Cách hạch toán đơn giản nhất với trường hợp tiêu dùng nội bộ là: Nợ TK Chi phí/Có TK Hàng tồn kho.

Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn! Mình sẽ tham khảo thêm. Nice day nhé! :)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA