lãi tiền vay để xây xựng TSCĐ có được hoá vốn (nhập vào nguyên giá)?

  • Thread starter copevotam
  • Ngày gửi
copevotam

copevotam

sự học như biển cả mênh mông
22/6/11
207
4
18
35
cần thơ
cho em hỏi là cty e vay tiền để xây dựng nhà xưởng, vậy lãi vay phát sinh trong quá trình xây dựng có đc tính vào nguyên giá ko ạh? và cách tính nguyên giá như thế nào ạh? e cảm ơn nhiều lắm!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
THeo CMKT số 16 thì điều kiện vốn hóa lãi vay là thời gian xây dựng trên 12 tháng, lúc đó hạch toán lãi vay vào TK 241 thôi. Bạn xem đủ đk thì áp dụng.
 
  • Like
Reactions: copevotam
copevotam

copevotam

sự học như biển cả mênh mông
22/6/11
207
4
18
35
cần thơ
còn cách tính nguyên giá để khấu hao tài sản thì sao ah?
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Nguyên giá thì gồm chi phí xây dựng + chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng thôi.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
cho em hỏi là cty e vay tiền để xây dựng nhà xưởng, vậy lãi vay phát sinh trong quá trình xây dựng có đc tính vào nguyên giá ko ạh? và cách tính nguyên giá như thế nào ạh? e cảm ơn nhiều lắm!

Lãi tiền vay có: - vay để SX - KD ( kể cả làm nhà xưởng mà không có KH ĐT ) HT vào TK 635.
- Vay cho dự án ĐT - XD phù hợp với chuẩn mực 16 thì được vốn hóa.
Bạn xác định lại khoản vay này nằm ở đâu để HT cho phù hợp.
 
S

suzy.lee

Guest
5/11/14
77
9
8
33
@HO Anh Hue A/C cho em hỏi ké với ạ.
Bên e vay để mua TSCĐ thời hạn vay 5 năm thì Chi phí lãi vay được tính hết vào nguyên giá TSCĐ không hay CP lãi vay tính vào nguyên giá tới thời điểm được TSCĐ vào sử dụng, còn CP lãi sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính hết vào CP hoạt động tài chính.
Em thật sự còn lùng bùng cái vụ Chuẩn mực số 16 này lắm :(
 
nguyenduy2702

nguyenduy2702

Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu...
@HO Anh Hue A/C cho em hỏi ké với ạ.
Bên e vay để mua TSCĐ thời hạn vay 5 năm thì Chi phí lãi vay được tính hết vào nguyên giá TSCĐ không hay CP lãi vay tính vào nguyên giá tới thời điểm được TSCĐ vào sử dụng, còn CP lãi sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính hết vào CP hoạt động tài chính.
Em thật sự còn lùng bùng cái vụ Chuẩn mực số 16 này lắm :(

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

Mình không thấy nhắc tới việc mua TSCD bạn à, đưa hết vào 635 nha bạn!
 
  • Like
Reactions: suzy.lee
S

suzy.lee

Guest
5/11/14
77
9
8
33
@nguyenduy2702 : nhưng mà a ơi theo TT 45 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính
"Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác"
Như vậy thì giải quyết sao ạ..
 
nguyenduy2702

nguyenduy2702

Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu...
@nguyenduy2702 : nhưng mà a ơi theo TT 45 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính
"Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác"
Như vậy thì giải quyết sao ạ..

Nãy chưa đọc kỹ câu hỏi của bạn, theo ý kiến của mình là như sau:

Việc mua sắm tài sản cố định là thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư 45 và không nằm trong khuôn khổ áp dụng của chuẩn mực kế toán số 16. VAS 16 chỉ nói vốn hóa trong trường hợp đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang.

Trong trường hợp của bạn thì cứ làm theo TT 45 đã hướng dẫn, CP lãi vay tính vào nguyên giá tới thời điểm TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, còn CP lãi sau sau này được đưa vào CP hoạt động tài chính.

Trạng thái sẵn sàng sử dụng theo mình là tài sản đó có thể sử dụng ngay được rồi nhưng vì lý do nào đó mà mấy tháng sau mới chính thức đưa vào sử dụng, sản xuất thì CP lãi vay được cộng vào nguyên giá không bao gồm mấy tháng TSCD nằm im nha!
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
@HO Anh Hue A/C cho em hỏi ké với ạ.
Bên e vay để mua TSCĐ thời hạn vay 5 năm thì Chi phí lãi vay được tính hết vào nguyên giá TSCĐ không hay CP lãi vay tính vào nguyên giá tới thời điểm được TSCĐ vào sử dụng, còn CP lãi sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính hết vào CP hoạt động tài chính.
Em thật sự còn lùng bùng cái vụ Chuẩn mực số 16 này lắm :(

Theo mình: Nếu DN bạn có lập dự án ĐT mua sắm TSCĐ dự án này được ngân hàng kiễm tra chấp nhận cho vay trung hạn. trong dự án ĐT có phương án chi phí và giá thành, phương án trả nợ NH ( .. thời gian trả gốc, trả lãi .... ) thì toàn bộ lãi vay tính trong dự án được vốn hóa ( nếu đến thời điễm TS hoàn thành đưa vào sử dụng mà có lãi vay chưa phát sinh thì phần lãi vay chưa phát sinh vốn hóa qua TK 335 )
 
S

suzy.lee

Guest
5/11/14
77
9
8
33
Cảm ơn ý kiến của 2 A/C @nguyenduy2702 vs @HO Anh Hue .
Em xin đưa ra trường hợp cụ thể, e hạch toán lun rùi nhờ a/c coi dùm e.
+ Giá mua trên HĐồng: 110.500$
+ Vay NH: 1.850.000.000 thời gian vay là 5 năm, ân hạn nợ gốc 1 năm, kỳ trả lãi đầu tiên 16/11/2012.
+ ngày 16/10/2012: Giải ngân lần 1:
N1121/C341: 940.000.000
+ Ngày 16/10: Mua 66.300 USD; Tỷ giá: 21.265đ/$
N1122/C1121
- Chuyển tiền thanh toán cho KH: N331/C1122: 66.300*21.265
+Trả lãi vay hàng tháng từ tháng 11+12/2012 đến tháng 4/2013
N2411/C1121: 8.000.000 * 6 tháng
+ 20/5: Giải ngân lần 2: 910.000.000
Mua USD và chuyển T.Toán cho khách hàng: 44.200$ (TG: 21.500đ/USD)
+ Ngày 30/5/2013: TSCĐ về tới đơn vị :
- N211: Giá tạm tính
C2411: 8.000.000 * 6 tháng
C311: (66.300*21.165+ 44.200*21.500)
- Thuế NK: N2411/C3333
- Thuế GTGT hàng NK: N1332/C33312
+ Ngày 20/7/2015: Ghi tăng NG TSCĐ
N211/C2411: CP lãi vay tháng 6+7
+ CP lãi vay từ đây về sau sẽ hạch toán vào 635 vì:
Theo TT 45: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định.
Chuẩn mực KT số 16:
Thời điểm bắt đầu vốn hoá
13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.

Như vậy có hợp lí không ạ..,
 
nguyenduy2702

nguyenduy2702

Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu...
Cảm ơn ý kiến của 2 A/C @nguyenduy2702 vs @HO Anh Hue .
Như vậy có hợp lí không ạ..,

Mình đồng ý với cách làm của bạn @suzy.lee :)

Theo mình: Nếu DN bạn có lập dự án ĐT mua sắm TSCĐ dự án này được ngân hàng kiễm tra chấp nhận cho vay trung hạn. trong dự án ĐT có phương án chi phí và giá thành, phương án trả nợ NH ( .. thời gian trả gốc, trả lãi .... ) thì toàn bộ lãi vay tính trong dự án được vốn hóa ( nếu đến thời điễm TS hoàn thành đưa vào sử dụng mà có lãi vay chưa phát sinh thì phần lãi vay chưa phát sinh vốn hóa qua TK 335 )

Không biết ý anh có phải là toàn bộ số lãi trong 5 năm đều được vốn hóa và số lãi từ tháng 8 trở đi anh vốn hóa qua TK 335???

Anh có thể nói rõ anh căn cứ vào đâu để viết vậy và nếu hạch toán vào 335 thì anh sẽ hạch toán và xử lý như thế nào được không?
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Mình đồng ý với cách làm của bạn @suzy.lee :)
Không biết ý anh có phải là toàn bộ số lãi trong 5 năm đều được vốn hóa và số lãi từ tháng 8 trở đi anh vốn hóa qua TK 335???
Anh có thể nói rõ anh căn cứ vào đâu để viết vậy và nếu hạch toán vào 335 thì anh sẽ hạch toán và xử lý như thế nào được không?

Đúng thế: toàn bộ lãi theo kế hoạch phải trả cho số tiền vay ĐT được vốn hóa. Bạn xem lại nội dung HT TK 335.
 
nguyenduy2702

nguyenduy2702

Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu...
Đúng thế: toàn bộ lãi theo kế hoạch phải trả cho số tiền vay ĐT được vốn hóa. Bạn xem lại nội dung HT TK 335.

Thật sự ngồi đọc đi đọc lại nội dung hạch toán tài khoản 335 theo Quyết định 15 và tìm trên mạng rồi nhưng vẫn không thấy căn cứ nào nói rằng "toàn bộ lãi theo kế hoạch phải trả cho số tiền vay ĐT được vốn hóa".

Anh vui lòng trích dẫn văn bản hay căn cứ nào để anh nói như trên, do tôi đã đọc đi đọc lại cách HT TK 335 mà không thấy!!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Chỉ vốn hóa lãi vay vào nguyên giá TSCĐ trong quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm khi thời gian xây dựng, mua sắm đủ dài (theo VAS 16 là trên 12 tháng). Việc vốn hóa sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
 
  • Like
Reactions: lapbitas
S

suzy.lee

Guest
5/11/14
77
9
8
33
Đúng thế: toàn bộ lãi theo kế hoạch phải trả cho số tiền vay ĐT được vốn hóa. Bạn xem lại nội dung HT TK 335.
Nếu vốn hóa từ Tháng 8 vào 335 thì định khoản sao ạ. Em làm mà nó k ra ạ.

Chỉ vốn hóa lãi vay vào nguyên giá TSCĐ trong quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm khi thời gian xây dựng, mua sắm đủ dài (theo VAS 16 là trên 12 tháng). Việc vốn hóa sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
Nếu thời gian mua sắm tài sản không đủ dài (trên 12 tháng) thì chi phí lãi vay k được vốn hóa hả chị. Vậy CP đó phải bỏ vào đâu chị :(:(

Các anh chị vào cho e thêm ý kiến đi ạ.!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nếu vốn hóa từ Tháng 8 vào 335 thì định khoản sao ạ. Em làm mà nó k ra ạ.


Nếu thời gian mua sắm tài sản không đủ dài (trên 12 tháng) thì chi phí lãi vay k được vốn hóa hả chị. Vậy CP đó phải bỏ vào đâu chị :(:(

Các anh chị vào cho e thêm ý kiến đi ạ.!
Chuẩn mực quốc tế chỉ quy định thời gian vốn để hóa phải dài - a substantial period of time (không quy định là bao nhiêu, việc lựa chọn là doanh nghiệp, tất nhiên trên 12 tháng là dài rồi), nhưng VAS quy định cụ thể thời gian dài là trên 12 tháng. Do đó nếu trường hợp đầu tư tài sản mà thời gian sản xuất hoặc xây dựng không quá 12 tháng thì vẫn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí này thôi.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Thật sự ngồi đọc đi đọc lại nội dung hạch toán tài khoản 335 theo Quyết định 15 và tìm trên mạng rồi nhưng vẫn không thấy căn cứ nào nói rằng "toàn bộ lãi theo kế hoạch phải trả cho số tiền vay ĐT được vốn hóa".
Anh vui lòng trích dẫn văn bản hay căn cứ nào để anh nói như trên, do tôi đã đọc đi đọc lại cách HT TK 335 mà không thấy!!

Bạn xem TK 335 .... Những khoản CP thực tế chưa PS nhưng được tính trước vào chi phí SX - KD kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí ....
Phương pháp HT: .......
7 - Trích trước CP lãi vay trong trường hợp vay trã lãi sau
............
Nợ : 241 ( lãi vay tính vào giá trị TS ĐT - XD )
có: 335 chi phí lãi vay
Chú ý: chúng mình chỉ bàn đến lãi vay ( riêng trung, dài hạn ) có dự án ĐT, có kế hoạch trả gốc, lãi, chi phí và giá thành SP được NH chấp nhận ( trong KH chi phí đã tính chi phí lãi vay vào GT SP sau khi đưa TS vào SX - KD )
Thưc ra vấn đề này đã được trao đỗi khá nhiều, nhiều bạn cho là trái với chuẩn mực 16 đưa lãi vay phải trả sau khi TS đưa vào SD HT TK: 635 thì trái với nội dung Phù hợp của chuẩn mực 01. Bạn tham khảo thêm.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA